XÂY DỰNG NGÀNH KIỂM SÁT NGÀY CÀNG VỮNG MẠNH*

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 109 - 119)

NGÀY CÀNG VỮNG MẠNH*

Thưa các đồng chí lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thưa các đồng chí,

Hơm nay tơi rất vui mừng được đến thăm và làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Thay mặt Ban Bí thư, tơi gửi tới các đồng chí và qua các đồng chí gửi tới tồn thể cán bộ, kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và toàn ngành kiểm sát lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc ngành kiểm sát nhân dân đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hồn thành tốt nhất nhiệm vụ cơng tác được giao.

Thưa các đồng chí,

Trên cơ sở báo cáo một số kết quả công tác của ngành kiểm sát nhân dân trong thời gian qua do đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trình bày và ý kiến phát biểu của các đại biểu tại buổi làm việc này, tôi vui mừng nhận thấy, trong những năm qua, các cơ quan tư pháp, trong

_________

* Phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 30/9/2014.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

108

đó có Viện Kiểm sát nhân dân đã triển khai nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo môi trường ổn định thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã tích cực đổi mới về tổ chức và hoạt động, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, phối hợp làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử... bảo đảm việc phát hiện, xử lý tội phạm được kịp thời, đúng pháp luật; từng bước khắc phục việc bỏ lọt tội phạm, hạn chế tình trạng oan sai, vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng... Đã tiến hành kiểm sát 100% các vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99,97%, truy tố đúng tội danh đạt 99,75%. Tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận đạt 81%, trong đó tỷ lệ kháng nghị một số loại án tăng đáng kể, như: kháng nghị giám đốc thẩm án dân sự tăng 16,2%; kháng nghị án hành chính tăng 9%. Đặc biệt, trong năm, toàn ngành kiểm sát đã làm tốt công tác phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp cũng như trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý kinh tế để ban hành 8.152 các kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, khôi phục trật tự pháp luật.

Toàn ngành cũng đã quan tâm làm tốt công tác tổ chức xây dựng ngành. Trong điều kiện hoạt động cịn có nhiều khó khăn, áp lực công việc lớn, thường xuyên tiếp xúc với mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, các đồng chí đã làm tốt cơng tác

giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường cơng tác quản lý, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức và kỹ năng hoạt động công tác kiểm sát. Điều đáng mừng là trong bối cảnh tiêu cực xã hội diễn biến phức tạp, song đại đa số cán bộ, kiểm sát viên giữ vững phẩm chất đạo đức, khơng bị tha hóa bởi cám dỗ của lợi ích vật chất, nội bộ các đơn vị đoàn kết thống nhất, số cán bộ vi phạm pháp luật và quy chế hoạt động của ngành tuy vẫn còn xảy ra song tỷ lệ thấp. Đó là những mặt tích cực mà ngành kiểm sát nhân dân đã đạt được trong những năm qua. Thay mặt Ban Bí thư, tơi ghi nhận và biểu dương những thành tích, kết quả của các đồng chí và mong muốn ngành kiểm sát nhân dân sẽ nỗ lực, tích cực hơn để tiếp tục có những thành tích cao hơn, tốt hơn trong những năm tới.

Bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, cơng tác của ngành kiểm sát cũng còn một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục như trong báo cáo công tác của ngành kiểm sát do đồng chí Viện trưởng Nguyễn Hịa Bình vừa trình bày. Đề nghị các đồng chí cần sớm có những giải pháp, biện pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót đó để đạt được những kết quả cao hơn nữa trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân đã tin cậy giao phó và hồn thành tốt những chỉ tiêu, nhiệm vụ cơng tác đã đề ra.

Thưa các đồng chí,

Trong q trình cải cách, đổi mới, hội nhập và phát triển, bên cạnh những điều kiện, thời cơ thuận lợi, đất nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn trong tình trạng kém phát triển và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

110

nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình”, gây mất ổn định chính trị, xã hội, đe dọa chủ quyền lãnh thổ; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp; nạn tham nhũng, lãng phí chưa được kiềm chế, ngăn chặn kịp thời; một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng...

Trong bối cảnh đó, yêu cầu tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế...; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí là những nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm lãnh đạo và triển khai thực hiện. Để thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ trên, việc tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, của các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân nói riêng giữ vai trị quan trọng.

