Chương 1 : Cơ sở lí luận
2. Các mô hình dạy học có thể áp dụng để sử dụng các phương pháp dạy học tập
2.2. Mơ hình Câu lạc bộ sách
2.2.1. Khái niệm
“Câu lạc bộ sách” (Book Club) là tên gọi khá phổ biến mà GV dùng để gọi loại hoạt động trong đó HS tham gia vào những nhóm nhỏ mà chính HS là người quyết định việc đọc và thảo luận. Raphael và Hiebert (1996) miêu tả về Câu lạc bộ
16
sách như sau “là cách dạy đọc có sự tích hợp các kĩ năng đọc, viết và nói và tập trung trao quyền cho HS cơ hội được nói trong những nhóm nhỏ về những quyển sách mà họ đã đọc”.[53,90]
2.2.2. Tiến trình thực hiện
Tiến trình tổ chức Câu lạc bộ sách trải qua các bước: Bước 1. Đọc và viết nhật ký đọc sách
HS được chia thành các nhóm ( từ 4-5 HS/nhóm), mỗi thành viên trong nhóm chọn 1 viết nhật ký đọc sách theo 1 trong 10 mẫu bài tập mà GV đã hướng dẫn.
Bước 2. Thảo luận trong nhóm
HS đem theo nhật ký đến lớp và thảo luận trong nhóm, mỗi HS có cơ hội trình bày bài tập của mình và trao đổi, tranh luận với các thành viên trong nhóm. HS có thể nắm bắt những ý tưởng vừa nảy sinh trong quá trình thảo luận để mở rộng, chuyển hướng cuộc trao đổi. GV di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác, lắng nghe và trợ giúp HS nếu cuộc thảo luận bị lạc đường.
Bước 3. Chia sẻ với các nhóm khác
GV tổ chức cho các nhóm trao đổi với các nhóm khác. GV cần chuẩn bị câu hỏi dự kiến, đồng thời khuyến khích HS nêu thắc mắc và nắm bắt các ý tưởng mới nảy sinh của HS để tổ chức cho HS thảo luận.
2.2.3. Đặc điểm của Câu lạc bộ sách
- HS có cơ hội sử dụng bốn kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói.
- HS trong nhóm luân phiên thực hiện các bài tập này với các VB khác nhau. - HS sử dụng hoạt động viết để thể hiện suy nghĩ của mình, khám phá những ý tưởng mới, lần theo những thay đổi trong suy nghĩ của mình trong suốt thời gian đọc VB.
17