Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan

Một phần của tài liệu Kế hoạch ATLĐ (hạ tầng kỹ thuật) (Trang 56 - 59)

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã

10. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan

ngừa tai nạn lao động khác có liên quan

10.1. Các quy định chung trên cơng trường xây dựng

Nếu có rủi ro về tai nạn giao thơng trong phạm vi công trường xây dựng, Nhà thầu phải thông qua các biện pháp sau đây có tính đến các điều kiện làm việc:

- Đặt các lối đi an toàn và các biện pháp có liên quan;

- Đặt các tuyến đường cho xe cộ làm việc và các biện pháp có liên quan. a) Đặt các lối đi an toàn

Nhà thầu phải đặt và duy trì các lối đi bộ an tồn để đảm bảo lối đi an toàn cho người lao động trong phạm vi công trường xây dựng.

b) Biện pháp liên quan đến lối đi an toàn Nhà thầu phải:

- Tách rõ lối đi an toàn với các tuyến đường của xe cộ tránh việc giao cắt phức tạp;

- Đảm bảo lối đi an toàn đủ rộng để cho phép người lao động qua lại an tồn có xét tới số lượng người lao động làm việc tại mỗi nơi;

- Thực hiện biện pháp ưu tiên người đi bộ tại những nơi lối đi bộ giao cắt với tuyến đường của xe cộ.

- Đảm bảo các lối đi an tồn có các tấm sàn cùng cao độ, để tránh việc vấp, trượt hoặc tổn thương khác;

- Nhận diện lối đi an toàn qua ký hiệu;

- Đảm bảo khơng có chướng ngại vật như là vật liệu hoặc thiết bị đặt lên trên lối đi an toàn.

c) Đặt các tuyến đường cho xe cộ làm việc

Nhà thầu phải chỉ rõ và duy trì tuyến đường di chuyển an tồn cho xe cộ và máy thi công trong phạm vi công trường xây dựng.

d) Các biện pháp liên quan đến tuyến đường của xe cộ làm việc Nhà thầu phải:

- Tách rõ tuyến đường của xe cộ làm việc với các lối đi an toàn;

- Đảm bảo rằng các tuyến đường cho xe cộ làm việc di chuyển có đủ chiều rộng để cho phép việc đi lại về mặt số lượng, kích thước và chủng loại xe cộ và máy, và có tính đến quy mơ của cơng trình xây dựng có liên quan;

- Xác định hướng tuyến, trắc dọc và mặt cắt ngang của tuyến đường có xem xét tính lâu bền của mặt đường, hệ thống thoát nước và các yếu tố khác để đảm bảo việc đi lại an toàn của xe cộ

- Tránh việc hướng đường xe cộ làm việc đi lại quá dốc hoặc quá cong; - Giảm thiểu tối đa số lượng các điểm giao cắt với các lối đi bộ an tồn; - Đảm bảo rằng khơng có chướng ngại vật nào được đặt trên đường đi của xe cộ có thể gây ra xáo trộn giao thông;

- Nhận diện tuyến đường của xe cộ làm việc bằng cách sử dụng các ký hiệu; - Xác định và chỉ báo rõ ràng giới hạn tốc độ và tải trọng áp dụng cho tuyến đường. Bố trí các người ra hiệu khi cần thiết tại ranh giới giữa đường của xe cộ làm việc với đường công cộng để ngăn ngừa việc va chạm với người đi bộ hoặc xe cộ bên ngoài;

- Chỉ báo về hạn chế chiều cao nơi có đường dây trên khơng hoặc các tiện ích trên khơng khác đang tồn tại phía trên tuyến đường của xe cộ làm việc, và cấm các xe cộ có kích thước vượt q giới hạn đi qua tuyến đường đó.

11. Biện pháp ngăn ngừa sập, đổ kết cấu trong công tác phá dỡ

a) Những điểm cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị

- Những điều kiện sau đây phải được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành phá dỡ:

- Hiểu được tình trạng, các điều kiện của cơng trình

- Cường độ chịu lực của kết cấu, quy mơ, hình dạng, mặt cắt kết cấu, hồn thiện nội ngoại thất, và các dịch vụ tiện ích của tịa nhà;

- Việc sử dụng trước đây của cơng trình (sự có mặt của các hóa chất, vật liệu dễ cháy và các vật liệu nguy hiểm khác);

- Tình trạng hư hại, hao mịn, ăn mịn, và hư hỏng của cơng trình và kết cấu cơng trình.

- Hiểu được các điều kiện mơi trường xung quanh

- Bao gồm địa hình, địa chất, các cơng trình của khu vực xung quanh (đặc biệt là các bệnh viện và các cơ sở dễ bị ảnh hưởng bởi rung động, tiếng ồn hay bụi), giao thông công cộng như là đường sắt hoặc đường bộ, các vật và tiện ích chơn ngầm, các tiện ích trên khơng và các điều kiện hạn chế khác.

b) Quy trình thi cơng

Nhà thầu phải chỉ rõ trước quy trình thi cơng và giám sát viên chịu trách nhiệm về cơng tác phá dỡ, có xét đến các điều kiện thi công và các yếu tố liên quan khác.

c) Phương tiện bảo vệ cá nhân

- Người lao động phải đội mũ bảo hộ và sử dụng các phương tiện bảo hộ để bảo vệ chân, bàn chân và tay của mình khi làm việc.

- Người lao động phải đeo kính bảo hộ khi cần phải bảo vệ mặt trước các vật bay, rơi hoặc khi tiến hành một số loại công việc đặc thù.

- Người lao động phải đeo khẩu trang phòng bụi khi tiến hành các cơng việc có phát sinh bụi.

- Người lao động phải sử dụng đai an toàn khi làm việc ở những khu vực có khả băng bị rơi, ngã.

d) Tại thời điểm tiến hành việc phá dỡ, Nhà thầu phải:

- Đảm bảo rằng các công việc phá dỡ được tiến hành tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của giám sát viên chịu trách nhiệm.

- Thực hiện các biện pháp hạn chế sự xâm nhập trái phép của người lao động vào khu vực phá dỡ, nơi mà khơng có liên quan đến cơng việc của họ.

- Lập hàng rào khu vực xung quanh cơng trình, nơi bên thứ ba có thể bị nguy hiểm có liên quan đến cơng tác phá dỡ và chỉ báo rõ ràng khu vực đó như là một khu vực nguy hiểm.

- Lắp dựng giàn giáo hoặc lối đi tạm thời để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình tiến hành việc tháo dỡ. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa rơi, ngã những nơi có nguy cơ rơi, ngã, và hướng dẫn người lao động sử dụng đai an toàn và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

- Không tiến hành công việc đồng thời tại những nơi ở ngay phía trên hoặc phía dưới vị trí cơng tác phá dỡ được thực hiện.

- Đảm bảo rằng khơng có cơng trình đang được phá dỡ nào ở trong tình trạng có thể bị sập đổ do gió lớn hoặc các yếu tố khác.

- Tưới nước và thực hiện các hoạt động cần thiết để ngăn ngừa việc phát sinh bụi khi cơng trình được phá dỡ.

- Thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép vào các khu vực các máy thi công đang vận hành.

- Dừng thi công trong thời tiết mưa to hoặc gió lớn.

Một phần của tài liệu Kế hoạch ATLĐ (hạ tầng kỹ thuật) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w