Ứng dụng chuyển đổi nhanh với công nghệ số

Một phần của tài liệu Giáo trình Tự động hóa trong ngành May (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 75)

II. MƠ HÌNH JIT

3. Ứng dụng chuyển đổi nhanh với công nghệ số

Chuyển đổi nhanh trong tiếng Anh đƣợc gọi là Quick Change Over hay thuật ngữ khác là SMED - Single Minute Exchange of Die.

Chuyển đổi nhanh là thuật ngữ đƣợc sử dụng để chỉ hoạt động mà thời gian cài đặt có thể đƣợc tính đến từng phút một.

Chuyển đổi nhanh hay SMED là phƣơng pháp thực hành việc giảm thời gian thay đổi một dây chuyền sản xuất hay máy móc từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Trong nhà máy may, ứng dụng thành công nhất của chuyển đổi nhanh là giảm thời gian thay đổi mã hàng trên dây chuyền may nhờ việc rút ngắn thời gian điều chỉnh thiết bị may kỹ thuật số, sử dụng SW kỹ thuật số trong rải chuyền,... Kết quả chuyển đổi nhanh trong thời kỳ chuyển đổi số có thể đƣợc đo lƣờng bằng các thông số sau đây:

- Thời gian điều chỉnh thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của mã mới - Thời gian rải chuyền ở các bộ phận của mã mới

- Thời gian ra chuyền của mã mới

Khi thực hiện chuyển đổi nhanh sẽ giúp:

- Giảm lƣợng bán thành phẩm (Work In Process - WIP)

- Gia tăng khả năng sinh lợi từ vốn đầu tƣ của thiết bị đầu tƣ thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn;

- Tạo lợi thế cạnh tranh cho bất kì nhà sản xuất nào trong sản xuất, chuẩn bị, xử lí hay đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trên một máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc.

Bằng cách thực hiện chuyển đổi nhanh, các đơn vị có thể sản xuất sản phẩm với thời gian và số lƣợng gần đúng với yêu cầu của khách hàng. Thực hiện thành công SMED và chuyển đổi nhanh tạo lợi thế cạnh tranh cho bất kỳ nhà sản xuất nào trong sản xuất, chuẩn bị, xử lý hay đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trênmột máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc. SMED và chuyển đổi nhanh cho phép các nhà sản xuất giữ ít tồn kho hơn trong lúc đáp ứng nhu cầu khách hàng với những sản phẩm thậm chí ít dao động hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tự động hóa trong ngành May (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)