Là điều kiện cần để Việt Nam thực hiện tốt luật chơi chung trên con

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế xã hội (Trang 36 - 74)

1.3. Vai trò của bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa

1.3.7. Là điều kiện cần để Việt Nam thực hiện tốt luật chơi chung trên con

đường hội nhập Kinh tế Quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia kí kết 5 điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả bao gồm: Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật; Công ước Geneva 1952 là Cơng ước tồn cầu về quyền tác giả; Công ước Rome 1961 về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và các tổ chức phát thanh, truyền hình; Cơng ước Brussel liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh và đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 07/11/2006. Việc gia nhập vào các công ước quốc tế về bảo vệ quyền tác giả có nhiều ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trước tiên là tạo môi trường lành mạnh cho sáng tạo. Thứ hai là những tác phẩm do người Việt Nam sáng tạo cũng được bảo vệ tại nước ngoài. Điểm lợi thứ ba là các nhà xuất bản sẽ phải nghiên cứu kỹ hơn, cân nhắc chi phí và hiệu quả để quyết định việc mua quyền xuất bản của tác phẩm nước ngồi vì muốn dịch sang tiếng Việt các tác

phẩm này để xuất bản ở Việt Nam thì phải hỏi ý kiến và trả phí sử dụng cho người giữ bản quyền tác phẩm, giúp độc giả được thưởng thức những tác phẩm có chất lượng cao hơn. Tuy vậy, về phía Việt Nam, việc ký kết các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền tác giả cũng mang lại nhiều thiệt hại về cả kinh tế lẫn văn hóa do nạn sao chép lậu cịn diễn ra tràn lan, hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu xót và sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn còn là vấn đề tương đối mới mẻ.

Số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng tăng lên, nhiều cơng trình có tính thực tiễn cao và được công nhận trên phạm vi quốc tế. Vấn đề bảo vệ quyền tác giả ngày càng trở nên cần thiết không chỉ trong phạm vi của mỗi trường đại học mà là phạm vi quốc gia. Nếu như hoạt động bảo vệ quyền tác giả bị bỏ ngỏ ngay từ trong môi trường đại học thì có thể đưa Việt Nam đến các vụ kiện tụng, tranh chấp khoa học trên phạm vi quốc tế, gây tổn hại đến vị thế và uy tín của đất nước.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA

SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trƣờng đại học ngành Kinh tế - Xã hội

Đối với mỗi sinh viên, việc học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học là những nhiệm vụ hàng đầu trong “quãng đời đại học” của mình. Đối với một cơ sở đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học cũng là những nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ nét nhất chất lượng hoạt động của đơn vị.

Hàng năm, có rất nhiều đề tài của sinh viên được hoàn thiện, từ các đề tài nhỏ như tiểu luận, báo cáo thực tập giữa khóa, đến những đề tài lớn hơn như khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp, các đề tài tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp bộ. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng bám sát thời sự cuộc sống hơn như các vấn đề về mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm, giải pháp cho vấn đề ùn tắc giao thông, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, các vấn đề về luật pháp…Và đã có nhiều đề tài ứng dụng hiệu quả vào thực tế cuộc sống.

Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại các trường đại học ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đồng thời có những thay đổi tích cực về cả chất và lượng. Có thể nhận thấy rằng: chất lượng khóa luận tốt nghiệp và thu hoạch thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngày càng được nâng cao, số lượng đề tài sinh viên đăng ký tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp ngày càng nhiều. Có nhiều đề tài đạt chất lượng cao được các doanh nghiệp đặt hàng ngay khi còn đang trong thời gian hoàn thiện và nhiều đề tài đạt giải thưởng trong cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ.

Tuy nhiên bên cạnh những dầu hiệu tích cực trên, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế như:

Thứ nhất, vấn đề về tiểu luận của sinh viên: Tiểu luận được coi là bước chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp sau này. Sinh viên thực hiện tiểu luận ngay từ năm thứ nhất đối với các một đặc thù như các môn thuộc khoa Lý luận chính trị. Thực tiễn cho thấy, sinh viên năm nhất khơng có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học và gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc thực hiện tiểu luận từ nội hình thức trình bày đến nội dung. Với những bỡ ngỡ ban đầu, cũng với việc không hứng thú với các mơn học đại cương và mang tính trừu tượng dẫn đến việc sinh viên thực hiện đề tài một cách chống đối, tìm tiểu luận trên mạng, mua tiểu luận từ các quán photocopy, hay tiểu luận đơn giản chỉ là việc chép lại nội dung từ giáo trình là việc làm rất phổ biến.…Nhiều lớp trên 150 học sinh thì giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn và đánh giá chất lượng tiểu luận.

