I. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SỐ TRONG SẢN XUẤT NGÀNH MAY
5. Internet vạn vật
5.1. Khái niệm
Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.
Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật đƣợc kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật đƣợc kết nối với internet, nó sẽ trở nên thơng minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thơng tin đó.
Các thiết bị IoT có thể là đồ vật đƣợc gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trƣờng xung quanh (giống nhƣ các giác quan), các máy tính, bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các đồ vật đƣợc tích hợp cả hai tính năng trên.
5.2. Đặc điểm
Tiềm năng ứng dụng của internet vạn vật (IoT) trải rộng trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, mọi hệ thống IoT hồn chỉnh đều có đủ 4 bƣớc: thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xử lý dữ liệu, và đƣa ra quyết định.
IoT có nhiều đặc tính cơ bản nhƣ:
+ Tính kết nối liên thơng: là khả năng các thiết bị đều có thể kết nối với nhau + Tính khơng đồng nhất: Các thiết bị trong mạng lƣới IoT sở hữu phần cứng cũng nhƣ network khác nhau nên không đồng nhất
+ Thay đổi linh hoạt: Số lƣợng và trạng thái thiết bị đều có thể thay đổi
+ Quy mơ lớn: mạng lƣới IoT có rất nhiều các thiết bị kết nối với nhau thông qua Internet
+ Đáp ứng các dịch vụ liên quan đến “Things”.
IoT đƣợc coi là chìa khóa thành cơng của con ngƣời trong tƣơng lai gần. Nó tác động tích cực đến đời sống, cơng việc với nhiều lợi ích mang lại cho con ngƣời và hoạt động của doanh nghiệp nhƣ:
- Tự động hóa hệ thống nhà thông minh
- Quản lý các thiết bị cá nhân bằng kết nối mạng
- Mua sắm thông minh qua các phần mềm máy tính, điện thoại - Quản lý mơi trƣờng, chất thải trong các nhà máy, xí nghiệp
- Quản lý, lập kết hoạch công việc cho các doanh nghiệp, công ty - Theo dõi sức khỏe từ xa…
Hầu hết các ngành nghề hiện nay đều phát triển hơn; dựa trên sự kết nối linh hoạt của mạng lƣới IoT. Bao gồm từ giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,…
5.3. Ứng dụng
- Internet vạn vật (IoT) cũng có thể đƣợc ứng dụng trong các nhà máy, nơi các cảm biến đƣợc gắn vào máy móc để theo dõi hoạt động của chúng, đƣa ra cảnh báo về sự cố hỏng hóc có thể xảy ra, theo dõi lƣợng năng lƣợng tiêu thụ và đƣa ra chế độ hoạt động tiết kiệm nhất. Hệ thống bảo trì giám sát này là một trong những ứng dụng IoT công nghiệp hiệu quả nhất và hoạt động thông qua các cảm biến, sau khi đƣợc cài đặt hệ thống này có thể gửi cảnh báo khi xuất hiện các yếu tố có thể gây ra rủi ro nhất định.
Ví dụ: Các cảm biến giám sát robot hoặc máy móc gửi dữ liệu về hệ thống, chúng sẽ phân tích dữ liệu nhận đƣợc trong thời gian thực và áp dụng các thuật tốn nâng cao có thể đƣa ra cảnh báo về nhiệt độ cao hoặc rung động vƣợt quá các thơng số bình thƣờng.
- Việc sử dụng các hệ thống IoT công nghiệp cho phép giám sát tự động hàng tồn kho, kiểm tra và xác nhận kế hoạch có đƣợc tuân thủ hay không và đƣa ra cảnh báo trong trƣờng hợp xảy ra sai lệch. Đây là một ứng dụng IoT thiết yếu khác để duy trì quy trình làm việc liên tục và hiệu quả.
- Một trong số các ứng dụng IoT quan trọng nhất là khả năng giám sát chất lƣợng của các sản phẩm ở bất kỳ giai đoạn sản xuất nào: từ nguyên liệu thô đến cách chúng đƣợc vận chuyển (thông qua các ứng dụng theo dõi thông minh), phản hồi của khách hàng khi nhận sản phẩm. Điều này rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu hiệu quả của công ty và xử lý, thay đổi quy trình làm việc trong trƣờng hợp phát hiện ra các lỗi, với mục đích tối ƣu hóa quy trình và phát hiện kịp thời các vấn đề trong dây chuyền sản xuất. Có thể nói rằng đó là điều cần thiết để ngăn ngừa rủi ro trong các ngành công nghiệp tinh vi hơn, chẳng hạn nhƣ dƣợc phẩm hoặc thực phẩm. Nếu nhƣ trƣớc đây ở khâu kiểm tra chất lƣợng sản phẩm thƣờng phát hiện ra nhiều sản phẩm lỗi, không đủ tiêu chuẩn lƣu thơng thì giờ đây khi IoT xuất hiện sẽ giảm đáng kể lƣợng hàng lỗi. Vì tất cả các khâu các máy móc đều kết nối với nhau trong một hệ thống, nhà quản lí sẽ dễ dàng phát hiện ra sản phẩm lỗi ngay tại thời điểm có lỗi và sẽ kịp thời khắc phục chứ không cần phải đợi khi hàng hóa sản xuất xong chuyển sang khâu kiểm tra chất lƣợng. Ƣớc tính khi đƣa IoT vào sản xuất lƣợng hàng lỗi có thể giảm tới 10%.
- Thiết lập hệ thống IoT đang là xu hƣớng các doanh nghiệp theo đuổi để tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng chống chịu trƣớc các rủi ro. Hiện nay, trong đại dịch Covid-19, khi mà cƣ dân ở nhiều nơi khơng thể ra khỏi nhà vì nguy cơ lây nhiễm, cuộc sống của họ sẽ bớt khó khăn nhƣ thế nào nếu các nhà máy vẫn có thể tự tiếp tục hoạt động và các phƣơng tiện vẫn có thể tự đi lại để trao đổi hàng hóa.