KỊP THỜI XỬ LÝ*

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 134 - 139)

1. Quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã hướng trọng tâm cơng tác của tồn ngành vào các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Đã tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực quản lý tài chính - tiền tệ, quản lý đất đai - tài nguyên, lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư nước ngoài...

- Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ: Từ năm 2011 đến hết quý I năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 105 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm 72.288 tỉ đồng, 10.745 ha đất, kiến nghị thu hồi 22.410 tỉ đồng, chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý 46 vụ việc. Trên cơ sở kết quả thanh tra cũng đã phát hiện các vi phạm pháp luật, các sơ hở yếu kém trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp... để

_________

* Phát biểu kết luận tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ, ngày 25/5/2015.

kiến nghị các biện pháp phịng ngừa có hiệu quả, kiến nghị xử lý kỷ luật 6.185 tập thể, 22.702 cá nhân có vi phạm...

Thanh tra Chính phủ đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng từng bước xây dựng và hồn thiện thể chế về phịng, chống tham nhũng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng ngừa và xử lý hành vi tham nhũng được xây dựng đồng bộ; các quy định về phát huy dân chủ nội bộ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước, quản lý cán bộ, quản lý kinh tế... ngày càng phát huy tác dụng tích cực. Thanh tra Chính phủ cũng đã quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội và huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Vai trị của Thanh tra Chính phủ đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng ngày càng được khẳng định và là một trong những lực lượng xung kích trong lĩnh vực này.

Các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng đã được Thanh tra Chính phủ chủ động triển khai và đạt kết quả thiết thực. Đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan mở rộng hợp tác quốc tế với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc học tập kinh nghiệm, tổ chức đối thoại về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đã tổ chức Chương trình sáng kiến phịng, chống tham nhũng Việt Nam 2013 với chủ đề: "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng" tạo hiệu ứng tốt trong dư luận xã hội. Đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội từng bước nội luật hóa các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

134

2. Công tác thanh tra về phòng, chống tham nhũng đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, công tác thanh tra cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém như báo cáo của Thanh tra Chính phủ đã phản ánh. Có nhiều nội dung cần được quan tâm, nhưng tôi lưu ý các đồng chí một số nội dung:

- Việc tổ chức thực hiện Luật thanh tra chưa thật sự chủ động và toàn diện. Chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao và kết luận cịn chậm, có trường hợp vi phạm thời hạn thanh tra, một số vấn đề bức xúc chưa được thanh tra xử lý kịp thời. Việc xử lý sau khi thanh tra có tiến bộ nhưng kết quả chưa cao, còn nhiều kiến nghị xử lý chưa đủ nghiêm, chưa cập nhật được kết quả xử lý trách nhiệm quản lý và khắc phục hậu quả kinh tế do vi phạm gây ra. Từ đó hạn chế đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra.

- Công tác phịng, chống tham nhũng thơng qua hoạt động thanh tra chưa đạt được mục tiêu đề ra là từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa chưa phát huy tác dụng tích cực, số vụ việc tham nhũng phát hiện xử lý chưa được nhiều, việc thu hồi tài sản tham nhũng cịn rất hạn chế. Cơng tác thanh tra về cải cách thủ tục hành chính, về cơng khai, minh bạch trong cơng tác quản lý, về kê khai thu nhập tài sản... vẫn cịn mang tính hình thức, chưa đạt kết quả như mong muốn. Điều đáng quan tâm là số liệu kết luận thanh tra trong nhiều trường hợp phản ánh vi phạm pháp luật khá nghiêm trọng, tài sản thất thoát, chiếm đoạt lớn nhưng số người bị xử lý, số tài sản được thu hồi chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với kết quả thanh tra.

- Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực và ý thức trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, khắc phục ngay tình trạng "Trình độ, năng lực cán bộ cịn hạn chế, chưa ngang tầm nhiệm vụ" như báo cáo của Thanh tra Chính phủ đã phản ánh.

3. Một số nội dung cần quan tâm thực hiện từ nay đến trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

- Sau Hội nghị này, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết dứt điểm, theo đúng quy định pháp luật các vi phạm pháp luật được kết luận qua thanh tra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và tại Tập đồn Sơng Đà. Đồng thời làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc chậm chuyển giao hồ sơ, tài liệu dẫn đến việc xử lý vi phạm không kịp thời, hạn chế kết quả công tác thanh tra và cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm, tội phạm.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ rà sốt kế hoạch thanh tra năm 2015 để đẩy nhanh tiến độ thanh tra ở các lĩnh vực thường xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng để kịp thời xử lý vi phạm; có các biện pháp chủ động, kiên quyết, triệt để trong việc thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả thiệt hại về kinh tế. Đồng thời quan tâm làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, phát hiện các sơ hở yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý cán bộ để kiến nghị các biện pháp phòng ngừa đạt kết quả.

- Từ nay đến Đại hội XII dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo có thể diễn biến phức tạp. Thanh tra Chính phủ phải

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

136

chủ động làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hành vi tham nhũng và nhân sự đại hội Đảng các cấp cần được thụ lý kịp thời, chủ động có biện pháp thanh tra kết luận và xử lý đúng quy định pháp luật, góp phần ổn định chính trị - xã hội để phục vụ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

4. Về các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ

- Những kiến nghị có liên quan đến công tác xây dựng pháp luật (Luật thanh tra, Luật phịng, chống tham nhũng...), Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có đề nghị đến Đảng đoàn Quốc hội xem xét trong việc xây dựng chương trình xây dựng luật của Quốc hội khoá XIII.

- Các kiến nghị liên quan đến yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thanh tra và cơng tác phịng, chống tham nhũng, cơ cấu Chánh Thanh tra tham gia cấp ủy các cấp,... Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo thẩm quyền, theo hướng tạo các thiết chế có hiệu quả để thanh tra các cấp có đủ điều kiện hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 134 - 139)