Nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG (Trang 39 - 65)

2.2. Quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín

2.2.4. Nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4, Thông tư 39 ghi nhận nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi suất vốn vay theo đúng thỏa thuận giữa các bên. Nguyên tắc cơ bản của

71 Nguyễn Xuân Bang (2017), tlđd (2), tr.40 72 Điểm c, Khoản 2 Điều 22 Thông tư 39

34

hoạt động cấp tín dụng là TCTD cung cấp cho khách hàng một khoản tiền và khách hàng phải hoàn trả khoản tiền trên kèm theo lãi suất, cũng như các khoản phí cho ngân hàng khi kết thúc thời hạn cấp tín dụng. Kể từ thời giải ngân, TCTD đã mất quyền kiểm sốt q trình sử dụng đối với khoản vay. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (rủi ro về thị trường, rủi ro vận hành,…) mà khi đến ngày đáo hạn, chủ thể đi vay có thể khơng có khả năng tài chính để hồn trả khoản vay. Sự kiện tín dụng phát sinh khi bên vay khơng thanh tốn là một rủi ro tín dụng đối với bên cho vay. Nguy cơ của việc không thực hiện nghĩa vụ này là khả năng mất an tồn tín dụng liên ngân hàng, quyền sở hữu đối với khoản vay không được bảo vệ; doanh nghiệp, cá nhân rơi vào nhóm nợ xấu và làm giảm khả năng tiếp cận khoản vay của chính họ trong tương lai.

Quy định pháp luật ghi nhận nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi suất vốn vay theo đúng thỏa thuận giữa các bên.73 HĐTD cần quy định các nội dung phát sinh từ nghĩa vụ trên, bao gồm cách thức hoàn trả, thời hạn hoàn trả, phương thức hoàn trả, mức lãi suất. Bên vay phải trả mức lãi suất do các bên thỏa thuận và mức lãi suất này vận hành theo quy luật thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của bên đi vay. Việc các chủ thể thanh toán khoản vay đúng hạn và đúng số lượng sẽ tạo tiền đề về sau khi các TCTD tiếp tục đánh giá, thẩm định hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín của chủ thể đi vay là khả quan và khơng có tiền lệ xấu. Điều này là thuận lợi cho các lần vay về sau.

Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng cho vay có tính chất tuyệt đối và khơng thể giải trừ vì lý do khó khăn tài chính đến từ bên vay. Phần lớn các trở ngại khách quan như việc phong tỏa của Chính phủ do dịch bệnh hoặc hệ thống thanh tốn khơng hoạt động sẽ dẫn đến khó khăn về tài chính và thanh tốn khoản vay, nhưng khơng thể lập luận đây là trở ngại trực tiếp dẫn đến bên vay không thể thực hiện hợp đồng. Việc loại trừ không áp dụng sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan đối với nghĩa vụ thanh tốn gốc và lãi cũng là một thơng lệ được chấp nhận trong Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT). Điều này giúp nguyên tắc phân bổ rủi ro trong hợp đồng tín dụng được tơn trọng thực hiện.74

Các biện pháp chế tài vi phạm nghĩa vụ được pháp luật Việt Nam quy định như sau: (i) Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc: Pháp luật cho phép các TCTD được chuyển nợ quá hạn, bằng việc ấn định một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất

73 Khoản 2, Điều 4, Thông tư 39

74 Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh (2020), “Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bất khả kháng Covid-19”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, tr.11-15

35

cho vay trong hạn;75 (ii) Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán lãi thì mức phạt sẽ do các bên thỏa thuận nhưng khơng vượt q 10%/năm.76

Ngồi ra, Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong HĐTD kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm còn đưa ra hướng giải quyết trong trường hợp chậm trả trước và sau phiên tòa xét xử, nội dung án lệ có hai điểm đáng chú ý: (i) Tính liên tục của việc tính lãi chậm trả; (ii) Việc xác định mức lãi sau thời điểm xét xử là một mức lãi do các bên thỏa thuận và không được thay đổi bởi cơ quan xét xử. Tác giả đánh giá án lệ dựa trên khía cạnh: (i) Tính thuyết phục, (ii) Tính tương tự.

