* Tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng để TTCN Bắc Giang phát triển. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách quan tâm, chú trọng hơn nữa đến vấn đề thị trường tiêu thụ cho ngành TTCN. Bên cạnh việc phục vụ chủ yếu cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh, chúng ta cần mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ của ngành TTCN Bắc Giang ra các tỉnh bạn trên khắp mọi miền đất nước và ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, chúng ta không chỉ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà còn tích cực cải tiến mẫu mã tăng tính cạnh tranh trên thị trường và khẳng định được thương hiệu của sản phẩm. Ngoài ra, công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm cần được được tăng cường hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nữa thông qua các hội chợ, triển lãm, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet…
* Thị trường cung cấp nguyên liệu
Cần có chính sách xây dựng hệ thống nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất được ổn định tạo được sức cạnh tranh và phát triển bền vững, lâu đời. Khai thác triệt để các nguồn nguyên liệu sẵn có của mỗi địa phương. Bên cạnh đó liên hệ với những tỉnh ngoài và những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành TTCN Bắc Giang. Đồng thời có thể ký hợp đồng lâu dài với những vùng nguyên liệu truyền thống và đầu tư để phát triển những vùng cung cấp nguyên liệu cho ngành TTCN Bắc Giang. Trong điều kiện giao đất, giao rừng hiện nay, cần định hướng cho các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam phát triển nguồn nguyên liệu của ngành TTCN như trồng và phát triển cây giang, tre, dùng…và trồng các loại cây ăn qủa phù hợp phục vụ cho ngành chế biến.