TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC*

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 89 - 92)

VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC*

Thưa tồn thể các đồng chí,

Hôm nay, chúng ta tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng. Đây là Hội nghị rất quan trọng diễn ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang ra sức thực hiện các chủ trương nhiệm vụ của Đại hội XI; đặc biệt là Hội nghị của chúng ta được tổ chức ngay sau khi Bộ Chính trị vừa tổ chức thành cơng Hội nghị cán bộ tồn quốc để phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Trước hết, tôi xin gửi tới các đồng chí đại biểu dự Hội nghị và đội ngũ cán bộ làm cơng tác phịng, chống tham nhũng trong cả nước những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

_________

* Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết

Trung ương 3 (khóa X) và tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, ngày 07/3/2012.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

88

Thưa các đồng chí,

Như các đồng chí đã biết, ngay sau Đại hội X, tại Hội nghị lần thứ ba (tháng 7/2006), Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và ra Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí”. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác quan trọng này. Như vậy, việc ban hành Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tháng 11/2005 và việc ban hành Nghị quyết Trung ương 3 đã khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta đối với cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương 3 đã đề ra mục tiêu, quan điểm và những chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí tương đối cụ thể. Sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết, tháng 10/2006, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết này. Tiếp đó, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy đã tổ chức hội nghị và nhiều hình thức khác để phổ biến, quán triệt Nghị quyết. Có thể nói, Nghị quyết Trung ương 3 đã được đón nhận và triển khai thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, tạo ra khí thế mới cho cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí và củng cố niềm tin của Nhân dân vào cuộc đấu tranh.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật phòng, chống tham nhũng, từ cuối năm 2006, đầu năm 2007, Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng tại Thanh tra Chính phủ, Bộ Cơng an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được thành lập và đi vào

hoạt động. Đến cuối năm 2007, chúng ta tiếp tục thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng nhằm tạo ra những chuyển biến rõ nét trong công tác này.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật phòng, chống tham nhũng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự cố gắng tích cực của các ban chỉ đạo, các cơ quan phòng, chống tham nhũng và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị; sự tham gia và ủng hộ tích cực của Nhân dân, cơng tác phịng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân. Tuy nhiên, cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nhiều hạn chế và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và mong muốn chính đáng của Nhân dân ta; tình hình tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp. So với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 3 là "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí..." thì chúng ta chưa thực hiện được.

Tại Hội nghị này, các đồng chí đã phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên trong cả nước. Tơi đề nghị các đồng chí qua Hội nghị này phải nghiêm túc, thẳng thắn suy ngẫm và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém riêng của từng cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Từ đó đề ra giải pháp khắc phục một cách cụ thể, phù hợp, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thưa các đồng chí,

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: "Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

90

tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước"1; đồng thời xác định: phòng, chống tham nhũng là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo ra chuyển biến rõ nét trong nhiệm kỳ 2011 - 2016. Mới đây, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và đã chọn, quyết định ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó, vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là: "kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp"2. Chúng ta đều hiểu rằng, để thực hiện được vấn đề cấp bách này thì khơng thể khơng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đề ra phương châm thực hiện, trong đó chỉ rõ: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh; nói đi đơi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu phải kiên quyết, tiên phong trong đấu tranh, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, kỷ luật của Đảng, Nhà nước những hành vi vi phạm, khơng nể nang, né tránh; bảo vệ người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, góp phần

_________

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)