Đứng trước sự phát triển công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và những đòi hỏi nâng cao sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngày 06/11/1996, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động. Đây là một bước ngoặt mở ra một thời kì mới và cũng nhiều thách thức mới cho nhân dân và Đảng bộ Bắc Giang trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển TTCN nói riêng.
Thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời xuất phát từ đặc điểm và tình hình thực tiễn của địa phương, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực TTCN.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV (05-07/11/1997) đã đề ra phương hướng, mục tiêu, tư tưởng lãnh đạo trong những năm tiếp theo. Phát huy truyền thống đoàn kết, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức, huy động mọi tiềm năng, thế mạnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, trước mắt là nông nghiệp và nông thôn, từng bước xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm [48, tr.190].
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV đưa ra định hướng: Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn theo hướng từng bước tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp, TTCN và dịch vụ,
Thực trạng: Tình trạng có thật (Nguyễn Như Ý ( Chủ biên): Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999, tr.1616)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dịch vụ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho làng nghề và những hộ sản xuất TTCN trong nông thôn phát triển sản xuất, mở thêm nhiều nghề mới tăng thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ.[53]
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội, tỉnh cũng chú trọng đến nhiều khía cạnh. Ngày 29/12/1997, Tỉnh ủy ra Nghị quyết 02- NQ/TU về phát triển kinh tế hợp tác và HTX trong giai đoạn 1998 - 2000. Qua đó, Tỉnh ủy đã đánh giá tình hình xây dựng HTX kiểu mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác bước đầu đạt hiệu quả. Các thành phần kinh tế khác cũng được tỉnh quan tâm.
Kế thừa tinh thần Đại hội XIV, Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2001 - 2005 (họp 19-22/12/2000) cũng đưa ra nhiều chính sách quan trọng về kinh tế, trong đó có TTCN. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kì 2001 - 2005. Đại hội chỉ rõ: “Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời với TCN -TTCN, dịch vụ, nâng cao
sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.” [48, tr.222-223].
Đại hội Đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2005) cũng tiếp tục khẳng định: “Chủ động và tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài; Phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh (…) tập trung vào phát triển công nghiệp, TTCN, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới” [48, tr.270].
Năm 2003 là năm đầu tiên thực hiện công tác khuyến công. Trong đó, tỉnh tập trung vào việc hỗ trợ đào tạo và du nhập nghề mới nhằm tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công ăn việc làm cho lao động nông thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Được sự quan tâm, phối hợp đồng bộ trong chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, thị, sản xuất CN - TTCN của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Hàng loạt các giải pháp đặt ra trong giai đoạn 2001 - 2005 và có xác định đến năm 2010 được đề cập trong các đề án, chương trình như: Đề án “Tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề tỉnh Bắc Giang hiện trạng và giải pháp
phát triển”, Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 – 2010, Chương trình phát triển CN - TTCN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 - 2005, Kế hoạch thực hiện năm 2003, 2004 về năm phát triển CN - TTCN và ngành nghề nông thôn. Trong đó, tỉnh xác định tăng trưởng về CN nhưng phải phát triển vững chắc. Muốn đạt được tính vững chắc trong phát triển đòi hỏi phải đặt nhiệm vụ phát triển TTCN nông thôn, làng nghề là một trong những nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó, làng nghề được xác định là đối tượng ưu tiên trong phát triển.
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV, XV, XVI về định hướng phát triển TTCN, từ năm 1997 đến năm 2010, TTCN Bắc Giang tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn; khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như : chế biến nông lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác khoáng sản; các dự án sử dụng nhiều lao động. Mở rộng làng nghề hiện có; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động du nhập nghề mới, khuyến khích tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp, HTX sản xuất công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn, làng nghề.
Làm tốt công tác xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch TCN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiều nghề thủ công truyền thống trước kia bị mai một đến giai đoạn này đã được khôi phục và tiếp tục phát triển ở Bắc Giang như nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề gốm sứ, nghề nấu rượu, nghề nuôi tằm ươm tơ, nghề làm bánh đa, nghề làm mì… Trong đó, có những nghề phát triển mạnh hình thành nên các làng nghề, xã nghề như nghề mây tre đan ở xã Tăng Tiến (Việt Yên), nghề nuôi tằm, ươm tơ ở làng Mai Thượng (Hiệp Hòa)…, đem lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngoài những nghề thủ công truyền thống, thời kì này có nhiều nghề thủ công mới được du nhập vào Bắc Giang như nghề sơn mài, nghề làm tượng, nghề thêu ren, nghề mộc cao cấp…
Trên cơ sở đó, nhiều làng nghề mới cũng được hình thành, điển hình là làng mây tre đan Lệ Viễn; gốm làng Ngòi; làng mì Thủ Dương (Lục Ngạn)…
Các nghề thủ công tồn tại và phát triển ở khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố Bắc Giang và các huyện vùng thấp như Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang… Một số huyện vùng núi như Sơn Động, Lục Nam ít phát triển các nghề thủ công.
Ngoài một số làng nghề chuyên sản xuất các nghề thủ công, phần lớn nhân dân tranh thủ thời gian nông nhàn tham gia làm nghề thủ công, kết hợp với sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều ngành TTCN Bắc Giang cũng phát triển và thu được nhiều kết quả đáng kể như ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhìn một cách tổng thể sản phẩm cơ khí thủ công có xu hướng giảm mạnh do mức độ cơ giới hóa tăng, riêng các làng nghề về chế biến nông sản lại phát triển mạnh.
