Quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG (Trang 34 - 35)

2.1. Quy định pháp luật về quyền của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng

2.1.5. Quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng

Về mặt nguyên tắc, khi hợp đồng có hiệu lực, các bên khơng được từ chối thực hiện nghĩa vụ hoặc khơng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu điều đó khơng được quy định bởi pháp luật hoặc không được các bên dự liệu trong hợp

57 Điều 19, Thơng tư 39

58 Lê Thị Bích Phượng (2021), Quy định pháp luật về kiểm sốt rủi ro tín dụng của cơng ty tài chính tín

dụng tiêu dùng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.68

59 Thơng tư số 01/2020/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

29

đồng.60 Khi hợp đồng được xác lập giữa hai bên, TCTD đã phát sinh nghĩa vụ bàn giao số tiền đã cam kết cho bên vay và nghĩa vụ phải đảm bảo bí mật trong của giao dịch thương mại được cung cấp trong quá trình thẩm định. Bản thân TCTD phải chịu các ràng buộc pháp lý trên, do đó, khi sai phạm phát sinh từ TCTD thì họ bắt buộc phải chịu các hình thức chế tài bao gồm: (i) Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng do đối tượng là công việc (Khoản 1 Điều 358 và Điều 359 BLDS 2015), (ii) Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Đây là cơ sở hình thành quyền chấm dứt hợp đồng của chủ thể đi vay.

Để có căn cứ thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng, bên vay phải có nghĩa vụ chứng minh rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng, TCTD đã: (i) Vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên thỏa thuận; (ii) Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Về lý thuyết, biện pháp này có thể được khách hàng áp dụng khi TCTD đưa ra các cam đoan sai về sản phẩm vay, lãi suất cho vay, thời điểm giải ngân và điều kiện giải ngân dẫn đến quá trình thực hiện hợp đồng khác so với những gì đã cam kết hoặc bên cho vay, vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan, làm tiết lộ các thông tin định danh, giao dịch chuyển tiền, hợp đồng thương mại hoặc bất kỳ tài liệu nào gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh bình thường của một doanh nghiệp hoặc cuộc sống của một cá nhân.

Chấm dứt HĐTD kéo theo việc chủ thể đi vay phải hoàn trả khoản vay ngay lập tức. Điều này tác động xấu đến cơ cấu vốn, khả năng xoay vòng vốn của chính chủ thể đi vay. Chính vì vậy mà trên thực tế, chủ thể vay khó thực hiện quyền chấm dứt. Do đó, cần thiết nghiên cứu xây dựng các quyền có chức năng tạo điều kiện cho chủ thể đi vay có thể chấm dứt hợp đồng khi nhận thấy TCTD đang có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trước đó và tạo thế cân bằng trong việc ràng buộc chắc chắn hơn trách nhiệm của các TCTD. Các quyền này có thể là gia hạn thời hạn nhất định để trả nợ cho bên vay và khơng tính lãi suất q hạn trong giai đoạn chấm dứt do vi phạm của bên cho vay, hoặc buộc TCTD thực hiện bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)