TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM*

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 96 - 101)

ĐỐI VỚI HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM*

Thưa toàn thể Hội nghị,

Sau một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị (khố VIII) về việc "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam" đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu đề ra. Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng vào dự thảo Báo cáo tổng kết và dự thảo Kết luận để trình Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Đã có nhiều ý kiến phát biểu tại hội trường thể hiện sự đồng tình, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các tổ chức đảng, chính quyền và các cấp Hội Luật gia. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền đối với Hội Luật gia đã có nhiều đổi mới, thiết thực và có hiệu quả;

_________

* Phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII), ngày 11/4/2012.

nội dung và phương thức lãnh đạo phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương; công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên đạt được nhiều kết quả.

Hội Luật gia các cấp đã đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mặt công tác: tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; tham gia tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên; tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách; tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoà giải các tranh chấp ở cơ sở; đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân; tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, v.v..

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tôi biểu dương những thành tích đã đạt được của các cấp Hội Luật gia Việt Nam qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị.

Thưa các đồng chí đại biểu,

Báo cáo tổng kết và các ý kiến đã tập trung phân tích, làm rõ những khuyết điểm, hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị; đóng góp ý kiến vào phương hướng tiếp tục thực hiện Chỉ thị trong thời gian tới; đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề: về đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam, về việc cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị và tính chất của Hội Luật gia, về cơng tác tổ chức, cán bộ và việc thực hiện Điều lệ Hội.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

96

Hội nghị đã thống nhất đánh giá, hơn 10 năm qua, Chỉ thị số 56-CT/TW đã thực sự đi vào cuộc sống; khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng và tác dụng to lớn của Chỉ thị đối với sự phát triển của Hội Luật gia Việt Nam; những chủ trương, nhiệm vụ được nêu trong Chỉ thị đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị trong giai đoạn mới, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền sâu rộng kết quả tổng kết

thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị, khẳng định những kết quả đã đạt được, chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và các cấp Hội, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, cần gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ hai, lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam,

tạo điều kiện cho Hội Luật gia được tiếp cận những thông tin mới và những quan điểm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, chủ động đề xuất ý kiến và xây dựng chương trình cơng tác phù hợp. Tăng cường định hướng, giao nhiệm vụ cụ thể cho Hội Luật gia, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành,

địa phương, đơn vị... để Hội thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo xây dựng và củng cố để các cấp Hội Luật gia thực sự là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặc thù của những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.

Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt

động của Hội Luật gia Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội. Hồn thiện cơ sở chính trị, pháp lý và Điều lệ Hội để bảo đảm cho các cấp Hội tổ chức và hoạt động theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam. Tăng cường cán bộ chuyên trách làm công tác hội, chú trọng việc lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình và kinh nghiệm cơng tác hội để bố trí vào các vị trí chủ chốt của Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngoài các hoạt động thường xuyên của Hội, cần thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện đề án về xã hội hố cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; tham gia phản biện và giám định xã hội trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời tham gia giám sát việc thi hành pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý ngoài cơ chế nhà nước. Chủ động cùng các cơ quan tư pháp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn một số chức danh tư pháp, hội thẩm nhân dân.

Thứ tư, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác

quốc tế giữa Hội Luật gia Việt Nam với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ ở các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu làm tròn trách nhiệm, củng cố vị trí, vai trị và uy tín của

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

98

Hội Luật gia Việt Nam trong Hiệp hội Luật gia Đông Nam Á và Hội Luật gia Dân chủ thế giới. Tích cực tham gia tuyên truyền, giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ra nước ngồi, tạo mơi trường thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp giữa Đảng

đoàn Hội Luật gia Việt Nam với các cấp uỷ, tổ chức đảng của các bộ, ban, ngành, địa phương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam theo tinh thần và nội dung của Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị.

Thưa các đồng chí đại biểu,

Nhiệm vụ và trách nhiệm đặt ra với Hội Luật gia Việt Nam rất nặng nề, địi hỏi các cấp Hội và tồn thể hội viên phải vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân đã giao phó. Ngay sau Hội nghị, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam cần khẩn trương tiếp thu các ý kiến và kết luận tại Hội nghị, hoàn chỉnh báo cáo tổng kết, dự thảo Kết luận để trình Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Với tinh thần ấy, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị (khố VIII).

Chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)