Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu nâng cao tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 54 - 58)

5 Kết cấu nội dung

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại Sở

2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại sinh

2.3.1.1Mơi trường xã hội

Tình hình xã hội trong giai đoạn 2010-2013 của Việt Nam ổn định, góp phần tạo ra mơi trường kinh doanh an tồn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động đầu tư CPNY tại SGDCK TP.HCM.

Nhân tố thuộc về môi trường xã hội Việt Nam có ảnh hưởng rất nhiều đến TSSL của các CPNY tại SGDCK TP.HCM là sự hội nhập của quốc gia. Ở thời điểm hiện tại, hai sự kiện liên quan đến sự hội nhập của Việt Nam có khả năng sẽ ảnh hưởng lớn đến TSSL của các CPNY thời gian sắp tới là Việt Nam đang trong vòng đàm phán hiệp định TPP và sự kết nối các SGDCK trong cộng đồng ASEAN. Kết nối với các sở giao dịch trong khu vực thành công sẽ giúp thị trường CPNY của Việt Nam mở cửa để tiếp cận nhiều hơn với luồng vốn quốc tế. Trong khi đó, tham gia vào TPP giúp hàng hóa xuất khẩu đến các quốc gia thành viên được hưởng ưu đãi lớn về thuế. Cuối cùng nếu đàm phán thành công với TPP và kết nối hiệu quả

với các SGDCK, các CTNY buộc phải nỗ lực hết mình để gia tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh và nâng cao TSSL của CPNY nhằm tìm kiếm các cơ hội huy động vốn tại thị trường chứng khốn.

2.3.1.2 Mơi trường chính trị

Giai đoạn 2010-2013, Việt Nam phải đối mặt với mâu thuẫn chính trị với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền khu vực biển Đơng. Tuy nhiên chính sách đối ngoại của nhà nước vẫn là đối thoại và mềm mỏng trong sự ủng hộ của dư luận thế giới.

Xét tổng thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tình hình chính trị ở Việt Nam khơng có những diễn biến theo hướng xấu. Điều này cũng là một lợi thế to lớn đối với Việt Nam vì chưa có một biến động chính trị to lớn nào ảnh hưởng khơng tốt đến tồn bộ TSSL của các CPNY cũng như hoạt động kinh doanh của các công ty.

2.3.1.3 Mơi trường pháp luật

Vì cịn khá non trẻ nên các văn bản Luật về chứng khoán chưa đầy đủ và đang trong q trình hồn thiện. Tuy nhiên, các văn bản này đã có tác dụng to lớn trong việc điều tiết hoạt động của TTCK Việt Nam, về cơ bản đảm bảo vận hành thị trường theo ba nguyên tắc: trung gian, công khai, đấu giá. Trong đó, Luật chứng khốn số 70/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khốn số 62/2010/QH12 là hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất tác động trực tiếp đến hoạt động của thị trường chứng khốn Việt Nam nói chung và thị trường CPNY tại SGDCK TP.HCM nói riêng.

Ngồi ra, hoạt động của thị trường CPNY tại SGDCK TP.HCM còn chịu sự chi phối riêng bởi các nghị định, thông tư và các quy định của UBCKNN, SGDCK TP.HCM và các cơ quan chức năng có liên quan.

2.3.1.4 Tình hình kinh tế vĩ mô

Một số nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến TSSL của CPNY là tăng trưởng GDP, tăng trưởng CPI đại diện cho nhân tố lạm phát, lãi suất huy động bình quân và tăng trưởng giá vàng.

Bảng 2.18: Các nhân tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2010-2013.

Đơn vị: %/năm.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng GDP 06.78 05.89 05.03 05.42

Tăng trưởng CPI 09.19 18.58 09.21 06.60

Lãi suất huy động BQ 11.19 13.99 10.50 07.14

Tăng trưởng giá vàng 36.72 39.00 7.83 -11.26

(Nguồn: elibrary-data.imf.org/DataReport.aspx?c=1449311&d=33060&e=162050, gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628,chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhin hthuchien)

Từ năm 2010 đến năm 2013, tăng trưởng GDP lần lượt đạt các mức 6.78%, 5.89%, 5.03%, 5.42%. Như vậy nếu so sánh tăng trưởng GDP của các năm lần lượt từ 2010 đến 2013 với các năm trước đó, xu hướng biến động của tăng trưởng GDP là tăng, giảm, giảm, tăng. Trong khi đó, nếu sử dụng phương pháp so sánh tương tự, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ cịn lại đều thể hiện xu hướng biến động là tăng, tăng, giảm, giảm.

