Vòng tròn thảo luận văn chương

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học văn nghị luận văn học (Trang 27 - 31)

Chương 1 : Cơ sở lí luận

2. Các mô hình dạy học có thể áp dụng để sử dụng các phương pháp dạy học tập

2.3. Vòng tròn thảo luận văn chương

2.3.1. Khái niệm

Daniels một nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới về “vòng tròn thảo luận văn chương”, ơng đã giải thích về mơ hình này như sau: [53,95]

Vòng tròn thảo luận văn chương là những nhóm thảo luận nhỏ giữa những HS cùng chọn đọc một câu chuyện, bài thơ, bài báo, hay cuốn sách. Trong khi đọc phần VB mà mỗi nhóm được phân cơng, các thành viên ghi chép những ý tưởng nảy sinh trong quá trình đọc để trao đổi trong cuộc thảo luận sắp tới, và mỗi người khi đến với nhóm đều mang theo những ý tưởng cần được chia sẻ. Mỗi nhóm sẽ theo một lịch trình đọc và gặp gỡ với những cuộc thảo luận định kì trong khi đọc một cuốn sách.

2.3.2. Hoạt động xây dựng mơ hình phân vai trong “Vịng trịn thảo luận văn chương”

Theo Daniels (2002) mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương về cơ bản gồm 4 vai, cách hiểu và tên gọi của từng vai cũng thay đổi tùy theo người sử dụng.

Vai “người liên hệ”: Học sinh thực hiện những kĩ năng mà một người đọc thường sử dụng như tìm mối liên hệ giữa những gì đang đọc với thực tế cuộc sống, với cảm xúc và kiến thức nền của học sinh, với những văn bản, những tác giả khác.

Vai “người hỏi”: Trong quá trình đọc, học sinh viết những câu hỏi về văn bản, có thể là câu hỏi về nội dung, sự kiện, nhân vật; câu hỏi về từ ngữ, cách diễn đạt hay về dụng ý của tác giả hoặc về ý nghĩa của phần văn bản đang đọc.

Vai “người tìm những điểm, phần quan trọng của văn bản”: Ở vai này học sinh chỉ ra một số phần, đoạn, câu, từ mà học sinh cho là quan trọng hay thú vị. Học sinh được giao vai này cần ghi chú lý do tại sao em chọn đoạn, câu, từ ấy và cách mà em muốn mọi người trong nhóm chia sẻ.

Vai “người vẽ tranh”: Học sinh sẽ tưởng tượng về những gì đang đọc và vẽ ra. Có thể vẽ những gì diễn ra trong đoạn văn bản vừa đọc, vẽ điều gì đó mà đoạn văn bản nhắc hoặc gợi lên cho học sinh.

18

Vòng tròn thảo luận văn chương về bản chất là việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua việc tham gia các hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ nên để đạt được hiểu quả thì giáo viên cần hướng dẫn để học sinh biết hợp tác thế nào, phát huy tính độc lập ra sao. Có thể coi những bản phân vai này là đại diện cho sự có mặt của giáo viên, giúp học sinh biết cách thực hiện các nhiệm vụ khi đọc cũng như khi tham gia thảo luận với bạn cùng nhóm.

Áp dụng mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương trong tiết Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận (Ngữ văn 7, tập 2). GV chia lớp thành

4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 vai trong mơ hình vịng trịn thảo luận văn chương. Các nhóm tập trung chia sẻ và thảo luận theo vai:

Nhóm 1: Vai “người liên hệ” : HS liên hệ tất cả các nội dung kiến thức, cách xây dựng bố cục dàn ý, cách thức triển khai ý tưởng, cách trình bày, cách diễn đạt, cách hành văn....

Nhóm 2: Vai “người hỏi” : Trong quá trình thảo luận HS viết ra những câu hỏi: Các vấn đề trong cả 11 đề trên đều xuất phát từ đâu? Người ra đề đặt ra những

vấn đề ấy nhằm mục đích gì? Những vấn đề ấy gọi là gì? Thái độ tình cảm của người làm bài đối với từng đề khác nhau như thế nào? Vậy tính chất của đề là gì? Muốn tìm hiểu đề ta làm thế nào?

Nhóm 3: Vai “người tìm những điểm, phần quan trọng của văn bản”: HS cùng nhau thảo luận và chọn ra những luận điểm, luận cứ, lập luận quan trọng trong văn nghị luận. HS trình bày lý do tại sao chọn những luận điểm, luận cứ, lập luận đấy.

Nhóm 4: Vai “người vẽ tranh”: Cả nhóm cùng nhau tưởng tượng về những luận điểm, luận cứ và lập luận trong Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn

nghị luận và viết ra điều gì đó gợi lên cho HS, đây chính là sản phẩm cuối cùng của

cuộc thảo luận.

