5 Kết cấu nội dung
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại Sở
2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh
2.3.2.1Chỉ số giá chứng khoán
VN-Index là chỉ số giá chứng khốn đại diện của tồn bộ CPNY tại SGDCK TP.HCM.
Giai đoạn 2010-2013, VN-Index đã giảm từ 517.05 điểm vào ngày 04/01/2010 xuống còn 504.63 điểm vào ngày 31/12/2013, tương ứng giảm 2.4%.
Biểu đồ 2.3: VN-Index giai đoạn 2010-2013.
(Nguồn: www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/TechnicalAnalysisChart.aspx )
Thống kê TSSL DN của các CPNY qua từng năm cho thấy phần lớn đều có mối liên hệ thuận chiều với biến động của VN-Index. Cuối các năm 2010 và năm 2011, VN-Index giảm lần lượt 6.26%, 14.86% so với đầu năm. Số lượng CPNY có TSSL DN âm tăng từ 107 CPNY của năm 2010 lên 139 CPNY của năm 2011 và
chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt 69.48%, 90.26% trong 2 năm này. Cuối các năm 2012 và 2013, VN-Index tăng lần lượt 18.20%, 20.62% so với đầu năm. Số lượng CPNY có TSSL DN dương tăng từ 122 CPNY của năm 2012 lên 124 CPNY của năm 2013 và chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 79.22%, 80.52%.
Thống kê TSSL của các CPNY trong các thời kỳ tăng và giảm của VN-Index trong giai đoạn 2010-2013 cũng cho kết quả tương tự. Xét các giai đoạn tăng từ năm 2010 đến năm 2013, số lượng CPNY có TSSL DN dương lần lượt là 82, 132,145,113; chiếm tỷ lệ lần lượt 53.25%, 85.71%, 94.16%, 73.38%. Xét các giai đoạn giảm từ năm 2010-2013, số lượng CPNY có TSSL DN âm lần lượt là 145, 142, 141, 112; chiếm tỷ lệ lần lượt 94.16%, 92.21%, 91.56%, 72.73%.
Biểu đồ 2.4: Biến động SL CPNY tại HOSE có TSSL dương, âm trong các thời kỳ tăng, giảm của VN-Index giai đoạn 2010-2013.
(Nguồn:www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/TechnicalAnalysisChart.aspx ; http://ww w.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx)
2.3.2.2 Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối với hoạt động thao túng giá CPNY, số vụ bị phát hiện là khá ít so với tình hình chung của thị trường. Các vụ thao túng bị phát hiện và xử phạt hành chính đều do một vài cá nhân khơng có trong danh sách cổ đông lớn của công ty. Hai vụ xử lý hình sự liên quan đến hoạt động thao túng giá cổ phiếu gắn liền với việc hủy niêm
yết SBS và DVD là hai hành động mạnh tay nhất của thị trường để răn đe hoạt động đầu cơ.
Bảng 2.19: Số vụ thao túng giá cổ phiếu niêm yết tại HOSE đã được phát hiện giai đoạn 2010-2013.
Mã CP Giai đoạn thao túng
Số tài khoản sử dụng Số cá nhân bị xử phạt Hình thức xử phạt SHI 30/12/2009-09/07/2010 >3 3 Hành chính HTV 01/06/2010-15/09/2010 11 1 Hành chính VIC 01/11/2010-25/02/2011 2 1 Hành chính ASM 01/02/2012-09/05/2012 01/02/2012-31/05/2012 1 1 Hành chính Hành chính BGM 09/10/2012-28/12/2012 1 1 Hành chính HLG 01/04/2013-21/06/2013 1 1 Hành chính CLG 01/04/2013-14/06/2013 1 1 Hành chính TLH 01/04/2013-21/06/2013 1 Hành chính SBS Hình sự (Nguồn:www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vitintucsukien/thanhtragia msat?_adf.ctrl-state=ueyyu5trx_4&_afrLoop=1478300134174000)
Đối với hành vi tung tin đồn sai sự thật, hai thông tin gây chú ý cho công chúng trong giai đoạn 2010-2013 liên quan đến việc các lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng bị bắt.
Sự kiện thứ nhất liên quan đến việc tung tin đồn ông Đặng Văn Thành và con trai bị tạm giam. Ngày 02/11/2012, vào thời điểm Sacombank đưa ra thông tin ông Đặng Văn Thành thôi chức chủ tịch HĐQT kèm theo tin đồn trên đã khiến thị TTCK Việt Nam giảm mạnh. Trong ngày, 104 CPNY trong mẫu có TSSL DN âm, chiếm tỷ lệ 67.53%; VN-Index đã giảm 12.69 điểm, tương đương giảm 3.27%, giá trị vốn hóa tồn thị trường mất gần 24,438 tỷ đồng.