* Ngành chế biến lƣơng thực, thực phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điều kiện thuận lợi về nguyên liệu (sản phẩm sau thu hoạch), về thị trường tiêu thụ, về vốn và lao động có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành này.
Ở Bắc Giang đã hình thành các vùng chế biến lương thực và chăn nuôi ở một số nơi như: Vân Hà (Việt Yên); vùng chế biến lâm sản, lương thực ở xã Dĩnh Kế (thành phố Bắc Giang); chế biến lương thực, thực phẩm ở Lục Ngạn.
“Năm 1999, toàn tỉnh có khoảng 5.217 cơ sở chế biến hàng nông, lâm sản với số lao động là 8.455 người. Giá trị thực hiện năm 1998 là 61.519 tỷ đồng chiếm 49,15% lĩnh vực sản xuất TTCN toàn tỉnh. Trong đó, sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ uống chiếm 54%; chế biến lâm sản chiếm 46%. Sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực này là mì, bánh đa, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, nước mắm, thức ăn gia súc...đáp ứng một phần lớn nhu cầu
tiêu dùng của địa phương.” [53, tr.4].
Nhiều nơi có các nghề chế biến lương thực, thực phẩm nổi tiếng. Trong đó phải kể tới nghề làm mì ở Lục Ngạn, nghề làm bánh đa nem Thổ Hà (Việt Yên), nghề làm bánh đa Kế ở Dĩnh Kế (Lạng Giang), nghề làm bánh kẹo ở Bố Hạ (Yên Thế), nghề làm đậu phụ ở Sơn Động, nghề nấu mật mía của dân tộc thiểu số ở các huyện vùng núi, nghề nấu rượu làng Vân (Vân Hà - Việt Yên).
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã góp phần khai thác triệt để những thuận lợi sẵn có của địa phương, đem lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm giá trị tương đối lớn trong lĩnh vực TTCN của cả tỉnh nói chung.
* Sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp và dân sinh
Trong những năm 1999 - 2000, số lượng mặt hàng phục vụ nông nghiệp liên tục tăng, “sản phẩm nông cụ cầm tay thực hiện 162.000 cái, tăng 37%, sản phẩm cày bừa tăng 44%, xe cải tiến tăng 116%, máy tuốt lúa có
động cơ tăng 25% so với năm 1996” [53, tr.6].
Sản phẩm của ngành sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp và dân sinh đã bám sát nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và ngày càng đa dạng. Ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những mặt hàng truyền thống như: nông cụ cầm tay, cày bừa, xe cải tiến, máy tuốt lúa, ngành đã sản xuất nhiều vật dụng gia đình, đồ sắt xây dựng.
Sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp và dân sinh còn có những hạn chế nhất định, giá trị còn thấp, sản phẩm giản đơn, cơ sở sản xuất nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu sự đầu tư... Mặc dù vậy, từ năm 2000 - 2010, ngành này vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển hơn nữa.
* Ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Bên cạnh những lợi thế về nông, lâm nghiệp, Bắc Giang còn là tỉnh có nhiều lợi thế về khoáng sản thuận lợi cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: đá vôi, đất sét chịu lửa, sét gạch ngói, cát sỏi... thuộc địa bàn các huyện Yên Thế, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Hiệp Hòa. Đồng thời, Bắc Giang còn có 3 con sông chảy qua cũng tạo ra một lượng đất bồi rất phù hợp với sản xuất gạch, ngói.
Trong giai đoạn 1996 - 1998, giá trị thực hiện của ngành vật liệu xây dựng thuộc lĩnh vực sản xuất TTCN giảm. “Mức giảm bình quân giai đoạn 1996 - 1998 là 14,49 %. Giá trị sản lượng đạt năm 1998 là 27,56 tỷ đồng.
trong đó, sản xuất vật liệu xây dựng giảm, khai thác đá, sỏi tăng”. [53, tr.5]
Trong những năm 1999 - 2000, giá trị ngành sản xuất vật liệu xây dựng khá cao:
“Năm 2000 đạt 33,975 triệu đồng, tăng 5,95% so với thực hiện năm 1999, năm 2001 đạt 42.626 triệu đồng, tăng 15,71% so với thực hiện năm 2000, tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ở giai đoạn 2000-2005 là 8%”. [31, tr.8]
Sản phẩm chủ yếu của ngành là gạch ngói nung các loại, tấm lợp, vôi hòn, cay, sỉ...
Về cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng đã phát huy được lợi thế về tài nguyên của địa phương (đất mỏ, đất bãi bồi, cát sỏi lòng sông, than mỏ...) và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân.
Nhìn chung, đến năm 2010, TTCN và ngành nghề nông thôn Bắc Giang tiếp tục được quan tâm và phát triển. “Toàn tỉnh có gần 14.300 cơ sở sản xuất TTCN, tập trung ở các ngành nghề chế biến nông lâm sản; sản xuất
cơ khí; vật liệu xây dựng; thủ công mĩ nghệ”. [55, tr.4].
Số lượng cơ sở sản xuất TTCN ở tỉnh Bắc Giang trải qua các năm không ngừng tăng lên. Điều đó phần nào thể hiện TTCN cũng tương đối phát triển ở Bắc Giang và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.