5 Kết cấu nội dung
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu niêm yết tại Sở
1.3.1 Các nhân tố ngoại sinh
1.3.1.1Mơi trường xã hội
Mơi trường xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, giáo dục, pháp luật… Con người là nhân tố trung tâm tham gia và chi phối mọi hoạt động của môi trường này.
Xét tổng thể, môi trường xã hội ảnh hưởng tới hệ tư tưởng của một nước và góp phần hình thành thái độ sống cũng như nhân cách của các cá nhân tham gia và qua đó ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế.
Tùy theo từng khía cạnh, mơi trường xã hội sẽ ảnh hưởng tới TSSL của các CPNY theo các hướng khác nhau. Ví dụ như một quốc gia đang trong thời gian diễn ra mạnh mẽ sự chuyển giao quyền lực lãnh đạo tại các công ty liên quan đến độ tuổi hưu trí có thể ảnh hưởng đến TSSL của CPNY của các công ty này theo hướng tốt hoặc xấu theo xét đốn của nhà đầu tư. Một quốc gia có tình trạng tham nhũng, quan liêu phổ biến khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của các công ty và hạn chế dịng vốn đầu tư vào CPNY. Điều này có khả năng làm suy giảm đáng kể TSSL của CPNY và giảm tính hấp dẫn của thị trường CPNY của nước này so với các nước khác. Ngược lại, thái độ tích cực trong sự hội nhập về mọi mặt với cộng đồng quốc tế thông qua các chính sách, thủ tục và cơ chế thơng thống sẽ tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, làm tăng tiềm năng và gia tăng TSSL của CPNY thuộc các CTNY đang hoạt động tại nước đó so với các nước khác.
1.3.1.2 Mơi trường chính trị
Mơi trường chính trị của một quốc gia được điều hành bởi một chính phủ và hệ thống chính trị nhiều cấp xoay quanh đảm bảo kiểm soát cơ bản mọi hoạt động của các thành viên là công dân hoặc hiện diện tại quốc gia đó.
Tình hình chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị, những thay đổi về các chính sách điều hành một quốc gia.
Tình hình chính trị của một nước có ảnh hưởng to lớn đến TSSL của thị trường CPNY của nước đó và có thể ảnh hưởng ở phạm vi quốc tế.
Tình hình chính chính trị ổn định và hệ thống chính trị lành mạnh là điều kiện tốt để chính phủ tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế và an sinh. Từ đó tạo mơi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp và mơi trường đầu tư an tồn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường CPNY của quốc gia này. Kết quả này sẽ khiến TSSL của các CPNY tại quốc gia này sẽ hấp dẫn hơn so với các quốc gia đang có những bất ổn về chính trị.
Một sự biến động chính trị theo hướng xấu như biểu tình quy mơ lớn, đảo chính, chiến tranh…sẽ khiến cho TSSL của các CPNY sụt giảm trong giai đoạn bất ổn do nhà đầu tư yêu cầu một khoản bù đắp rủi ro cao hơn. Ngược lại một sự biến
động chính trị theo hướng tốt như chế độ độc tài bị lật đổ bởi phe chính nghĩa, các chính sách cấm vận kinh tế được gỡ bỏ hay chính sách ngoại giao của một quốc gia trở nên mềm mỏng hơn…đều có thể là một cơ hội khiến TSSL của thị trường CPNY tại quốc gia đó gia tăng.
Ngồi ra một sự thay đổi về mơi trường chính trị có thể khiến cho nhiều quy định và kiểm sốt của chính phủ trong một số ngành được thắt chặt và nới lỏng trong một số ngành khác. Điều này cũng sẽ tác động đến TSSL của CPNY của các công ty trong ngành bị chi phối bởi các quy định trên.
