Nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 56 - 60)

* Các loại sản phẩm

Sản phẩm chủ yếu của nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ là vôi hòn, cay sỉ, gạch. Đây là những sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng. Trong đó, vôi cục phục vụ cho xây dựng, nguyên liệu chế biến trong công nghiệp, trồng trọt… cay sỉ phục vụ cho xây dựng các công trình dân sinh.

* Số lượng và giá trị sản phẩm

Nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ cũng xuất hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Yên Thế và Tân Yên. Đặc biệt là ở xã Hương Vĩ và xã Đông Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tương đối lớn và được khẳng định qua các năm. “Năm 1997 là 9.621.600

đồng, năm 1998 là 10.128.000 đồng, năm 1999 là 10.634.000 đồng” [53].

Hiện nay, cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, nghề sản xuất này ngày càng phát triển hơn. Bởi sản phẩm của ngành này chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng của xã hội. Do đó, số lượng sản phẩm của nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ ở các địa phương trên địa bàn Bắc Giang (chủ yếu là huyện Yên Thế) không những ổn định mà luôn phát triển, năm sau cao hơn năm trước.

Ở xã Hương Vĩ ( huyện Yên Thế) có các làng chuyên sản xuất gạch, vôi, cay sỉ như: làng Hốt Hồ, làng Cầu Tiến, làng Bo Non, làng Yên Bái, làng Bờ Mận, làng Rừng. Trong những năm 2009, 2010 nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ ở những địa phương này đạt được những giá trị sản phẩm khá cao. Cụ thể như sau:

Làng Hốt Hồ, “năm 2009: vôi hòn đạt 4.500 - 5.000 tấn, cay sỉ đạt 280 vạn viên/năm. Năm 2010: vôi hòn đạt trên 5.000 tấn, gạch sỉ đạt 320 vạn

viên/năm.” [20].

Làng Bờ Mận,“hàng năm sản xuất ra từ 500 đến 600 nghìn tấn vôi” [18]. Làng Yên Bái, “sản phẩm chủ yếu là vôi hòn hàng năm ước đạt

100.000 tấn vôi hòn, cay sỉ khoảng 60 - 70 vạn viên”. [21].

Làng Cầu Tiến, “hàng năm sản phẩm làm ra và bán ra thị trường

khoảng 7-8 nghìn tấn vôi, cay viên khoảng 400 - 450 vạn viên” [19].

Nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở huyện Yên Thế, đặc biệt là xã Hương Vĩ. Do đó, qua những số liệu trên đã phần nào chứng tỏ rằng nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ khá phát triển ở Bắc Giang. Giá trị sản lượng của nghề này không ngừng tăng lên qua các năm, phục vụ cho việc xây dựng các công trình trong tỉnh và nhu cầu dân sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 1998, số lao động chuyên hoạt động trong sản xuất nghề gạch, vôi hòn, cay sỉ là 580 lao động, số lao động kiêm sản xuất nghề này là 360 người. Về kinh tế hộ chuyên sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ là 195 hộ, số hộ kiêm sản xuất là 155 hộ. [53]

Trong những năm đầu mới tách tỉnh, nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ đã thu hút được nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất.

Đến hiện nay, cùng với sự phát triển của nghề này, số lao động tham gia sản xuất càng cao hơn. Đặc biệt ở các làng thôn chuyên sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ ở Yên Thế đa số lao động đều tham gia sản xuất lĩnh vực này. Đặc biệt, huyện Yên Thế là nơi tập trung hầu hết các cơ sở và các hộ gia đình trong tỉnh sản xuất nghề này nên thông qua đó chúng ta sẽ phần nào hiểu được về thực trạng lao động tham gia lĩnh vực sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ ở Bắc Giang.

Làng Cầu Tiến, những năm 2007 trở về trước, số hộ tham gia hoạt động nghề chỉ có khoảng 35 - 40 hộ. Từ năm 2009 - 2010, số hộ trong làng tham gia phát triển nghề ngày càng nhiều hơn với khoảng 65 - 70 hộ. Số lượng lao động tham gia hoạt động nghề là 280 lao động, ngoài ra còn giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động ở các địa phương khác.[18]

Làng Bờ Mận có “150 hộ gia đình, với 600 nhân khẩu và 200 nhân khẩu thường xuyên tham gia làm nghề và thu hút nhiều lao động ngoài làng

tham gia” [18].

Làng Rừng, do thu nhập của nghề sản xuất vôi cay, sỉ cao nên Chi bộ Đảng và Ban công tác mặt trận thôn đã tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phát triển nghề cay, vôi. Từ đó, nghề sản xuất vôi cay đã thu hút toàn bộ số lao động tham gia trong thôn và còn thu hút nhiều lao động ở các xã lân cận đến làm thuê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghề sản xuất vôi hòn, cay sỉ nhưng trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Yên Thế. Do đây là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu để sản xuất nghề này. Tại đây đã hình thành nên các làng nghề chuyên sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ và thu hút hầu hết lao động tham gia .

* Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Thái Nguyên để phục vụ nhu cầu xây dựng và làm chất phụ gia trong các nhà máy sản xuất thép trong nước. Gần đây, mặt hàng vôi hòn cũng được xuất khẩu đi các nước như Trung Quốc, Đài Loan làm phụ gia trong các nhà máy công nghiệp.

Hiệu quả

Ưu điểm:

Trước hết khẳng định, nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ đã phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên của mỗi địa phương và đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. Như thôn Rừng (xã Hương Vĩ - Yên Thế ) gần mỏ than Bố Hạ và mỏ đá Đồng Tiến nên thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm vôi, cay của nhân dân trong thôn. Từ việc phát triển nghề sản xuất vôi cay mà kinh tế của thôn thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện về mọi mặt.

Đặc biệt, qua khảo sát ở các làng thôn làm nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ thấy rằng hầu hết các làng nghề này có thu nhập gấp hai đến ba lần sản xuất nông nghiệp. Điển hình như ở làng Cầu Tiến “thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp của một hộ trong làng là 25,2 triệu đồng/hộ/năm, trong đó

thu nhập từ hoạt động làm nghề là 50,8 - 70 triệu đồng/hộ/năm” [19].

Làng Bờ Mận “thu nhập bình quân một hộ gia đình là 80 triệu/năm, trong đó sản xuất nông nghiệp hàng năm chỉ cho thu nhập từ 20 - 25 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung so với sản xuất nông nghiệp thì sản xuất và kinh doanh gạch, vôi hòn, cay sỉ đem lại giá trị kinh tế cao gấp hai, ba lần. Hơn nữa, trong tình hình quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp như hiện nay thì giá trị của nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ càng được nâng cao hơn.

Bên cạnh đó, nghề sản xuất vôi hòn, cay sỉ, gạch đã giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Trên cơ sở đó, góp phần giữ vững trật tự, an ninh, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Bắc Giang.

Hạn chế:

Song song với những kết quả đã đạt được, nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất của nghề này là gây ô nhiễm môi trường. Tại các làng thôn chuyên sản xuất gạch, vôi tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh và cuộc sống của người dân.

Ngoài ra, cũng như nhiều nghề thủ công khác, nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ chủ yếu vẫn tồn tại dưới hình thức kinh tế hộ. Do đó, trình độ kĩ thuật chưa cao, việc ứng dụng các biện pháp và thành tựu khoa học kĩ thuật vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 56 - 60)