Chương 1 : Cơ sở lí luận
5. Đặc điểm của văn bản nghị luận
5.1. Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong văn bản nghị luận văn học học
Khái niệm Khác biệt
Chứng minh Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong các tác phẩm văn học làm sáng tỏ vấn đề
Chứng minh dừng dẫn chứng là chủ yếu
Giải thích dùng lí lẽ là chính Giải thích Dùng lí lẽ, giúp người đọc hiểu rõ
Phân tích Chia nhỏ vấn đề thành nhiều phương tiện để tìm bản chất
Phân tích các yếu tố nội dung, nghệ thuật của câu thơ, hình ảnh thơ...
Bình giảng chỉ lựa chọn cái hay, cái mình thích
Tổng hợp Từ những cái đã được phân tích, khái quát lại
Bình giảng
Lựa chọn cái hay, cái đẹp về thể hiện tình cảm nhận riêng về tác phẩm
Bình luận Đưa ra ý kiến bản thân để khẳng định vấn đề
Các phép lập luận trên thường được triển khai theo hai hình thức: - Diễn dịch: đi từ khái quát đến cụ thể (luận điểm ở đầu đoạn) - Quy nạp: đi từ cụ thể đến khái quát (luận điểm ở cuối đoạn)
5.2. Luận điểm của bài văn nghị luận văn học
Mỗi bài văn nghị luận là một đề xuất ý kiến, là trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết trước một vấn đề của văn học hoặc cuộc sống. Vẻ đẹp của văn nghị luận trên phương diện này chính là trí tuệ. Chất trí tuệ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm. Cho nên luận điểm chính là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm, chủ trương đánh giá của người viết đối với vấn đề cần thuyết phục và làm sáng tỏ. Luận điểm của bài văn nghị luận
23
thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với những phán đốn có tính chất khẳng định hoặc phủ định. [70, 203]
Ví dụ: Luận điểm trong bài phân tích văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”:
Luận điểm 1 : Mùa xuân của thiên nhiên - bức tranh thiên nhiên mùa xuân rộn ràng tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
Luận điểm 2 : Mùa xuân của đất nước - từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang bày tỏ những suy nghĩ và tâm niệm về mùa xuân đất nước.
Luận điểm 3 : Mùa xuân của lòng người - những tâm nguyện, khao khát được cống hiến cho cuộc đời, được hiến thân vào cuộc đời chung của tác giả.
Luận điểm trong bài văn nghị luận phải nêu được ý hay. Ý hay là ý đúng, ý sâu, ý mới, ý riêng, tập trung, nổi bật, có cơ sở đạo lý và khoa học vững chắc, đáp ứng địi hỏi thực tế, có sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe. Khi đọc một bài văn nghị luận hay là phải nhận ra và đánh ra được luận điểm mới mẻ, độc đáo của người viết. Thấy được điều đó cũng là thấy được vẻ đẹp của bài văn nghị luận.
Một trong những thủ pháp tìm ra những luận điểm mới, ý tứ mới và sâu sắc là người viết thường đặt ngược lại vấn đề, liên hệ, so sánh hoặc nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau để phát hiện ra những khía cạnh mà người đi trước chưa nhìn thấy.
5.3. Lập luận cho bài văn nghị luận văn học
Nghị luận là bàn luận, là nói lý nói lẽ là thuyết phục người đọc bàng lập luận logic, chặt chẽ. Cái đẹp cái hay của bài văn nghị luận cũng là ở chỗ đó. Có luận điểm mới mẻ, độc đáo là hết sức quan trọng, nhưng để bài văn có sức thuyết phục cao thì riêng luận điểm chưa đủ. Ở đây cần đến vai trò của lập luận. Phải biết lập luận, tức là phải biết trình bày triển khai luận điểm; biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; biết dùng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với chính mình. Luận điểm là nội dung còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung. [70,210]
24
Lôgic lập luận của Nguyễn Trãi ở Đại Cáo Bình Ngơ lại thể hiện ngay trong bố cục bài cáo:
Phần đầu nêu lên lập trường chính nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Phần II: lập luận để khẳng định: Nước Đại Việt là chính nghĩa. Phần III: tập trung chứng minh: quân Minh là bất nhân, cuồng bạo.
Phần IV: dẫn đến lẽ tất yếu: vì nhân nghĩa phải chiến đấu chống giặc Minh. Phần V: lập luận để thấy do trọng nhân nghĩa, nhờ nhân nghĩa mà ta đã toàn thắng giặc Minh
Muốn cho lập luận chặt chẽ, khi viết cần biết soi sáng vấn đề dưới nhiều góc cạnh bằng cách tự đặt ra các câu hỏi chất vấn, đối thoại để làm nổi bật sự thật, để phơi bày mặt trái, sự vô lý của một vấn đề nào đấy... Ở đây thao tác lập luận bác bỏ thường được vận dụng một cách triệt để. Lập luận có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn trong văn nghị luận. Muốn cho lập luận chặt chẽ, mín cạnh, khi viết nên đặt mình vào địa vị người đọc, giả định là người đọc không cùng một ý với mình, đặt ra những lời phản bác có thể có từ độc giả để lập luận cho hết nhẽ. Vì thế lập luận trong bài văn nghị luận thường chứa đựng một nội dung đối thoại ngầm về một vấn đề nào đấy, thường có màu sắc đối thoại, tranh luận. [70, 216]