Biểu đồ 2.2: Xu hướng biến động các nhân tố kinh tế vĩ mô và số lượng CPNY tại HOSE có TSSL tăng, giảm từng năm giai đoạn 2010-2013.

(Nguồn: elibrary-data.imf.org/DataReport.aspx?c=1449311&d=33060&e=162050, gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628,chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhin hthuchien, phụ lục 4)

Về lý thuyết, khi GDP tăng trưởng tốt hơn so với năm trước là một chỉ báo lạc quan sẽ khiến số lượng CPNY có TSSL dương tăng lên. Tuy nhiên, khi nhìn vào năm 2010 ta thấy thực tế lại phản ánh một sự mâu thuẫn. GDP năm 2010 tăng trưởng 6.78% cao hơn so với mức 5.32% của năm trước nhưng có tới 107 CPNY có TSSL DN âm, chiếm tỷ lệ 69.48%. Ngược lại, vào năm 2012, khi tăng trưởng GDP đạt 5.03% thấp hơn so với mức 5.89% của năm 2011 nhưng có tới 122 CPNY có TSSL DN dương, chiếm tỷ lệ 79.22%. Các nhân tố còn lại là tăng trưởng CPI, lãi suất huy động bình quân, tăng trưởng giá vàng đều thể hiện sự tác động nghịch chiều đến TSSL của CPNY trong các năm của giai đoạn 2010-2013.

Tác động đồng thuận rõ nét nhất và phù hợp với lý thuyết nhất của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TSSL của các CPNY tại SGDCK TP.HCM diễn ra vào năm 2011 và 2013.

Năm 2011, mọi chỉ báo đều thể hiện tác động tiêu cực đến thị trường: tăng trưởng CPI, tăng trưởng giá vàng lần lượt đạt 18.58%, 39% cao hơn so với các mức tương ứng của năm trước là 9.19%, 36.72%; lãi suất huy động bình quân đạt mức 13.99%/năm, tăng so với mức tương ứng của năm trước là 11.19%/năm; tăng trưởng GDP giảm. Trong năm này có tới 137 CPNY có TSSL DN âm, chiếm tỷ lệ 88.96%.

Tương tự, vào năm 2013, mọi chỉ báo đều thể hiện tác động tích cực đến thị trường: CPI tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây ở mức 6.6%; lãi suất huy động giảm từ các mức trần 8%/năm của năm 2012 xuống mức trần 7%/năm; giá vàng khơng cịn là kênh an toàn khi lần đầu tiên thể hiện chỉ số giá vàng giảm 11.26%, tăng trưởng GDP được cải thiện lên mức 5.42%. 124 CPNY đã có TSSL DN dương trong năm này, chiếm tỷ lệ 80.51%.

Lạm phát cịn có sự tác động riêng khác tới TSSL thực của các CPNY tại SGDCK TP.HCM. Nó tạo ra sự chênh lệch giữa TSSL DN và TSSL thực của một cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư có thể thua lỗ nếu như TSSL DN của cổ phiếu không cao hơn so với tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn đầu tư. Tăng trưởng CPI năm 2010 ở mức 9.09% đã làm số lượng CPNY có TSSL thực âm là 133. Tăng trưởng CPI năm 2011 ở mức đỉnh điểm 18.58% là một nguyên nhân chính làm giảm TSSL của các

CPNY tại SGDCK TP.HCM. Ngoại trừ VNM và GIL, 152 CPNY cịn lại đều có TSSL thực âm. Tương tự, CPI 2012 cũng xấp xỉ 9.21%, tuy nhiên nhờ đợt hồi phục của TTCK trong năm này nên số lượng cơng ty có TSSL thực âm là 68. Năm 2013 khi CPI đạt mức 6.6%, chỉ cịn 50 CPNY có TSSL thực âm. Như vậy, lạm phát đã đánh bay thành quả của 26, 13, 36, 20 công ty tương ứng với các năm 2010, 2011, 2012, 2013 có TSSL thực âm trong khi TSSL DN dương. VNM là cổ phiếu duy nhất có TSSL thực dương trong suốt 4 năm từ 2010 đến 2013.

Một phần của tài liệu nâng cao tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w