Thứ nhất, về tính thuyết phục, việc đảm bảo tính liên tục của việc tính lãi chậm trả cả trước và sau khi đã có quyết định xét xử của cơ quan tài phán là đảm bảo được có quyền lợi mà TCTD đáng phải được nhận cho đến khi khoản vay được thu hồi hoàn toàn. Khi đối chiếu với các quy định của BLDS, án lệ là phù hợp khi bên trả lãi phải trả mức lãi tương ứng thời gian chậm trả. Đối với việc xác định mức lãi sau thời điểm xét xử, án lệ thể hiện nguyên tắc Tòa án khơng có chức năng thay đổi bản chất của mối quan hệ HĐTD mà Tòa án phải ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về lãi suất. Do đó, việc xác định mức lãi khơng được thay đổi bởi quyết định của Tịa án.

Thứ hai, về tính tương tự để áp dụng án lệ: (i) ở cấp xét xử, mặc dù án lệ tính lãi từ thời điểm xét xử sơ thẩm nhưng vẫn phát sinh khả năng tương tự ở cấp phúc thẩm hoặc phiên họp của cơ quan trọng tài, nếu hồn cảnh pháp lý là tương tự thì vẫn phát sinh khả năng vận dụng án lệ; (ii) án lệ có một bên đương sự là ngân hàng thương mại, tuy nhiên, việc cơng ty tài chính, tổ chức tín dụng vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân cho vay và phát sinh các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD tương tự thì các tổ chức trên vẫn có thể tham khảo và vận dụng án lệ này.

Tuy nhiên, Án lệ 08/2016/AL chỉ ghi nhận việc tính lãi đối phần nợ gốc mà bỏ ngõ việc xác định lãi đối với lãi vay, phí đã phát sinh. Ngồi ra, Án lệ cũng bỏ ngõ việc mức trần đối với mức lãi theo quy định của BLDS 2015 hay quy định của LCTCTD 2010.

Về mặt ý nghĩa, việc ràng buộc nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đối với chủ thể đi vay đảm bảo cho quan hệ cho vay được vận hành theo đúng nguyên tắc “có vay có trả”, bảo vệ quyền sở hữu đối với khoản vay từ thời điểm HĐTD hết hiệu lực và các quyền lợi khác của chủ thể cho vay là các TCTD.

75 Điều 20, Thông tư 39

36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong HĐTD đã thể hiện rõ nét quan điểm của nhà làm luật về xây dựng hệ thống pháp luật linh hoạt với sự thay đổi và tiệm cận với nền kinh tế. Quy định đã tập trung củng cố mức độ an toàn, minh bạch và bền vững của quan hệ hợp đồng tín dụng. Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học nhằm làm sáng tỏ ý chí của cơ quan lập pháp khi thiết lập các chế định về cho vay. Từ đây, tác giả đã phân tích được các vấn đề pháp lý sau:

Một là, Khóa luận đã trình bày các quyền của chủ thể đi vay, bao gồm: (i) Quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ giải ngân; (ii) Quyền được tổ chức tín dụng cung cấp các thông tin hợp đồng; (iii) Quyền bảo đảm bí mật thơng tin; (iv) Quyền yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ; (v) Quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng. Các quyền này có ý nghĩa giúp chủ thể đi vay đối trọng vị thế với các TCTD, hạn chế các thiệt hại cho họ khi TCTD có hành vi vi phạm nghĩa vụ giải ngân hoặc làm tiết lộ các thơng tin bí mật trong q trình vay. Bên vay có thể nắm bắt nội dung các bên sẽ thỏa thuận trong hợp đồng mẫu thông qua sự cung cấp thông tin của TCTD, từ đó, họ chủ động đưa ra các quyết định vay vốn dựa trên năng lực tài chính của chính họ. Ngồi ra, bên vay cịn có quyền u cầu đàm phán lại hợp đồng vay khi hồn cảnh bị thay đổi cơ bản làm q trình thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn.

