IV. QUY ĐỊNH VỀ CÁC CHU TRÌNH LÀM VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Chu trình làm việc an tồn hàng ngày 1 Họp an toàn buổi sáng
1.7. Sắp xếp, dọn dẹp sau khi làm việc
1.7.1. Nhà thầu và các nhà thầu phụ phải đảm bảo tất cả các thiết bị, dụng cụ, công cụ và môi trường nơi làm việc được dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng sau khi kết thúc công việc trong ngày, và chuẩn bị cho công việc của ngày hôm sau. Dựa trên thứ tự công việc ưu tiên, tất cả các vật liệu và dụng cụ cần thiết được phân loại và xếp gọn gàng sao cho phù hợp trước khi kết thúc công việc trong ngày.
Thực hiện công tác 5S: Năm bước “Seiri (Sàng lọc)”, “Seiton (Sắp xếp)”, “Seiso (Sạch sẽ)”, “Seiketsu (Săn sóc)” và “Shitsuke (Sẵn sàng)”.
1.7.1. Phương pháp:
a) Mỗi người lao động phải dọn dẹp, xắp xếp phần việc của mỗi người sau khi kết thúc ngày làm việc, có áp dụng kỹ thuật 5S.
b) Các nguyên tắc cơ bản:
- Xác định nơi và phương pháp cất trữ vật liệu, thiết bị và dụng cụ; - Đặt các điểm chứa chất thải dự phòng;
- Cung cấp các thùng chứa cho các loại chất thải khác nhau; - Đổ bỏ một cách thích hợp những vật liệu không sử dụng; - Giữ sạch các lối đi.
c) Để đáp ứng các tiêu chuẩn về xắp xếp, dọn dẹp, cần chú ý đặc biệt một số vấn đề sau: - Dầu bị tràn; - Nguồn nước; - Thoát nước; - Rác thải; - Các lối đi, - Nguồn lửa,
- Cung cấp năng lượng, - Khóa máy, thiết bị,
- Trả các dụng cụ vào nơi đã chỉ định.
d) Nên có hướng dẫn tại chỗ về việc xắp xếp, dọn dẹp. Nếu cần thiết, lựa chọn các chuyên gia của nhà thầu trợ giúp cho công tác này càng sớm càng tốt.