XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG NGHIÊM TRỌNG, PHỨC TẠP*

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 139 - 147)

NGHIÊM TRỌNG, PHỨC TẠP*

1. Thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp lần thứ 7 trong đó có nội dung kiểm tra, đôn đốc các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu cho Thường trực Ban Chỉ đạo có văn bản yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao có các biện pháp tích cực để thúc đẩy tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng phức tạp, nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Ban Nội chính Trung ương cũng đã tham mưu cho Thường trực Ban Chỉ đạo có văn bản chỉ đạo Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các

_________

* Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương về tiến độ, kết quả giải quyết một số vụ án và các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, tháng 6/2015.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

138

cơ quan tố tụng trong việc giám định, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc điều tra xử lý các vụ án, các vụ việc vi phạm được kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Ban Nội chính Trung ương có sự phối hợp với các cơ quan tố tụng trong việc tổng hợp thông tin, cùng với các cơ quan này có các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ và bảo đảm chất lượng việc điều tra, xử lý các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Từ những kết quả như đã nêu trên cho thấy sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan tố tụng. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của Ban Nội chính Trung ương trong việc kiểm tra, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để kịp thời nắm bắt thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong q trình giải quyết các vụ án để có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Đó là những kết quả tích cực cần được ghi nhận và tiếp tục phát huy.

2. Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương và báo cáo của các cơ quan tố tụng cho thấy: Tuy đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các cơ quan để thúc đẩy tiến độ giải quyết các vụ án, song việc điều tra, xử lý các vụ án kinh tế - tham nhũng cũng gặp nhiều khó khăn cần có biện pháp tích cực để tháo gỡ. Đó là các khó khăn trong cơng tác giám định, trong cơ chế phối hợp liên ngành, trong nhận thức và áp dụng pháp luật... Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đó, yêu cầu Ban Nội chính Trung ương triển khai một số công việc:

2.1. Làm việc với các cơ quan tố tụng để tổng hợp các khó

khăn trong công tác giám định tư pháp, tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, định giá tài sản... Phân loại nội dung nào thuộc trách nhiệm của cơ quan giám định, nội dung nào

thuộc cơ chế tổ chức, nội dung nào thuộc trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Trên cơ sở đó tổ chức đối thoại giữa các cơ quan để xác định trách nhiệm, xây dựng cơ chế phối hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hoạt động giám định phục vụ tốt yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

2.2. Đối với các vụ án có ý kiến khác nhau giữa các cơ

quan tố tụng về chứng cứ, tội danh, diện xem xét trách nhiệm hình sự... yêu cầu các cơ quan tố tụng thực hiện theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có yêu cầu của các cơ quan tố tụng, Ban Nội chính Trung ương chủ trì làm việc để trao đổi, thống nhất quan điểm giải quyết theo tinh thần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về công tác nội chính và tơn trọng thẩm quyền của các cơ quan tố tụng theo quy định của pháp luật.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ giải quyết các vụ án kinh tế - tham nhũng là do thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng Trung ương với cơ quan tố tụng ở địa phương. Hầu hết các vụ án khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có cáo trạng chuyển về địa phương để thụ lý xét xử lúc đó Tịa án mới tiếp cận hồ sơ, tổ chức nghiên cứu, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung... Ban Nội chính Trung ương cần phối hợp với các cơ quan tố tụng nghiên cứu cơ chế hợp lý để giải quyết bất cập này. Theo đó, cần xây dựng cơ chế để cơ quan xét xử chủ động tiếp cận hồ sơ và quan điểm giải quyết vụ án ngay từ giai đoạn điều tra. Đồng thời cần có sự phối hợp phân loại để kịp thời chuyển cho cơ quan điều tra địa phương thụ lý giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền, giảm bớt số lượng các vụ án do cơ quan điều tra cấp Trung ương thụ lý.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

140

2.3. Qua báo cáo của các cơ quan tố tụng cho thấy nhiều

vụ án chậm được xử lý do có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan về nhận thức và áp dụng pháp luật. Ban Nội chính Trung ương cùng với các cơ quan tố tụng tổng hợp các nội dung này để có sự phân loại chỉ đạo các cơ quan tố tụng phối hợp nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, tạo sự đồng bộ nhất quán trong các cơ quan tư pháp cả về nhận thức và áp dụng pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đối với các ý kiến đề xuất về sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật phịng, chống tham nhũng... Ban Nội chính Trung ương nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Đảng đoàn Quốc hội xem xét trong quá trình xây dựng các dự án luật.

2.4. Tất cả các nội dung nêu trên, Ban Nội chính Trung

ương chủ động triển khai thực hiện. Trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền, Ban Nội chính Trung ương tổng hợp báo cáo Thường trực Ban Bí thư hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo xem xét quyết định.

3. Theo báo cáo đề xuất của các cơ quan tố tụng Trung ương sẽ đưa 8 vụ án ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng. Ban Nội chính Trung ương cần phối hợp với các cơ quan tố tụng để xây dựng kế hoạch cụ thể (thời gian kết thúc điều tra, truy tố, xét xử đối với từng vụ án), phân công trách nhiệm giữa các cơ quan và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với Viện Kiểm sát và Tòa án địa phương nơi thụ lý xét xử vụ án để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thống nhất những nội dung cịn có ý kiến khác nhau, thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng điều tra, truy tố, xét xử.

