2.1. Quy định pháp luật về quyền của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng
2.1.3. Quyền được bảo đảm bí mật thơng tin
Tại Khoản 2, 3 Điều 14 LCTCTD 2010 đã đặt ra quy định về quyền được các TCTD phải bảo đảm bí mật và khơng được cung cấp thơng tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của chủ thể đi vay tại chính TCTD. Quy định chỉ loại trừ trường hợp có yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thêm vào đó, Nghị định 117/2018/NĐ-CP cịn đặt ra các quy định về nguyên tắc giữ bí mật và cung cấp thông tin, yêu cầu TCTD phải ban hành quy định nội bộ,
48 Hoàng Thị Hải Yến (2019), “Nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết hợp đồng tín dụng từ quy định của Bộ luật dân sự 2015 đến pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, số 1, tr.29
49 Trần Nguyên Hạnh (2016), Mẫu hợp đồng mẫu điện tử - Tình trạng khơng đọc hợp đồng của người tiêu
dùng: từ góc độ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
26
các trường hợp được phép cung cấp thơng tin khách hàng, hình thức cung cấp, quyền và nghĩa vụ trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin của chủ thể đi vay,…
Nhằm đảm bảo cho quá trình thẩm định của TCTD và tăng khả năng tiếp cận vốn của cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể đi vay phải cung cấp cho TCTD nhiều thông tin liên quan đến việc sử dụng vốn, hoạt động hợp tác kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc thơng tin riêng tư khác. Các thơng tin đó có thể là thông tin, dữ liệu gắn với cuộc sống riêng tư của khách hàng hoặc bí mật trong kinh doanh. Cần nói thêm, để được xem là bí mật kinh doanh, thơng tin đó phải bao gồm các đặc điểm: (i) Không phải là hiểu biết thơng thường và khơng dễ dàng có được; (ii) Khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật lợi thế kinh doanh so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng; (iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật khơng bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận.50 Xuất phát từ tầm quan trọng của bí mật kinh doanh hoặc thông tin cá nhân tác động lên hoạt động kinh doanh bình thường của đơn vị hoặc đời sống cá nhân đã làm hình thành các cơ sở cho hoạt động bảo mật thông tin. Thêm vào đó, các giao dịch, hoạt động tài chính và tập dữ liệu kinh doanh của cá nhân hoặc doanh nghiệp đều có thể được phản ánh và nhận diện thông qua thông tin mà chủ thể đi vay cung cấp cho TCTD.
Bảo mật thông tin chủ thể đi vay là một loại nghĩa vụ hợp đồng được xác định mặc nhiên. TCTD với tư cách là một bên phải tận tâm với khách hàng trên cơ sở thiện chí và trung thực. Do đó, họ khơng được phép tiết lộ thông tin tài khoản cho bên thứ ba. Nghĩa vụ này không chỉ dựa trên sự tôn trọng quyền riêng tư, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và các hoạt động nghiệp vụ chun mơn mà cịn dựa trên cả nguyên tắc thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn đặt ra một số ngoại lệ như cung cấp thơng tin khi có u cầu cung cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,51 trong 05 mục đích: (i) thanh tra, (ii) điều tra; (iii) truy tố; (iv) xét xử và (v) thi hành án. Tuy nhiên, pháp luật chưa liệt kê và hướng dẫn chủ thể nào sẽ có quyền yêu cầu TCTD cung cấp thơng tin khách hàng của mình, phạm vi cung cấp và nghĩa vụ bảo mật của bên thứ ba.52 Do đó, việc bảo mật thông tin phải được lập thành các quy định nội bộ làm căn cứ để áp dụng thống nhất trong hệ thống ngân hàng.53 Quyền này có ý nghĩa đối với chủ thể đi vay khi nó thiết lập
50 Điều 84, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 51 Khoản 3 Điều 14 LCTCTD năm 2010
52 Nguyễn Thị Kim Thoa (2016), “Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 7/2016, tr.31-41
53 Trần Linh Huân, Nguyễn Mậu Thương (2022), “Trách nhiệm của ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ di động trong việc bảo vệ thơng tin khách hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 6, tr.21
27
cơ chế bảo vệ quyền nhân thân, quyền sở hữu thông tin của chủ thể này; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của TCTD khi tiếp nhận và lưu trữ thơng tin tín dụng.