2.2. Quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín
2.2.3. Nghĩa vụ tuân thủ sự kiểm tra, giám sát của bên cho vay
Hoạt động kiểm tra, giám sát sử dụng vốn được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 24 Thơng tư 39. Theo đó, phịng ngừa rủi ro là việc đề phịng khơng cho điều bất lợi, tai hại xảy ra. Việc phòng ngừa rủi ro tại các TCTD thực hiện thông qua các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và kịp thời tiến hành các biện pháp nhằm can thiệp các trường hợp không tuân thủ quy định nội bộ và pháp luật dẫn đến khả năng mất vốn. Một trong các nội dung của cơng tác phịng ngừa là TCTD tiến hành liên tục hoạt động kiểm tra, giám sát và xác nhận tình hình sử dụng vốn vay. Trên cơ sở tạo điều kiện cho kiểm tra, giám sát diễn ra thuận lợi và đạt kết quả, quy định cần ràng buộc trách nhiệm của khách hàng vay vốn trong việc tuân thủ công tác kiểm tra của TCTD.
TCTD phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi đã giải ngân cho khách hàng cho đến khi thu hồi hết nợ. Thực hiện cơng việc này có ý nghĩa quan trọng trong
67 Khoản 1 Điều 95 LCTCTD 2010 và khoản 1 Điều 21 Thông tư 39
68 Nguyễn Xuân Bang (2017), Pháp luật về bảo đảm an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.40
69 Huỳnh Thế Du (2005), “Tại sao tài sản bảo đảm tiền vay là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 2, tr.36
33
việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Khi cho vay, các TCTD thiết lập các cơ chế nhằm giám sát quá trình vay ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn thông qua kiểm sốt dịng tiền, hiệu quả dự án, việc sử dụng vốn,… và kịp thời ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra. Trường hợp, TCTD không tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay làm phát sinh khả năng khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích đã thỏa thuận tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn vay bị ảnh hưởng, từ đó, TCTD có thể khơng thu hồi được vốn và lãi cho vay.71 Các quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ còn được ban hành tại quy định nội bộ của TCTD.72 Đây là quy trình phức tạp địi hỏi hệ thống tn thủ nội bộ chặt chẽ và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ phải phối hợp với cơng cụ kiểm tốn và giám định.
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ của bên vay khi không tuân thủ hoặc cho phép TCTD tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát làm phát sinh khả năng bên cho vay có quyền chấm dứt hợp đồng vay trước hạn theo các quy định trong hợp đồng và pháp luật dân sự. Các vi phạm có thể dưới dạng viện dẫn bất cứ lý do gì để trì hỗn, tránh né quá trình kiểm tra. Vi phạm trên làm bên cho vay thiếu các cơ sở đánh giá mức độ rủi ro mất vốn và khơng có dữ liệu nhằm kiểm sốt dịng tiền vốn đang lưu thơng ngồi thị trường. Do đó, nghĩa vụ này có ý nghĩa giúp bên cho TCTD thực hiện các hoạt động kiểm tra được thuận lợi, dễ dàng và tránh được các cản trở từ phía chủ thể đi vay; thêm vào đó, TCTD nắm bắt liên tục về khả năng trả nợ của chủ thể đi vay.
Cần nói thêm, Khoản 2 Điều 24 Thơng tư 39 chỉ ghi nhận hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ là một quyền của TCTD thay vì một nghĩa vụ. Trong khi đó, tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung năm 2021 lại quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khơng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Tác giả nhận thấy các quy định này đang có sự mâu thuẫn dẫn đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính khơng đạt được hiệu quả do khơng có căn cứ. Do đó, để hoạt động cho vay được an toàn, minh bạch và hiệu quả, tác giả cho rằng pháp luật cần sửa đổi và ghi nhận đây là nghĩa vụ của chủ thể cho vay đối với những trường hợp cho vay với giá trị lớn, khơng an tồn hoặc mang tính trọng yếu.