Sự kiện thứ hai liên quan đến việc tung tin đồn ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT BIDV bị bắt. Vào ngày tin tức được lan truyền, 21/2/2013, 107 CPNY trong mẫu có TSSL DN âm, chiếm tỷ lệ 69.48%; VN-Index giảm 18.1 điểm, tương đương giảm 3.65%, giá trị vốn hóa tồn thị trường cũng mất gần 34,000 tỷ đồng. Các cá nhân tham gia tung tin đồn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính vì khơng tìm ra được các bằng chứng liên quan đến hành vi trục lợi cá nhân dựa trên tin đồn này.
2.3.2.3 Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi
Bảng 2.20: Tỷ trọng giao dịch bình qn của NĐTNN so với toàn thị trường CPNY tại HOSE giai đoạn 2010-2013.
Đơn vị: % Chỉ tiêu KL khớp lệnh mua KL khớp lệnh bán KL thỏa thuận mua KL thỏa thuận bán GT khớp lênh mua GT khớp lệnh bán GT thỏa thuận mua GT thỏa thuận bán Tỷ trọng 8.42 7.39 16.46 16.91 13.27 10.82 26.97 25.07 (Nguồn: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/DTNN_QMGD.aspx)
Tính đến cuối năm 2013, số lượng tài khoản của NĐTNN là 16,731, chiếm tỷ trọng khoảng 1.31% tổng số tài khoản lưu ký tại TTLK Việt Nam. Tuy vậy, NĐTNN luôn là nhân tố quan trọng trong sự biến động TSSL của các CPNY tại TTCK Việt Nam. Giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng khối lượng giao dịch của NĐTNN so với toàn thị trường nhỏ hơn so với tỷ trọng giá trị giao dịch của NĐTNN so với toàn thị trường. Điều này được lý giải một phần do các NĐTNN chỉ tập trung đầu tư vào nhóm cổ phiếu của những cơng ty có giá trị vốn hóa lớn và có thị giá cao so với bình quân của thị trường.
Mặt khác, giá trị mua ròng và giá trị bán ròng của NĐTNN thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm do các quỹ cơ cấu lại danh mục và kéo dài sang những tháng đầu năm sau đi kèm với những đợt tăng giá mạnh mẽ của các CPNY. 3 đợt giao thoa giữa năm cũ và năm mới đều chứng kiến một giai đoạn tăng giá của hầu hết các CPNY trong mẫu cùng với sự gia tăng TSSL của toàn thị trường.
4,000,000,000,000.00 3,000,000,000,000.00 2,000,000,000,000.00 1,000,000,000,000.00 -
Jan-10 Jan-11 Jan-12 Jan-13
(1,000,000,000,000.00) (2,000,000,000,000.00) (3,000,000,000,000.00)
Xét chung trên toàn thị trường CPNY tại SGDCK TP.HCM, NĐTNN bán ròng 13 trong tổng số 48 tháng của giai đoạn 2010-2013. Tháng 05/2011 là tháng NĐTNN bán rịng có VN-Index giảm nhiều nhất 13.40%, 138 CPNY có TSSL DN âm, chiếm tỷ lệ 89.61%. Ở chiều ngược lại, tháng 01/2012 là tháng NĐTNN bán rịng có VN-Index tăng nhiều nhất 10.84%, 120 CPNY có TSSL DN dương, chiếm tỷ lệ 77.92%. Trong 35 tháng mua ròng còn lại, tháng 12/2010 là tháng đạt giá trị mua ròng cao nhất, 110 CPNY trong mẫu có TSSL DN dương , chiếm tỷ lệ 71.42%.
Biểu đồ 2.5: Tổng giá trị mua ròng của NĐTNN tại HOSE giai đoạn 2010-2013.
Đơn vị: VNĐ/tháng.
(Nguồn: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/DTNN_QMGD.aspx)
2.3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết
Trong 162 CTNY, 36 công ty lỗ sau thuế một hoặc hai năm bất kỳ trong giai đoạn 2010-2013, 126 cơng ty cịn lại có LNST dương 4 năm liên tục. Xem xét mối liên hệ giữa LNST và TSSL DN bình quân cho thấy đa số những CPNY có TSSL DN bình qn dương đều là của những CTNY có kết quả hoạt động kinh doanh tốt.
Nhóm 36 CTNY lỗ sau thuế vào một hoặc hai năm bất kỳ cho kết quả 26 cơng ty có CPNY có TSSL DN bình qn âm, 8 CPNY thuộc 8 cơng ty khác không xác định được TSSL DN do thị giá điều chỉnh âm. Chỉ hai cơng ty có TSSL DN bình qn dương là TCM và VHG do TSSL DN tăng mạnh trong năm 2013.
Nhóm 126 CTNY có LNST dương 4 năm liên tục cho kết quả 77 cơng ty có TSSL DN bình qn dương. 49 cơng ty cịn lại mặc dù có LNST dương 4 năm liên tục nhưng TSSL DN bình quân vẫn âm trong giai đoạn 2010-2013.
