Chương 1 : Cơ sở lí luận
6. Khái quát về cách ra đề, cách làm bài văn nghị luận văn học
6.1. Cách ra đề văn nghị luận văn học
6.1.1. Đề văn trong các kì thi khoa bảng, thời kì phong kiến Việt Nam
Văn nghị luận đã có từ xa xưa. Trong thời phong kiến, các bài kinh nghĩa, văn sách được coi là văn nghị luận. Đó là loại văn cử nghiệp chủ yếu dùng trong nhà trường, trong thi cử phong kiến. Trong bài văn sách, người viết phải trình bày, kiến giải, biện luận, thuyết phục, làm sáng tỏ các câu hỏi đã đặt ra. Ở các kì thi Đình, đề bài do vua trực tiếp đưa ra. Chẳng hạn đề thi năm 1871, tại kì thi Nguyễn Khuyến đã đỗ đầu (Đình Nguyên)
“Trẫm thường đọc sách Luận ngữ đến chỗ Tử Cống hỏi về chính trị, Khổng Tử nói rằng “đủ lương thực, đủ binh lính,dân tin theo vậy”. Nhân nghĩ cơng việc
25
hiện nay, khơng gì quan trọng hơn điều đó, mà muốn thực hiện được điều đó thì sự lựa chọn người tốt lại quan trọng hơn cả. Trẫm từng đêm ngày lo nghĩ mà vẫn chưa đạt được hiểu quả mong muốn. Đông đảo kẻ sĩ các người lúc mới xuẩt thân ắt hẳn có cơ sở học sinh kinh bang tế thế. Vậy thì những loại việc thiết thực như vậy, suy ra từ cổ cho đến kim, nghĩ thế nào, làm thế nào để có cơng hiệu, hãy nói hết với trẫm. Các ngươi chớ lặp lại ý của người khác, chớ bàn phù phiếm, trẫm cũng bất tất phải nói nhiều để các người có thời giờ rộng rãi, nói được hết ý nghĩa, xứng với ý muốn của trẫm.” [70, 220]
Cho tới phong trào Đông kinh Nghĩa thục đề văn đã dần dần được thay đổi. Lối văn khoa cử bắt đầu bỏ hẳn, Tứ Thư, Ngũ Kinh vẫn được giảng trong nhà trường song không được coi trọng như trước nữa. Hạn chế lớn nhất là từ nhỏ đến lớn, học trò phong kiến chỉ học “luân lí với văn chương”, trong đó, ln lí chỉ bó hẹp trong lễ phép, làm cho người ta không thể theo được: văn chương thì phù phiếm, vì “tồn bàn chuyện Nguyên , Minh, Đường, Tống, ngồi xó nhà mà tả toàn những cảnh Hoàng Hà, Thái Sơn, thực là ngồi cầu Đơ mà nói quán Mọc. Văn như thế thì vẽ sao cho được cái chân cảnh của tạo hóa mà cảm động được lịng người ”.[29,162]. Dần dần, đề văn nghị luận được cải cách, cách tân, đổi mới, bắt kịp xu hướng của thời đại là bàn luận về nhưng vấn đề thiết yếu của cuộc sống.
6.1.2. Đề thi hiện hành theo chương trình giáo dục cải cách năm 2003 đến nay.
Trong chương trình giáo dục hiện hành đề văn nghị luận thường quan niệm có bố cục ba phần: phần dẫn dắt vấn đề, phần nêu vấn đề, phần nêu kiểu bài và giới hạn phạm vi bàn bạc. Sau đây là một số đề văn hiện hành theo chương trình cải cách giáo dục.
6.1.2.1. Đề kiểm tra các tác phẩm có trong SGK
Dạng đề thi sử dụng các tác phẩm có trong SGK là đề thi được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi nó gần với truyền thống mơn Ngữ Văn, rất quen thuộc đối với HS, HS có thể tiếp cận và làm bài nhanh chóng.
Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết
26
và câu có thành phần phụ chú (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú):
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đi vàng lóe rạng đơng Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
(Trích Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
6.1.2.2. Đề kiểm tra đọc hiểu văn bản khơng có trong SGK
Dưới đây là đề đọc hiểu văn bản trong đề kiểm tra của lớp 12. Tuy tác phẩm khơng có trong chương trình dạy học trong SGK nhưng vẫn xuất hiện trong các đề kiểm tra THPT.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sịng
mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cơ đồng Tơi đâu biết bà tơi cơ cực thế bà mị cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)
27
Câu 2. Các từ "lảo đảo", "thập thững" có vai trị gì trong việc thể hiện những hình ảnh cơ đồng và người bà.
Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó?
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
6.1.2.3. Đề kiểm tra nghị luận văn học đa phương thức
Trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ thông tin, đề văn đã dần được thay đổi, không chỉ sử dụng ngôn từ thông thường đề thi đã xuất hiện thêm hình ảnh yêu cầu học sinh bàn luận về các vấn đề được nêu ra trong bức ảnh, clip ấy... Các kì thi tuyển trường chuyên, kì thi học sinh Giỏi đã mạnh dạn thay đổi
cách ra đề như kì thi học sinh giỏi.
Đề bài: Nhìn vào bức tranh trên em liên tưởng đến tác phẩm nào. Hãy phân tích nhân vật lão Hạc và chỉ ra giá trị nhân đạo trong tác phẩm?
Ví dụ: Khi áp dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương. GV có thể ra đề bài: “ Tìm các đề đa phương thức về văn nghị luận văn học”. GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm giới thiệu đề đa phương thức của nhóm mình.
Đề văn sử dụng văn bản đa phương thức khơng bó buộc vấn đề hỏi trong những vấn đề trong thực tiễn, mang tính thời sự, tính ứng dụng cao trong văn nghị luận xã hội, GV vẫn có thể ra trong những tác phẩm văn học trong nhà trường. Đây là một đề rất mới và ít xuất hiện trong các đề kiểm tra THPT vì vậy, khi xuất hiện những dạng thi kiểm tra này HS có thể vận dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn
28
chương. Trước những vấn đề đó, người viết được phép thể hiện chính kiến và những sáng tạo riêng, mang tính cá nhân.
6.2. Cách làm bài văn nghị luận văn học
6.2.1. Nhận thức đúng vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu làm sáng tỏ
Mỗi đề văn, nhất là đề văn hay, người ra đề ngồi những u cầu bình thường, ln ln “cài đặt” trong đó một ẩn ý sâu xa mà chỉ có HS chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ mới có thể phát hiện và đáp ứng được vấn đề trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ. Kiến thức huy động trong bài cũng cần thật đa dạng phong phú, tiêu biểu và đích đáng. Nếu đề đã nêu lên kiến thức bắt buộc thì những kiến thức mở rộng chỉ nên làm nổi bật những kiến thức mà đề yêu cầu. Trong trường hợp đề khơng giới hạn cụ thể thì người viết cần có một tầm bao quát kiến thức văn học sử thật tốt để huy động được các dẫn liệu thật tiêu biểu, tồn diện và có giá trị thuyết phục cao. Thường là phải “quét” từ văn học dân gian- văn học trung đại- văn học
đầu thế kỉ - văn học hiện đại và văn học đương đại. Văn học thế giới cũng cần phải
nắm được một số hình tượng tiêu biểu, lớn lao để liên hệ và so sánh. [70, 230]
6.2.2. Hình thành được hệ thống ý làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm
Ý trong bài văn nghị luận chính là hệ thống luận điểm, luận cứ với các cấp độ khác nhau (luận điểm trung tâm, luận điểm bộ phận, luận cứ lớn, luận cứ nhỏ,...). Để tìm ý cho một bài văn, người viết thường phải tiến hành hai bước:
Bước 1: Dựa vào yêu cầu và chỉ dẫn của đề để tìm ra vấn đề trọng tâm và các ý lớn mà bài viết cần làm sáng tỏ.
Bước 2: Tìm các ý nhỏ bằng cách đặt ra các câu hỏi, vận dụng những hiểu biết về văn học và cuộc sống, xã hội để trả lời các câu hỏi đó.