2.3.3. Tiến trình tổ chức “Vịng trịn thảo luận văn chương”

Tiến trình tổ chức “vịng trịn thảo luận văn chương” được Daniels (2002) đề xuất với những cách thức khác nhau nhưng tựu chung gồm các bước sau:

19

Bước 1: Giải thích – giúp học sinh hiểu hoạt động này diễn ra như thế nào và tại sao nó quan trọng.

Bước 2: Chứng minh – cung cấp các ví dụ sống động thực tế hay những băng video quay lại các ví dụ ấy.

Bước 3: Luyện tập – cho học sinh cơ hội thử nghiệm các phương pháp khác nhau. Bước 4: Ghi chép chi tiết – yêu cầu học sinh chú ý và ghi lại những biện pháp, tiến trình hiệu quả.

Bước 5: Trau dồi – tiếp tục cung cấp các hướng dẫn qua các bài học ngắn khi học sinh thực hiện.

Để HS có thể tự lực thực hiện việc đọc và thảo luận, chia sẻ hiệu quả thì GV phải tư vấn, hướng dẫn các kĩ năng, chiến thuật đọc cho HS. GV tạo điều kiện để HS trải nghiệm việc đọc nhưng vẫn đang “dạy học” và khơng thốt ly mục đích giáo dục của chương trình.

2.3.4. Đặc điểm của “Vòng tròn thảo luận văn chương”

Daniels (2002) nêu 11 đặc điểm của “Vòng tròn thảo luận văn chương”:

Một, HS tự chọn tài liệu để đọc.

Ví dụ: Có nhận định cho rằng “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. HS sưu tập những bài thơ của Nguyễn Khuyến về làng cảnh Việt Nam. Chùm ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đã

chứng tỏ sinh động cho nhận xét này.

Hai, những nhóm nhỏ, được thành lập tạm thời, dựa trên những cuốn sách

mà HS chọn.

Ví dụ: HS chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một cuốn sách của Nguyễn Khuyến cùng nhau đọc.

Ba, các nhóm khác nhau đọc những cuốn sách khác nhau.

Ví dụ: Mỗi nhóm đọc 1 cuốn sách khác nhau. Nhóm 1 đọc Thu điếu, nhóm 2 đọc Thu ẩm, nhóm 3 đọc Thu vịnh.

20

Bốn, các nhóm gặp theo lịch trình đều đặn, có thể dự đoán để thảo luận về

việc đọc của mình.

Ví dụ: Hàng ngày các nhóm HS đọc cùng một cuốn sách gặp nhau để thảo luận về việc đọc của mình.

Năm, HS sử dụng các ghi chú để chỉ dẫn định hướng việc đọc và việc thảo

luận.

Ví dụ: HS đọc sách và ghi lại các điểm chú ý vào bản phản hồi, trong hoặc sau khi đọc.

Sáu, các chủ đề thảo luận do HS đề xuất.

Ví dụ: HS tự chọn chủ đề phù hợp với cuộc thảo luận. Trong Thu vịnh: Tìm

những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu ở thôn quê Việt Nam? Trong Thu điếu: Hai câu đầu cảnh thu hiện lên có những hình ảnh nào ở làng q Việt Nam? Trong Thu

ẩm: Điểm nhìn của tác giả gần đến xa, trên xuống tranh thu thể hiện nét điển hình

gì cho mùa thu ở nơng thơn Việt Nam?

Bảy, nhóm gặp là để có những cuộc trao đổi mở, tự nhiên về các cuốn sách,

vì vậy, chấp nhận các câu hỏi mở, quan hệ cá nhân, sự lạc đề.

Ví dụ: Các thành viên trong nhóm gặp mặt nhau trong khoảng 15 phút để thảo luận về cuốn sách đang đọc.

Tám, GV có vai trị cố vấn, không phải là thành viên của nhóm hay người

dạy.

Ví dụ: Trong q trình cuộc trị chuyện trong nhóm diễn ra, GV quan sát từng nhóm một cách kín đáo. GV chỉ quan sát và khơng được điều khiển cuộc thảo luận.

Chín, việc đánh giá được thực hiện qua sự quan sát của GV và tự đánh giá

của HS.

Ví dụ: Trong q trình cuộc trị chuyện trong nhóm diễn ra, GV quan sát từng nhóm một cách kín đáo. GV ghi lại những VD và lời bình luận cụ thể mà có thể cần sử dụng trong quá trình trao đổi chung với các nhóm khác sau đó.

21

Mười, tinh thần khơi hài vui vẻ tràn ngập phịng học.

Ví dụ: HS khuyến khích nói chen một cách thoải mái, trị chuyện tự nhiên về cuốn sách đang đọc tạo khơng khí vui vẻ, sơi động trong phòng học.

Mười một, khi các cuốn sách được đọc xong, người đọc chia sẻ với bạn cùng

lớp, và những nhóm mới được hình thành dựa trên những lựa chọn đọc mới.

Ví dụ: Khi đã đọc xong HS chia sẻ với các bạn trong lớp và các bạn ở nhóm khác về cuốn sách đó. Cùng nhau lập nhóm mới về những cuốn sách sẽ đọc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học văn nghị luận văn học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)