2.2. Quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín
2.2.2. Nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích
Nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích được Thơng tư 39 đề cập tại Khoản 2 Điều 4, cụ thể: “Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn
vay đúng mục đích”. Theo quy định pháp luật66 lẫn các yêu cầu về quản lý rủi ro nội bộ tại TCTD, mục đích sử dụng vốn được ghi nhận tại HĐTD phải là hợp pháp. Về nguyên tắc, bên cho vay muốn chắc chắn rằng khoản vay đã giải ngân sẽ không được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Việc đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề mà pháp luật cấm làm phát sinh khả năng chủ thể đi vay bị áp dụng các chế tài xử lý như tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có), chính ngun nhân này làm tác động đến khả năng thu hồi vốn của TCTD. Ngồi ra, TCTD cũng có cơ chế kiểm soát riêng đối với việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo xác định của TCTD,… Lý giải cho nguyên tắc trên, việc sử dụng nguồn vốn sai mục đích để thực hiện đầu tư vào các ngành rủi ro cao tác động trực tiếp đến tính đúng đắn của q trình đánh giá, kiểm sốt rủi ro dịng vốn của TCTD. Do đó, mục đích sử dụng vốn vay là yếu tố cần được TCTD tiến hành tại quá trình thẩm định trước khi giải ngân. TCTD chỉ thực hiện nghiệp vụ giải ngân dựa trên các đánh giá, cơ sở cho rằng mục đích được nêu tại hồ sơ vốn vay của bên đi vay là phù hợp và có khả năng thu hồi lại khoản vốn vay đúng thời hạn.
TCTD có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn. Các báo cáo và cam kết phải thực hiện khoản vay đúng mục đích như trong hợp đồng đã giao kết là một trong những nội dung mà ngân hàng cần tiến hành thẩm định, đây là cơ sở để ngân hàng đưa các quyết định giải ngân và tự chịu trách nhiệm khi đánh giá bị sai sót. TCTD khi thực hiện hoạt động thẩm định khả năng trả nợ sẽ xem xét nội dung liên quan đến mục đích vay vốn của chủ thể đi vay. Các khoản vay sử dụng khơng đúng mục đích đã cam kết thường được đầu tư vào các ngành nghề bị cấm kinh doanh hoặc dự án không hiệu quả. Do đó, việc khơng sử dụng đúng mục đích vay đã cam kết có thể làm gia tăng rủi ro tín dụng và/hoặc vi phạm tính trung thực trong giao kết hợp đồng.
Trách nhiệm của bên vay là phải duy trì tình trạng sử dụng khoản vay như yêu cầu của bên cho vay trong suốt thời hạn của khoản vay. TCTD hồn tồn có thu hồi
66 Điều 7, Thông tư 39
32
trước hạn khoản vay67 nếu bên vay đang vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, cụ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng như cam kết làm ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ. Bởi lẽ, khi khách hàng vay sử dụng tiền sai mục đích đã thỏa thuận sẽ làm gia tăng khả năng sử dụng vốn không hiệu quả, không phù hợp với quy định pháp luật.68 Chẳng hạn, nếu bên vay sử dụng khoản vay đã giải ngân để kinh doanh hàng cấm, vi phạm bị phát hiện, tài sản kinh doanh có thể bị Nhà nước tịch thu hoặc tiêu hủy thì đây sẽ là thiệt hại lớn đối với chủ thể cho vay. Điều này dẫn đến khả năng nguồn vốn đã giải ngân sẽ không thu hồi được – hậu quả của rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính.69
Cần nói thêm về phương diện quản lý vĩ mơ, NHNN thường căn cứ vào mục đích vay trên cơ sở thơng tin từ hợp đồng và kịp thời ban hành chính sách điều chỉnh hoạt động vay trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và bất động sản. Các lĩnh vực trên có tỷ lệ sinh lời lớn, nhưng tiềm ẩn rủi ro cao, chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi biến động kinh tế.70 Vì vậy, cho vay nhằm các mục đích đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao thì TCTD cần ghi rõ mục đích sử dụng vốn và tuân thủ các chủ trương về đảm bảo an tồn của NHNN. Tóm lại, bên đi vay cần thực hiện nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết nhằm hạn chế việc phát sinh rủi ro tín dụng và/hoặc bị thu hồi vốn trước hạn và các TCTD cũng có thể kiểm sốt dịng tiền lưu thông trên thị trường.