2.3.2.5 Chính sách cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Dựa vào chính sách cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, 162 CTNY được phân thành 4 nhóm: 112 CTNY khơng phát hành thêm cổ phiếu bán với giá ưu đãi mà chỉ chia cổ tức tiền mặt hoặc kết hợp với các hình thức phát hành thêm cổ phiếu khác; 8 CTNY không chia cổ tức và không phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; 8 CTNY chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; 34 CTNY thực hiện phát hành thêm cổ phiếu bán với giá ưu đãi bên cạnh các hoạt động chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu dưới các hình thức khác.
Chính sách cổ tức tiền mặt là chính sách được ưa chuộng của đa số CTNY tại SGDCK TP.HCM. Cổ tức tiền mặt đã giúp gia tăng TSSL của cổ phiếu thuộc nhóm 112 CTNY khơng phát hành cổ phiếu bán với giá ưu đãi mà chỉ chi trả cổ tức tiền mặt kết hợp với các hình thức phát hành thêm cổ phiếu khác. Thống kê còn cho thấy 66 trong tổng số 79 CPNY có TSSL DN bình qn dương đều thuộc nhóm các cơng ty này. Đặc biệt, 37 CPNY có TSSL DN bình qn dương trong khi tỷ suất lãi vốn bình qn âm nhờ sự đóng góp của cổ tức tiền mặt. Ngược lại, vẫn cịn 46 CPNY thuộc nhóm này có TSSL DN bình qn âm.
Nhóm 8 CTNY khơng chia cổ tức và không phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu gồm CYC, TYA, PTC, MHC, PVT, VNG, MSN, VNI. Các CTNY này có tỷ suất lãi vốn bình quân bằng TSSL DN bình quân do TSSL trên cổ tức bằng 0, đồng thời thị giá bằng giá điều chỉnh tại một thời điểm bất kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoại trừ MSN có mức tăng thị giá khá ấn tượng ở mức 141.23%, thị giá của 7 CTNY còn lại đều giảm trong khoảng từ 23.53%, mức giảm thấp nhất của PVT, đến 87.00%, mức giảm nhiều nhất của VNI. Như vậy, MSN là trường hợp duy nhất tại SGDCK TP.HCM mang lại một lợi ích cho cổ đơng hiện hữu dưới hình thức tăng tỷ suất lãi vốn bình quân mỗi năm là 24.63%, cao thứ 6 trong số 162 CTNY.
8 CTNY chọn chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu gồm KMR, HAP, ALP, VID, RIC, KBC, VPH, ITA. Tỷ
suất lãi vốn của các công ty này bằng TSSL DN do TSSL trên cổ tức bằng 0. Thống kê cho thấy tỷ suất lãi vốn bình qn của các cơng ty này đều âm do thị giá giảm trong giai đoạn 2010-2013.
Trong số 34 CTNY phát hành thêm cổ phiếu với giá ưu đãi bên cạnh các hoạt động chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu dưới các hình thức khác, 8 công ty trong số này đã thực hiện hai lần bán cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu là TS4, DHC, TTF, LGL, VCB, DXG, DIC, CTG. 12 cơng ty có TSSL DN bình quân dương là AGF, BHS, GMC, TRA, CSM, TCL, CTG, HCM, VCB, BVH, VIC. Bên cạnh đó cũng có 15 cơng ty khác là ACL, TS4, DHC, IMP, VIS, TTF, LGC, DIC, SMC, GMD, VST, BCI, DXG, HAG, NBB có TSSL DN bình quân âm. 8 cơng ty cịn lại khơng được tính TSSL DN bình qn do có thị giá điều chỉnh âm vào một số năm bất kỳ trong giai đoạn nghiên cứu là LAF, DCT, LGL,VNE, CNT, MCG, VNA, ITC. Các cơng ty này có đặc điểm là đều phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi vào năm 2010 hoặc đầu năm 2011, thị giá chưa điều chỉnh sau khi phát hành quyền đều có xu hướng giảm về dưới mệnh giá cho tới hết năm 2013. Nguyên nhân thị giá giảm về dưới mệnh giá có thể do ảnh hưởng tình hình khó khăn chung của TTCK và kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém của các công ty trên trong các năm từ 2011 đến 2013. Tất nhiên cổ đông của các công ty này có quyền từ chối các quyền mua trên và bán quyền lại cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu. Giả sử tất cả đều thực hiện quyền, quyết định mua thêm cổ phiếu phát hành thêm thuộc các CTNY là quyết định sai lầm khi mức lỗ TSSL bị thổi phồng do độ lớn chênh lệch giữa giá điều chỉnh ngày t và ngày t-1 và cổ tức tiền mặt ngày t có thể chiếm tỷ trọng lớn nếu so sánh với giá điều chỉnh ngày t-1.