Hai là, các nghĩa vụ chủ yếu của bên đi vay trong HĐTD được nêu khá rõ nét, thể hiện các ưu điểm của pháp luật, phù hợp với thông lệ cho vay. Các nghĩa vụ này gồm: (i) Nghĩa vụ cung cấp thơng tin tín dụng; (ii) Nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích; (iii) Nghĩa vụ tuân thủ sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay; (iv) Nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay. Các nghĩa vụ trên đã bảo vệ tốt cho TCTD về khả năng thu hồi vốn trước những rủi ro của khoản vay đã giải ngân. Mặc dù vậy, bên vay có thể chịu rủi ro khi các TCTD có quyền áp dụng chế tài thu hồi vốn trước hạn dựa trên các đánh giá, thẩm định từ một phía TCTD cho rằng bên đi vay đã vi phạm nghĩa vụ. Việc thiếu hụt nguồn vốn ngay lập tức làm các tổ chức, cá nhân kinh doanh bị động khi tìm kiếm một nguồn vốn mới thay thế. Đi kèm theo đó là khả năng tài sản bảo đảm bị xử lý không đúng gây ra thiệt hại cho chủ thể đi vay.

Tóm lại, từ các lý luận và thực tiễn quy định pháp luật, quan hệ cho vay được pháp luật điều chỉnh đã thiết lập cơ chế nhận diện, bảo đảm an toàn vay tốt hơn. Nhưng,bản thân pháp luật và các quy định nội bộ tại một số TCTD cũng còn hạn chế so với các tiêu chuẩn về an toàn rủi ro Basel II và chưa đảm bảo quyền bình đẳng thơng tin, hài hịa các quyền lợi khác trong HĐTD.

37

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền của chủ thể đi vay

HĐTD là hợp đồng có giá trị lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các TCTD lẫn chủ thể đi vay, do đó, nó chứa đựng nhiều điều khoản phức tạp và thường thực hiện trong thời hạn tương đối dài. Sự xác lập HĐTD thường đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật gồm BLDS 2015, LCTCTD 2010,… Để đáp ứng được nhu cầu vay vốn, bên vay phải cung cấp các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn cho các TCTD thẩm định. Bản thân bên đi vay phải thực hiện việc cam đoan trong hợp đồng về tính xác thực của thơng tin. Tuy nhiên, các công việc trên không bảo đảm rằng bên cho vay có nghĩa vụ phải giải ngân khi đủ điều kiện, nghĩa vụ bảo vệ các thông tin mật liên quan đến kinh doanh hoặc nhân thân người vay, nghĩa vụ điều chỉnh khoản vay khi các yêu cầu khách hàng là hợp lệ,… Mặc dù, các HĐTD được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ và hạn chế rủi ro của bên cho vay, nhưng với nguyên tắc cân bằng quyền lợi giữa các bên trong pháp luật ngân hàng, quyền lợi của bên vay cũng nên được pháp luật bảo vệ cơ bản và xây dựng đối trọng với các quyền của TCTD.

Thứ nhất, về quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ giải ngân,

HĐTD thực tiễn ghi nhận nghĩa vụ giải ngân của TCTD khi mục đích giải ngân vốn phù hợp với mục đích cho vay được hai bên đàm phán, hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo các yêu cầu của ngân hàng, cụ thể tại Điều 7.1 của Hợp đồng cho vay số 217/2020/VCBCT.PGDPĐ.77 Nghĩa vụ này chỉ đặt ra khi hợp đồng đã được hai bên ký kết hoặc bên cho vay đã phát hành Thơng báo tín dụng đến bên vay. Các điều kiện giải ngân thường là chứng từ chứng minh mục đích vay, căn cứ cho cam kết không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm tại HĐTD hoặc điều kiện khác trong q trình sốt xét tư cách chủ thể vay và khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hợp đồng không quy định cụ thể điều kiện mà bên vay phải hoàn thành theo yêu cầu của bên vay. Việc quy định không cụ thể làm ảnh hưởng đến quyền rút vốn đã chấp thuận giải ngân của bên vay khi họ phải phụ thuộc vào các ý chí và đánh giá chủ quan của TCTD. Một mặt, các quy định về điều kiện giải ngân có tính bao qt giúp các TCTD giảm thiểu tác động của thay đổi bất lợi từ bên vay nhưng nó lại gây nên các khó khăn cho bên vay khi phải rà sốt hồ sơ theo các yêu cầu bất thường của TCTD nhằm tránh nguy cơ bị hủy bỏ phát hành Thơng báo tín dụng của TCTD và thu hồi trước hạn các khoản vốn đã giải ngân trước đó. Chẳng hạn, TCTD có thể quy định bao quát việc mua bảo hiểm cho tất cả khoản vay là một yêu cầu bắt buộc để giải ngân dù bên đi