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp, tôi đề nghị các đồng chí cần quan tâm chỉ đạo toàn ngành tập trung làm tốt một số vấn đề trọng tâm sau đây:

Trước hết, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, đặc biệt là những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác từ đầu năm 2014 đến nay, cần kịp thời xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra giải pháp thiết thực để khắc phục những hạn chế, thiếu sót và chỉ đạo tồn ngành kiểm sát thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà chỉ thị, kế hoạch công tác đã đề ra, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp năm 2014, tạo tiền đề góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cho những năm tiếp theo, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ hai, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp nâng cao trách

nhiệm, tập trung thực hiện nghiêm túc các văn kiện, nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của ngành theo Kết luận số 92-KL/TW, ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện tốt các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến ngành kiểm sát nhân dân (Nghị quyết số 37/2012/QH13, Nghị quyết số 63/2013/QH13 và Nghị quyết số 67/2013/QH13), đặc biệt chú ý đến một số nhiệm vụ quan trọng, như: công tác theo dõi, quản lý và báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan để giải quyết tốt các vụ án hình sự, hạn chế án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, khẩn trương giải quyết dứt điểm các vụ án lớn về kinh tế,

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

112

chức vụ, tham nhũng; tăng cường việc phát hiện, kiến nghị xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng các văn

bản quy định, hướng dẫn chi tiết việc thi hành Hiến pháp năm 2013 và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) ngay sau khi được Quốc hội thông qua.

Đồng thời với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bảo đảm về chất lượng dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), cần xúc tiến việc nghiên cứu, xác định những nội dung và phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Tích cực nghiên cứu, tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân; chủ động phối hợp trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành luật.

Thứ tư, tập trung thực hiện tốt chức năng thực hành

quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, kiên quyết chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giải quyết tốt yêu cầu tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được tôn trọng, bảo vệ.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan tư pháp trong việc đấu tranh, xử lý kịp thời hơn đối với các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, nhất là đối với các vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm... Đây là một cuộc đấu tranh gian khổ, phức tạp, lâu dài, phải quyết tâm cao, phát huy

sức mạnh của tồn xã hội mới có hiệu quả. Cùng với việc kiên quyết xử lý, giải quyết đối với loại tội phạm này, chúng ta cần chủ động, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội phạm để có các biện pháp phịng, chống tham nhũng đạt hiệu quả.

Cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Theo tinh thần đó, kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, thực hiện tốt việc tranh luận về các vấn đề mà người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nêu ra tại phiên tồ, trên cơ sở đó giúp cho Tịa án ra những bản án, quyết định đúng đắn, cơng bằng, có sức thuyết phục.

Chú trọng công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, không để xảy ra các trường hợp bắt oan, sai; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố oan. Cũng cần lưu ý các đồng chí: Qua tổng hợp tình hình và qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy gần đây vẫn tiếp tục phát hiện một số vụ oan sai với tính chất rất nghiêm trọng, cá biệt có trường hợp dùng nhục hình hoặc bức cung trong hoạt động tố tụng. Để xảy ra tình trạng này có trách nhiệm rất lớn của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp. Khi có oan sai xảy ra thì phải dũng cảm nhận sai lầm và bồi thường thiệt hại cho người bị oan một cách thoả đáng, khôi phục quyền lợi chính đáng của họ, đồng thời xử lý nghiêm minh các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc để xảy ra oan, sai.

Nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật; có biện pháp hiệu quả để bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án các cấp

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

114

được khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cơng dân.

Cùng với việc đề cao trách nhiệm công tố cần tăng cường công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm phát hiện các vi phạm trong điều tra, xét xử và thi hành án để kịp thời chấn chỉnh, kiến nghị yêu cầu khắc phục; kiên quyết ngăn chặn sự lạm quyền, xâm phạm các quyền dân chủ của công dân. Thông qua công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tích cực tham mưu, đề xuất với Đảng, Quốc hội về những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm; đồng thời, kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp phịng ngừa vi phạm, tội phạm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội.

Thứ năm, để thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ

của ngành trong thời kỳ mới, đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tư pháp, ngành kiểm sát nhân dân phải xây dựng được đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý. Cán bộ kiểm sát phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Muốn vậy, mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; đồng thời, Viện Kiểm sát các cấp phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý cán bộ, xây dựng mỗi Viện Kiểm sát thật sự là một đơn vị trong sạch, vững mạnh. Qua theo dõi tôi thấy thời gian gần đây báo chí có nêu một số cán bộ kiểm sát có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ. Tôi biết, mặc dù số cán bộ có vi phạm khơng nhiều nhưng dư luận rất quan tâm, bức xúc. Đề nghị các đồng chí

khẩn trương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm túc đối với những cán bộ vi phạm mà báo chí đã nêu để làm trong sạch đội ngũ cán bộ của ngành, củng cố lòng tin của Nhân dân với cơ quan pháp luật.

Thứ sáu, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số

36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; thực hiện hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự cấp ủy tại Đại hội đảng bộ các cấp, làm tốt công tác tham mưu, giới thiệu nhân sự là lãnh đạo Viện Kiểm sát địa phương tham gia cấp ủy nhiệm kỳ tới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 109 - 119)