Các vụ án Hà Văn Thắm (Ngân hàng Đại Dương), Phạm Công Danh (Ngân hàng Xây dựng) là những vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm, Ban Nội chính Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa vụ án ra truy tố, xét xử, phúc đáp yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và phục vụ nhiệm vụ chính trị.

4. Theo đề xuất của các cơ quan tố tụng Trung ương đưa 5 vụ án (vụ Châu Thị Thu Nga, vụ Phạm Công Danh, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Bảo Việt, vụ vi phạm các quy định về xây dựng xảy ra tại Tổng Công ty Vinaconex, vụ tham nhũng xảy ra tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) vào diện các vụ án Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương tổng hợp, báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo xem xét quyết định.

Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị đưa các vụ việc vi phạm pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Tập đồn Sơng Đà ra khỏi danh sách các vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo vì các vụ việc này xảy ra đã lâu, nhiều nội dung sai phạm đã được khắc phục, một số vụ việc do các địa phương điều tra xử lý. Đối với các sai phạm của các tổ chức tài chính, tín dụng trong việc cho vay, gửi tiền tại Cơng ty Cho th tài chính II (ALC II) đã có kết luận của cơ quan giám định: Chỉ có thiệt hại xảy ra khi Công ty ALC II phá sản. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận đồng ý cho Công ty ALC II làm thủ tục phá sản. Để tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước tiến hành các thủ tục tái cơ cấu lại ALC II, cơ quan điều tra khẩn trương điều tra và đề xuất xử lý các sai phạm đã được khởi tố. Đối với các

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

142

sai phạm khác có sự phân loại để có hình thức xử lý về trách nhiệm hành chính, kinh tế, dân sự... phù hợp với quy định của pháp luật. Ban Nội chính Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, tổng hợp báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo đưa các vụ việc này ra khỏi diện các vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

5. Yêu cầu của việc giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng không chỉ là xử lý nghiêm đối với người có hành vi phạm tội, mà còn phải quan tâm làm rõ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm; trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người quản lý ở các địa phương, đơn vị để xảy ra tội phạm. Trong thời gian qua, các cơ quan tố tụng tuy có triển khai nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa có nhiều kiến nghị phịng ngừa có hiệu quả, cũng như thiếu các kiến nghị xử lý đối với cơ quan, đơn vị nơi xảy ra tội phạm; chưa bảo đảm tính tồn diện, triệt để trong đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm. Ban Nội chính Trung ương cần quan tâm tổng kết sâu về nội dung này, yêu cầu các cơ quan tố tụng khi giải quyết các vụ án cùng với việc xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với tội phạm cũng cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý và người quản lý để kiến nghị các biện pháp xử lý và phịng ngừa có hiệu quả. Ban Nội chính Trung ương tổng hợp báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Bí thư đối với trường hợp người đứng đầu bộ, ngành, hoặc cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, thành phố Trung ương khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

6. Từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nhiều nhiệm vụ quan trọng phải triển khai thực hiện, trong đó có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tố tụng thực hiện đúng tiến độ, đúng quy định pháp luật trong

việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và các vụ án trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Ban Nội chính Trung ương cần phối hợp với các cơ quan tố tụng để xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định trách nhiệm của các cơ quan và trách nhiệm phối hợp liên ngành để thực hiện tốt yêu cầu giải quyết các vụ án này. Cần quán triệt quan điểm: Việc giải quyết các vụ án phải bảo đảm thời hạn luật định, bảo đảm yêu cầu pháp lý: Đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời phải phục vụ được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị là xử lý kịp thời, nghiêm minh, triệt để các tội phạm và hành vi tham nhũng; tôn trọng quyền con người, quyền công dân và phải đáp ứng được sự quan tâm của dư luận xã hội. Ban Nội chính Trung ương cũng cần có biện pháp chỉ đạo các cơ quan tố tụng làm tốt công tác quản lý cán bộ, quản lý hồ sơ tài liệu, thực hiện đúng các quy định về chế độ thông tin và kỷ luật phát ngôn... không để xảy ra các sai sót, vi phạm, tạo sự hoài nghi trong dư luận xã hội.

7. Về các kiến nghị của Ban Nội chính Trung ương:

- Các kiến nghị liên quan đến quá trình giải quyết các vụ án; việc xác định các vụ án cần tập trung điều tra, truy tố, xét xử trước Đại hội XII của Đảng; các vụ án, vụ việc cần xin ý kiến của Ban Chỉ đạo đã được phân tích, kết luận ở các nội dung nêu trên.

- Các kiến nghị liên quan đến cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa Ban Nội chính Trung ương với các cơ quan tố tụng cần thực hiện đúng quy định tại Quy chế phối hợp đã được ký kết. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Ban Nội chính Trung ương với các cơ quan tố tụng, Ban Nội chính Trung ương tổng hợp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư.

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

144

8. Sau cuộc làm việc này, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng báo cáo Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Bí thư về những nội dung đã được các ngành, các cơ quan thống nhất, nhất là kế hoạch điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Định kỳ có báo cáo kết quả thực hiện đến Thường trực Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Bí thư.

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 2): Phần 1 (Trang 139 - 147)