Theo số liệu thống kê từ các sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại Thương Hà Nội, học kì một vừa qua, có trên 50% sinh viên năm thứ nhất phải viết lại tiểu luận mơn Những ngun lí cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin với các lí do tiểu luận sơ sài, sai nội dung, nhiều tiểu luận giống nhau…6 Thậm chí có lớp 100% sinh viên phải viết lại tiểu luận. Tiểu luận được viết lại trong thời gian đã kế cận kì thi cuối kì, cho nên chất lượng của tiểu luận làm lại cũng không được cải thiện là bao. Điều này vừa gây mất thời gian, công sức cho cả giáo viên và sinh viên, đổng thời, giáo viên khơng đạt được mục đích để sinh viên thực hiện một nghiên cứu khoa học nhỏ trong mỗi đề tài.

Thứ hai, đối với khóa luận tốt nghiệp của sinh viên năm cuối, hàng năm, các trường đại học có hàng ngàn khóa luận tốt nghiệp được hồn thiện, tuy nhiên, chất lượng của các đề tài không cao, số lượng đề tài được ứng dụng

6

trong thực tế cịn rất thấp, thậm chí vơ cùng hiếm hoi. Nhiều sinh viên chỉ coi khóa luận tốt nghiệp là điều kiện để ra trường và khơng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, cũng với việc thiếu kỹ năng trong nghiên cứu khoa học và kỹ năng viết dẫn đến chất lượng của cơng trình khơng cao. Cịn có một thực trạng, sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp chỉ bằng việc sao chép mà vẫn được cho qua. Thực tế khác cho thấy, nhiều sinh viên khơng muốn làm khóa luận tốt nghiệp vì cho rằng làm khóa luận tốt nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian, cơng sức, tiền của mà những gì thu lại khơng được như mong muốn, hay dù có 10 điểm khóa luận tốt nghiệp cũng không thể đổi từ bằng khá lên giỏi, vậy nên thi tốt nghiệp sẽ tốt hơn.

Thứ ba, quá trình thực tập và kiên tập giữa khóa sẽ giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa chương trình đào tạo và thực tiễn làm việc. Tuy nhiên, giữa báo cáo thực tập giữa khóa và thu hoạch thực tập tốt nghiệp chưa có sự thống nhất về hình thức trình bày. Chẳng hạn, hiện nay, báo cáo thực tập giữa khóa thì hình thức trình bày là phân theo các mục lớn I – II – III rồi đến các mục nhỏ 1, 2, 3; cịn với thu hoạch thực tập tốt nghiệp thì lại chia theo chương 1 – 2 – 3 rồi đến các mục lớn I – II – III, mục nhỏ 1, 2, 3. Trong khi đó, sinh viên chỉ có thể tham khảo được khóa luận tốt nghiệp qua thư viện phịng đọc nội sinh, còn các báo cáo thực tập và thu hoạch thực tập tốt nghiệp thì khơng tham khảo được do nhiều lí do chủ quan (sinh viên cịn thụ động trong việc liên hệ với Bộ môn nghiệp vụ hoặc không biết nơi để mượn) lẫn khách quan (Bộ mơn nghiệp vụ chưa có cơ chế rõ ràng trong việc cho sinh viên tham khảo các báo cáo trước đây). Vì vậy cả sinh viên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện và giáo viên hướng dẫn mất nhiều thời gian đề giải thích để tránh sự nhầm lẫn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp không mặn mà với sinh viên thực tập, sinh viên đến thực tập không được làm đúng việc hay chuyên ngành của mình được đào tạo. Hay vấn đề là ở chính các sinh viên khơng chăm chỉ và khơng chủ động tìm kiếm cơng việc ở cơng ty phù hợp với mình, thái độ thiếu

quyết tâm đối với công việc, hơn nữa thời gian thực tập cũng là thời gian để doanh nghiệp đào tào các nhân viên tập sự nhưng khơng gì đảm bảo là các sinh viên sẽ quay trở lại làm việc sau khi hết khóa thực tập khiến nhiều doanh nghiệp e ngại giao việc cho sinh viên. Vì vậy, tình trạng sinh viên trải qua thời gian thực tập mà không thu lại kết quả gì và báo cáo thực tập sơ sài hay bị sao chép là việc dễ hiểu. Hơn nữa, có nhiều thiệt thịi với những sinh viên thực tập một cách nghiêm túc, khi hoàn thành báo cáo thực tập nhưng khơng được doanh nghiệp đóng dấu do báo cáo mang nhiều số liệu nội bộ mà doanh nghiệp khơng muốn để lộ ra ngồi, hoặc báo cáo không được điểm cao do lỗi diễn đạt, hay vấn đề quá mới mà giáo viên ít gặp qua…7

Thứ tư, tham gia các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm chính là cơ hội tốt để sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết cho việc học tập tại trường đại học, như kỹ năng sắp xếp, phần loại, chọn lọc thông tin, kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng thống kê, phân tích,…Ngồi ra sinh viên có thể tự rèn luyện cách thức tiếp cận và trình bày một vấn đề khoa học; điều này giúp cho sinh viên có khả năng trình bày các bài tiểu luận, báo cáo thực tập giữa khóa, thu hoạch thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp với chất lượng và hiệu quả cao. Giúp cho sinh viên thành cơng trong việc trình bày và thể hiện ý tưởng của mình trong cơng việc sau này cũng như tham gia vào những khóa học cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Sinh viên vẫn còn thờ ơ hoặc chưa thực sự dành nhiều tâm huyết cho hoạt động nghiên cứu khoa học xuất phát từ việc chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học.