77 Phụ lục 1

38

vay đã có biện pháp bảo đảm. Về mặt lý luận, chỉ nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm khi mục đích sử dụng vốn là đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán) hoặc khoản vay dựa trên thu nhập của khách hàng và khơng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.78 Do đó, bản thân HĐTD phải có điều khoản quy định trường hợp cụ thể nào phải tiến hành việc mua bảo hiểm bắt buộc như một biện pháp phòng ngừa và san sẻ rủi ro tín dụng.

Hiện nay, quy định pháp luật và thực tiễn thi hành chưa thể hiện rõ chế tài xử lý và trách nhiệm qua một điều khoản hoặc phán quyết nào79 khi TCTD không thực hiện giải ngân dựa trên điều khoản tại HĐTD (hoặc Thơng báo tín dụng gửi khách hàng) hoặc từ chối giải ngân đúng hạn dù hồ sơ khách hàng đã cung cấp là phù hợp dẫn đến thiệt hại, trễ hạn trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên thứ ba của chủ thể đi vay. Quyền được giải ngân của khách hàng có ý nghĩa như quyền yêu cầu TCTD tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo đó, khi TCTD khơng tiếp tục thực hiện đúng cam kết giải ngân đã làm hình thành trách nhiệm dân sự của chính TCTD nhằm khơi phục các trật tự như thỏa thuận trong hợp đồng vay bằng các biện pháp khắc phục như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm đối với chủ thể đi vay. Tuy vậy, pháp luật cũng cần nêu lên nguyên tắc cấu thành hành vi vi phạm về thời hạn, phương thức giải ngân cụ thể hoặc xác định mức độ vi phạm để gia tăng hơn trách nhiệm của TCTD trong việc đưa ra quyết định duyệt vay hồ sơ của khách hàng và cam kết về sau.

Thứ hai, về quyền được các TCTD cung cấp các thông tin hợp đồng, thực tiễn ký kết hợp đồng thì nghĩa vụ giải thích thơng tin của các TCTD theo u cầu của khách hàng vay không được đặt ra. Trong các mẫu HĐTD hiện tại, điều khoản về việc cung cấp thông tin của ngân hàng thường dưới dạng là một cam đoan của khách hàng: “Đã được Bên Cho Vay cung cấp đầy đủ các thông tin: Lãi suất cho vay, nguyên

tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả, phương thức tính lãi tiền vay, loại phí và mức

phí áp dụng đối với khoản vay”.80 Nhìn chung, các thơng tin mà TCTD cung cấp cho

bên vay mang yếu tố kinh tế và TCTD có thể yêu cầu khách hàng ký nháy xác nhận đã đọc thông tin trên tại điều khoản quy định trong hợp đồng81. Tuy vậy, thực tiễn vẫn phát sinh nhiều trường hợp nhân viên tư vấn tín dụng tại các TCTD cung cấp

78 Vũ Thị Hồng Hà (2020), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi

nhánh Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, tr.34

79 Lương Khải Ân (2021), tlđd (1), tr.37

80 Điều 11.(d), Hợp đồng mẫu của Ngân hàng Bank of China (Phụ lục 2) 81 Xem Hợp đồng cho vay tại Phụ lục 1

39

thông tin chưa cụ thể và gây nhầm lẫn về các loại phí mà chủ thể đi vay phải chịu, lãi suất hoặc trách nhiệm có thể phát sinh khi có hành vi vi phạm.82 Rủi ro đạo đức từ áp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG (Trang 39 - 65)