- Nó là gì? (giải thích qua những thuật ngữ, khái niệm khó trong đề) - Nói như thế nghĩa là thế nào?
- Nói như thế có đúng khơng? Tại sao lại có thể nói như thế? Căn cứ vào đâu?
29
- Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào? (đối với nhà văn, người đọc, lịch sử văn học,...).
Cách cảm thụ và kết quả tiếp nhận của các nhân mỗi người có thể rất khác người, khác đời nhưng tất cả đều phải có lí, sức thuyết phục cao. Sáng tạo nghệ thuật có những ngun tắc thì tiếp nhận nghệ thuật cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Vì thế trước một đề văn dù muốn hay khơng người ra đề cũng như người viết bài cũng phải nêu lên được cách hiểu và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua chương 1, khóa luận đã giới thiệu các khái niệm văn nghị luận, đặc điểm văn nghị luận, cách ra đề trong văn nghị luận văn học... Đồng thời củng cố những phương pháp, mơ hình của dạy học ngữ văn giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Áp dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương trong dạy học văn nghị luận văn học để thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới dạy học ngữ văn chương trình phổ thơng.
Khóa luận sẽ triển khai mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương khi dạy văn nghị luận văn học ở chương 2 và thiết kế các tiết dạy văn nghị luận văn học có áp dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương ở chương 3.
30
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TRIỂN KHAI MƠ HÌNH VỊNG TRỊN THẢO LUẬN VĂN CHƯƠNG KHI DẠY VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Tiến trình tổ chức “vịng trịn thảo luận văn chương”
1.1. Quy trình dạy học dành cho những HS chưa có kinh nghiệm làm việc hợp tác
Đối với các HS vốn quen thuộc với các hoạt động dạy học toàn lớp dưới sự hướng dẫn cụ thể của GV và chưa quen tham gia các hoạt động học tập qua nhóm nhỏ thì đây là mơ hình phù hợp để hướng dẫn HS làm quen với “vòng tròn thảo luận văn chương”. Điểm khác biệt lớn của mơ hình này so với các mơ hình khác là ở việc sử dụng các bản phân vai.
Ngày 1: HS đọc một truyện ngắn hay và thảo luận về nó, giới thiệu ý tưởng về “vịng tròn thảo luận văn chương”.
Ngày 2 đến ngày thứ 5:
- HS đọc một vai mỗi ngày, sử dụng các truyện ngắn. - Hàng ngày các nhóm 4 HS cùng vai gặp để thảo luận.
- Toàn lớp sẽ gặp để thảo luận sâu và làm sáng rõ vai trọng tâm của ngày hôm ấy.
Ngày 6 đến ngày thứ 10:
- HS phân chia và sử dụng tất cả các vai trong khi đọc một tiểu thuyết ngắn. - Các nhóm gồm 4 HS với những vai khác nhau thảo luận, chuyển vai mỗi ngày.
- Toàn lớp gặp mỗi ngày để thảo luận sâu và chia sẻ.
1.2. Quy trình dạy học dành cho những HS đã quen với cách làm việc hợp tác
Với đối tượng HS đã quen với cách học hợp tác và học văn trên cơ sở phản hồi của người đọc thì Daniels cho rằng chỉ cần khoảng một giờ để giúp HS làm quen với “vòng tròn thảo luận văn chương”. Trình tự thực hiện giờ học gồm các bước sau:
31
Bước 1: Cung cấp nhiều VB cho HS lựa chọn và mời HS tự hình thành nhóm (khoảng 4-5 người muốn đọc cùng một VB).
Bước 2: GV ôn lại cách dùng và ý nghĩa của phản hồi mở, nơi người đọc có thể ghi lại cảm xúc, mối liên hệ, từ ngữ, nét vẽ, câu hỏi, lời bình luận hay bất cứ lưu ý nào khá về những gì HS đọc.
Bước 3: Cho HS một khoảng thời gian để HS đọc và viết phản hồi (khoảng 20-30 phút). u cầu các nhóm nhìn vào sách và tự quyết định chọn một phần mà HS có thể đọc xong 5 phút trước khi hết thời gian quy định. 5 phút này sẽ được dùng để ghi các điểm chúy ý vào bản phản hồi, trong hoặc sau khi đọc.