7 Nguyễn Thúy Phương, 2011, Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn trong hướng

dẫn sinh viên tham gia kiên tập và thực tập tốt nghiệp, Kỷ yếu hội nghị Khoa học sinh sinh viên năm 2011, trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, trang 211

Theo số liệu tổng hợp của cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam, năm 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo đã nhận được 389 cơng trình từ hàng chục nghìn cơng trình Nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 93 trường đại học, học viện trong cả nước gửi tham dự. Hiện có hơn 2,2 triệu sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, nhưng số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cịn q ít, chất lượng nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cịn hạn chế. Trong năm vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo xét chọn và khen thưởng 305 cơng trình nghiên cứu khoa học do 716 sinh viên thực hiện, trong đó có 15 giải nhất, 27 giải nhì, 130 giải ba và 133 giải khuyến khích. Như vậy số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đạt kết quả chiếm chưa đầy 0,04% số lượng sinh viên đang được đào tạo. Con số này quả đáng báo động về công tác dạy học và hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở trường đại học trong khi các trường đại học đang tiến tới mơ hình trường đại học nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội.8

Theo số liệu từ trường Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học trường đại học Ngoại thương Hà nội, số lượng đề cương được duyệt tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2012 là 60 đề tài9, cao hơn so với các năm khác. Số lượng sinh viên tham gia là 185 sinh viên, chiếm khoảng 2 % tổng số sinh viên đại học, cao đẳng đang theo học tại trường.

Số liệu từ báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Thương mại cho biết tỉ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học hàng năm của trường xấp xỉ 1,2%.10

Những con số này cho thấy, tỉ lệ sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học cịn thấp và chưa xứng tầm với quy mơ đào tạo của nhà trường.

8

Nguồn số liệu: Bộ Giáo dục và Đà tạo

9

Nguồn số liệu: Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại thương Hà Nội

10

Cuộc điều tra do Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học đại học Ngoại thương Hà Nội tiến hành điều tra với các sinh viên trong trường vừa qua cho thấy, có 35,75% sinh viên năm thứ 3 được hỏi không tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học do khơng thấy có hứng thú với hoạt động này. Trong tổng số sinh viên từ năm thứ nhất đến năm cuối được hỏi, có gần 30% khơng tham gia vì khơng có thời gian và 25, 95% khơng có hứng thú với hoạt động nghiên cứu khoa học; có 9,74% khơng tham gia vì thấy hoạt động này khơng mang lại lợi ích cho bản thân và có gần 35% sinh viên muốn tham gia nhưng gặp nhiều trở ngại trong quá trình nghiên cứu nên khơng hồn thiện đề tài được. Thậm chí, có 17,5% sinh viên được hỏi chắc chắn không thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.11

Bảng 2.1: Tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học Ngoại Thương cơ sở 1 và 2 năm học từ năm 2010 và năm 2011

Năm 2010 2011 Số đề tài đăng kí 203 227 Số đề cƣơng nộp 203 200 Số đề tài thực nộp 84 54 Tỉ lệ số đề tài thực nộp/ đăng kí 41,37% 23,78% Số đề tài đạt giải cấp trƣờng 19 26

Số đề tài đạt giải cấp trƣờng/ số đề tài thực nộp 22,62% 48,15%

Nguồn: Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học

Ngoại Thương Hà Nội

Nhận xét: Qua bảng 1 chúng ta nhận thấy rằng, số lượng đề tài đăng ký

tham gia, số lượng đề cương nộp để duyệt và số lượng đề tài thực nộp có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2010, số lượng đề tài thực nộp chỉ chiếm 41,37 % số lượng đề tài đăng kí, đến năm 2011 tỉ lệ này là 23,78 % giảm so với năm

11

Nguồn số liệu: Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

trước là 17,59%. Số liệu này cho thấy, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Theo ý kiến của Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Ánh về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học Ngoại Thương thì sinh viên đại học Ngoại Thương khá tự tin, có ý tưởng, nhiều sinh viên có khả năng ngoại ngữ tốt nhưng hầu hết đều thiếu tư duy logic và khả năng viết. Ngoài ra, sinh viên còn gặp nhiều trở ngại khác như khơng có đủ tài liệu,

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế xã hội (Trang 36 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)