Giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 84 - 86)

Cùng với những ngành kinh tế khác, ngành TTCN - Làng nghề Bắc Giang đã thu hút được nhiều lao động tham gia. Thông qua các năm, chúng ta thấy rằng số lượng người lao động tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, TTCN Bắc Giang đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nơi đây, đặc biệt là những lao động dư thừa ở nông thôn.

Từ năm 1997 đến năm 2010, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động như: khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, TTCN và dịch vụ để thu hút lao động nhàn rỗi, tạo việc làm, đào tạo nghề cho người lao động để họ có thể kiếm được việc làm; chú trọng công tác tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Theo phương hướng đó, các ngành, các cấp, các lĩnh vực kinh tế, trong đó có TTCN ra sức cố gắng giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ có sự nỗ lực của các cấp, các ngành kết hợp với các giải pháp thích hợp nên nhiều người lao động Bắc Giang đã có công ăn, việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chỉ tính riêng năm 2004, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 17.000 lao động ( đạt 100% kế hoạch năm), tăng 5,6 % so với năm 2003. Trong đó:

+ 3.000 người đi xuất khẩu lao động

+ 1.800 lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước

+ 4.300 lao động thu hút vào các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ 2.620 lao động được tạo việc làm mới theo chương trình nông lâm nghiệp.

+ Ngoài ra còn có các dự án tạo việc làm cho 3. 800 lao động

Qua số liệu trên, chúng ta thấy rằng, trong tổng số 17.000 lao động được tạo việc làm của cả tỉnh vào năm 2004, số lao động thu hút vào các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể chiếm con số cao nhất. Qua đó, chứng tỏ vai trò của TTCN Bắc Giang đối với vấn đề giải quyết việc làm nơi đây tương đối lớn.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương “Phát triển CN - TTCN và ngành nghề

nông thôn”, theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các nghề truyền

thống của tỉnh tiếp tục được phát triển. Cùng với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất nên đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, số ngày công lao động ở nông thôn tăng lên. Do vậy, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đã được nâng lên. Theo kết quả điều tra lao động tạo việc làm thời điểm ngày 01/7/2004, tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,46% ( giảm 0, 19 % so cùng kỳ năm 2003); tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 81,62 % ( tăng 3,24 % so với cùng kỳ năm 2003)6

Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm càng trở lên quan trọng hơn. Bởi vì, đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt chính trị, xã hội khi tệ nạn xã hội hiện nay ngày càng gia tăng, và một trong những nguyên nhân chính là do thiếu việc làm. Do đó, ngành nghề TTCN cũng đã góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, ổn định an ninh chính trị - xã hội trong các huyện cũng như trong toàn tỉnh. Đồng thời, công tác tạo việc làm tại chỗ cũng phần nào hạn chế được tình trạng di cư ồ ạt ra các thành phố lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều vấn đề.

Bên cạnh đó, TTCN Bắc Giang cũng tạo ra một khối lượng hàng hóa

6Sở Lao động – thương binh và xã hội (2004), Báo cáo tổng kết công tác lao động – thương binh xã hội năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phục vụ đời sống và xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Nhờ vậy, TTCN cũng có vai trò rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh. Trên toàn tỉnh Bắc Giang số hộ nghèo giảm dần theo các năm. Cả tỉnh Bắc Giang năm 2005 có 111.300 hộ nghèo, năm 2009 là 54.071 hộ nghèo, thì năm 2010 tỉnh Bắc Giang còn 39.093 hộ nghèo. [10, tr.288]

Số hộ nghèo trên toàn tỉnh có xu hướng giảm dần theo các năm. Kết quả đó là sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của toàn thể nhân dân Bắc Giang. Đặc biệt đó cũng những thành tựu của các ngành kinh tế ở Bắc Giang, trong đó không thể không nói tới TTCN.

Hơn nữa, sự phát triển của TTCN Bắc Giang không chỉ tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm đem lại thu nhập cao cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống của đại bộ phận nhân dân, mà còn tăng cường sức mua, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường Bắc Giang cũng như cả nước.

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 84 - 86)