Quyền được yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG (Trang 33 - 34)

2.1. Quy định pháp luật về quyền của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng

2.1.4.Quyền được yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Quy định của Điều 19, Thông tư 39 đã mở ra quyền cho chủ thể đi vay thực hiện các đề nghị yêu cầu TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Đây được xem là cơ sở để bên đi vay đưa ra đề nghị giao kết lại đối với điều khoản về thời gian trả nợ và linh động nguồn vốn kịp thời trong khoảng thời gian khó khăn nhất định.

Hiệu lực hợp đồng không phải là hoàn toàn bất biến, việc thực hiện hợp đồng ngày càng mang tính chất của một q trình và hàm chứa nhiều loại rủi ro.54 Đối với các HĐTD dài hạn, rủi ro bất thường về mặt chính sách, dịch bệnh, kinh tế, xã hội càng dễ xảy ra, làm quyền và nghĩa vụ vốn có của các bên bị thay đổi dựa trên khả năng tài chính, hoạt động sản xuất – kinh doanh. Điều này làm quá trình thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hoặc khơng thể thực hiện. Để có cơ chế giải quyết trong trường hợp trên, vừa bảo vệ hiệu lực hợp đồng, vừa đảm bảo quyền lợi các bên, việc vận dụng điều khoản sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản (hardship clause) trong HĐTD giúp bên vay có thể đưa ra yêu cầu đàm phán lại hợp đồng55 nhằm phân bổ lại rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng. Trên cơ sở đó, bên đi vay phát sinh các quyền yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho vay dựa trên các tác động khách quan làm thay đổi về hồn cảnh và mơi trường kinh tế tới mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi vay của bên vay trở nên khó khăn hoặc tốn kém khi tìm các khoản tài chính bù đắp.56

Về phương diện hợp đồng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xem như một thỏa thuận mới, hàm ý hỗ trợ bên vay những khó khăn, tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ và là giải pháp giúp bên cho vay có hạn chế thấp khả năng khơng thể thu hồi vốn do tình hình tài chính của bên vay.

Theo quy định pháp luật, TCTD xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của chủ thể đi vay, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể này. Theo đó, mặc dù bên vay khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi vay nhưng vẫn được TCTD đánh giá có khả năng hồn trả đầy đủ vào thời gian được điều chỉnh thì TCTD xem xét thực hiện các hình thức sau: (i) điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi suất đó phù hợp với nguồn trả nợ

54 Phạm Duy Nghĩa (2003), “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong hợp đồng dân sự”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 28, tr.38-46

55 Điều 420, BLDS 2015

56 Lê Minh Hùng (2009), “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 29, tr.42

28

của khách hàng; (ii) cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.57 Trước các yêu cầu đảm bảo an toàn, ổn định của hệ thống tín dụng, pháp luật trao quyền chủ động thiết lập các tiêu chí về rủi ro của khách hàng vay để làm cơ sở cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Do đó, TCTD có xu hướng xây dựng các nguyên tắc kiểm soát khắt khe nhằm quản lý tốt nhất khoản tín dụng, từ đó, hoạt động này chưa khuyến khích bên vay thực hiện quyền yêu cầu cơ cấu lại.

Ngoài ra, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay của chủ thể đi vay làm thay đổi nhóm nợ tại các TCTD, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn,… Cụ thể, do khoản nợ của khách hàng được cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ, TCTD thực hiện chuyển vào nhóm nợ tương ứng theo Thơng tư số 11/2021/TT-NHNN. Ngoại lệ của cơ cấu lại khoản vay và chuyển nhóm nợ chính là giữ ngun nhóm nợ, song TCTD chỉ thực hiện trong trường hợp nhất định được NHNN cho phép, chẳng hạn trong giai đoạn ứng phó với dịch bệnh Covid-19.58 Một mặt, các TCTD giảm bớt áp lực nợ xấu trong giai đoạn khó khăn nhưng cũng có thể làm cho các TCTD khơng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn rủi ro mà Basel II đặt ra bao gồm khả năng trích lập quỹ dự phịng rủi ro, số lượng khoản vay dưới chuẩn và nợ xấu gia tăng. Do đó, việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại nợ vay không chỉ dựa vào nhu cầu khách hàng mà còn xem xét phương án trả nợ hiệu quả sau khi cơ cấu. Các TCTD cần xây dựng hệ thống đánh giá, điều kiện cho các yêu cầu điều chỉnh lại thời hạn, lãi suất vay của khách hàng dựa trên chính sách pháp luật,59 khả năng thanh tốn khoản vay, thẩm định năng lực tài chính của bên vay.

Về ý nghĩa, quyền này mang lại cho chủ thể đi vay cơ hội được phân bổ lại cơ cấu vốn doanh nghiệp hoặc cá nhân, hạn chế áp lực trả nợ do tình hình kinh tế diễn biến xấu và có thể tìm ra biện pháp bù đắp nguồn vốn, chẳng hạn như việc nhận hỗ trợ từ các gói kích cầu kinh tế. Do đó, vào giai đoạn các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy do quyết định phong tỏa vùng dịch Covid-19, quyền này càng được chủ thể đi vay vận dụng và mang lại một số tín hiệu tích cực cho nền kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG (Trang 33 - 34)