3.2. Giải pháp cụ thể trong các trường đại học Kinh tế – Xã hội
3.2.3. Tăng cường số lượng sách trong thư viện nhằm đẩy mạnh vai trò
thư viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Thực tế cho thấy, số lượng sách tham khảo đặc biệt là giáo trình của nhiều trường đại học không đủ đáp ứng nhu cầu mượn và đọc của số lượng lớn sinh viên trong nhà trường. Vì thế mà nhiều thư viện chưa hoạt động được như đúng chức năng “trái tim của nhà trường” như vẫn thường thấy.
Các trường đại học cần quan tâm, đầu tư chăm lo đến quy mô và chất lượng của thư viện hơn nữa. Tăng cường số lượng sách trong thư viện bằng cách đầu tư nguồn quy cho hoạt động của thư viện; vận động các tổ chức xã hội, các cựu sinh viên quyên góp, ủng hộ sách cho sinh viên đang học tại trường.
Song song với hoạt động mở rộng quy mô của thư viên, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu tham khảo, các học liệu cho sinh viên cũng cần được quan tâm. Cần tránh tình trạng, nhiều sinh viên từ khi nhập học đến chưa tốt nghiệp chưa đến thư viện nhà trường bao giờ do cho rằng thư viện nhà trường là nơi nhàm chán và không đáp ứng được nhu cầu đọc sách của mình. Mỗi trường đại học cần xây dựng thư viện trở thành một nơi cung cấp tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu của sinh viên cũng như các giảng viên trong nhà trường.
Một ví dụ tại trường đại học FPT, đầu mỗi học kì, thư viện nhà trường cho tồn bộ sinh viên trong trường mượn giáo trình và tài liệu học tập và sau khi kết thúc mơn học đó, sinh viên bảo quản sách nguyên vẹn trả về thư viện. Như vậy giáo trình được sinh viên dùng từ năm này qua năm khác. Vì vậy, tồn bộ sinh viên được dùng sách thật do nhà trường cung cấp.
Tuy nhiên, hoạt động của thư viện như trên cần một khoản đầu tư lớn và FPT là cơ sở đào tạo ngồi cơng lập, sinh viên phải đóng chi phí dịch vụ đào tạo cao hơn các trường công lập khác. Mặt khác, công nghệ không ngừng được đổi mới cũng như kiến thức ngày một tăng lên, do vậy giáo trình khơng thể sử dụng lại quá nhiều năm nên các trường công lập cũng sẽ gặp nhiều vấn đề tài chính khi đầu tư một lượng sách lớn qua từng giai đoạn sửa đổi, bổ sung và tái bản sách.
Vì thế cần phải có nhiều giải pháp thực sự hiệu quả và có tính thực tiễn cao, tìm các nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nhà trường.