Bước 4: Khi tất cả đã đọc và ghi các lưu ý xong, mời các thành viên trong nhóm gặp nhau khoảng 10-15 phút. GV giải thích mục đích của cuộc gặp này là để HS có một cuộc trị chuyện tự nhiên về cuốn sách đã đọc.
Bước 5: Trong q trình cuộc trị chuyện nhóm diễn ra, GV quan sát từng nhóm một cách kín đáo trong khoảng vài phút. GV ghi lại những VD và lời bình luận cụ thể mà có thể cần sử dụng trong quá trình trao đổi chung với các nhóm khác.
Bước 6: Yêu cầu cả lớp tập hợp để cùng chia sẻ và thỏa luận. HS nói về cuốn sách đã đọc, yêu cầu mỗi nhóm cho VD hay cảm nhận về nội dung trao đổi của các em. Sau đó các em chuyển sang phản ánh về tiến trình tổ chức thảo luận trong nhóm. Từ đó, HS lập danh sách các kĩ năng xã hội tốt và không tốt để rút kinh nghiệm cho việc tiến hành thảo luận các lần sau.
Bước 7: Yêu cầu các nhóm tự chỉ định một đoạn đọc khác trong sách cho buổi gặp thứ hai. Nhắc HS ghi phản hồi trong hoặc sau khi đọc. Ghi các kĩ năng xã hội tốt và không tốt vào một tờ giấy lớn/bảng phụ treo lên lớp và trong buổi thảo luận tiếp theo có thể thêm vào danh sách này những điểm cần thiết.
2. Những định hướng thiết kế bài học có sử dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương
32
2.1. Sử dụng quy trình bảy bước trong mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương
Tuy có nhiều cách thức khác nhau để giúp HS làm quen với “vòng tròn thảo luận văn chương” nhưng tựu chung cũng gồm các bước sau:
Bước 1: Giải thích – giúp HS hiểu hoạt động này diễn ra như thế nào và tại sao nó lại quan trọng.
Bước 2: Chứng minh – cung cấp các ví dụ sống động thực tế hay những băng video quay lại các ví dụ ấy.
Bước 3: Luyện tập – cho HS cơ hội thử nghiệm các phương pháp khác nhau. Bước 4: Ghi chép chi tiết – yêu cầu HS chú ý và ghi lại những biện pháp, tiến trình hiệu quả.
Bước 5: Trau dồi – tiếp tục cung cấp các hướng dẫm qua các bài học ngắn khi HS thực hiện.
Việc dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động tương tác cho HS địi hỏi HS tính tự lực rất cao. Để HS có thể tự lực thực hiện việc đọc và thảo luận, chia sẻ hiệu quả thì GV phải tư vấn, hướng dẫn các kĩ năng, chiến thuật đọc cho HS. Đây cũng là điểm làm cho hoạt động tương tác trong lớp học không đơn thuần chỉ là sự mô phỏng hoạt động đọc và chia sẻ mà con người thường thực hiện trong cuộc sống. GV tạo điều kiện để HS trải nghiệm việc đọc nhưng vẫn đang “dạy học” và khơng thốt ly mục đích giáo dục của chương trình.
Ví dụ: Quy trình vận dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương được dử dụng trong các trường hợp. GV ra yêu cầu: Cả lớp chia thành các nhóm thảo luận phân tích các đề văn nghị luận văn học. Các nhóm chia thành các nhóm bài: nhóm hệ thống tìm hiểu đề văn nghị luận, nhóm hệ thống bài tập tìm ý và lập dàn ý, nhóm hệ thống bài tập viết đoạn văn nghị luận theo chủ đề, nhóm hệ thống bài tập tìm những bài văn, sách hay về nghị luận văn học .
33
Khi đọc văn bản độc giả cần phải nắm được các từ chìa khóa, những chi tiết quan trọng để hiểu điều cốt lõi mà tác giả định trình bày, gửi gắm. Nội dung đánh