1.3.1.3 Mơi trường pháp luật
Chính phủ và các cơ quan quản lý thị trường tác động đến thị trường CPNY nói riêng và TTCK nói chung thơng qua pháp luật. Tùy theo phạm vi điều chỉnh mà các văn bản pháp luật sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ thị trường CPNY hay của từng cơng ty cổ phần có cổ phiếu được niêm yết trên thị trường này. Việc ban hành quy định mới về biên độ giao động giá có thể ảnh hưởng đến TSSL của tất cả các CPNY. Trong khi đó, việc ban hành quy định mới về điều kiện niêm yết có thể chỉ ảnh hưởng tới TSSL của CPNY thuộc các công ty không đáp ứng được điều kiện niêm yết mới.
Môi trường pháp luật cần được xem xét ở các góc độ:
• Sự hồn thiện của hệ thống hành lang pháp lý của TTCK trong việc đảm bảo thị trường vận hành theo các nguyên tắc trung gian, đấu giá, công khai cũng như việc đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các thành phần tham gia vào thị trường CPNY.
• Khả năng thực thi pháp luật.
• Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến TTCK…
1.3.1.4 Môi trường kinh tế vĩ mô
- Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
Tăng trưởng GDP là sự gia tăng tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do cơng dân của một nước sản xuất hoặc tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định.
Một sự gia tăng trong tăng trưởng GDP là một chỉ báo lạc quan của nền kinh tế, kích thích đầu tư và tiêu dùng, góp phần làm tăng giá và dẫn tới tăng TSSL kỳ vọng của các CPNY tại TTCK của nước đó.
Ngược lại, một sự giảm sút trong tăng trưởng GDP phản ánh đà phát triển của nền kinh tế bị chững lại hoặc giảm sút, đây có thể là một chỉ báo tiêu cực ảnh hưởng đến TSSL kỳ vọng của CPNY tại quốc gia đó.
- Lạm phát
Lạm phát tác động đến TSSL của các CPNY theo nhiều con đường khác nhau. Lạm phát làm gia tăng các loại chi phí biến đổi của CTCP, từ đó sẽ khiến kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty bị sút kém vì lợi nhuận sau thuế giảm. Đến lượt nó sẽ tác động tiêu cực đến TSSL của CPNY trước cái nhìn bi quan của nhà đầu tư.
Lạm phát cũng có khi ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty do sự gia tăng giá cả hàng hóa bán ra nhiều hơn so với chi phí đầu vào. Điều này sẽ tác động tích cực lên TSSL của CPNY trước cái nhìn tích cực của nhà đầu tư. Lạm phát đồng nghĩa với việc đồng tiền bị mất giá. Một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận danh nghĩa cao nhưng lợi nhuận thực có thể bị âm nếu như khơng bù đắp nổi một tỷ lệ lạm phát gia tăng. Do đó, nếu xét tồn cục, lạm phát tăng thường tác động tiêu cực đến TSSL của tồn bơ thị trường CPNY. Do đó, một sự tăng lên hay giảm sút tỷ lệ lạm phát cũng có thể làm cho TSSL của các CPNY biến động nghịch chiều.
- Tỷ suất sinh lợi của các thị trường khác
TSSL của các thị trường khác như thị trường kim loại quý, thị trường nông sản, thị trường năng lượng…có thể khiến TSSL của các CPNY của các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực này biến động nhiều hơn so với các công ty thuộc các ngành khác. Đồng thời TSSL của các thị trường khác tăng cũng gia tăng dòng vốn đầu tư chảy sang các thị trường này và có khả năng làm cho TSSL của thị trường CPNY bị sụt giảm. Ví dụ, lãi suất huy động tăng cao và hấp dẫn sẽ khiến cho dòng tiền chảy vào thị trường tiền gửi tiết kiệm thay vì vào kênh đầu tư cổ phiếu có quá nhiều rủi ro. Ở chiều ngược lại, lãi suất huy động giảm và TSSL của thị trường CPNY hấp
dẫn sẽ khiến cho dòng tiền chảy mạnh vào kênh đầu tư cổ phiếu thay vì khu vực tiết kiệm.