Thực trạng các làng nghề

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 60 - 78)

Làng nghề cũng là một hình thức sản xuất TTCN ở nông thôn, nhưng làng nghề có những nét đặc trưng riêng. Sự hình thành làng nghề là một quá trình vận động lâu dài, là quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời thành bí quyết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là quá trình tích tụ vốn và quá trình phân công lao động từng khâu, từng công đoạn trong quá trình sản xuất. Bắc Giang cũng là một trong những cái nôi của làng nghề thủ công truyền thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính đến năm 1999, Bắc Giang có 25 làng nghề TTCN ở 7 huyện, thị: Thị xã Bắc Giang (8), Việt Yên (8), Yên Thế (2), Hiệp Hòa (2), Yên Dũng (2), Tân Yên (2), Lục Ngạn (1). Với các ngành nghề : dâu tằm tơ (2), chế biến nông sản thực phẩm (10), chế biến lâm sản (8), sản xuất vật liệu xây dựng (3), khai thác cát sỏi (1), sản xuất hương đen (1). [53, tr.7]

Đặc biệt, từ sau năm 2000, được sự quan tâm hơn trong chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã, phường, việc phát triển ngành nghề, khôi phục nghề cũ đang có sự chuyển biến tích cực.

Trong những năm 2001 - 2005, “toàn tỉnh có 28 làng nghề. Quy mô một số làng nghề được mở rộng, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở khu vực nông thôn với 13 ngàn hộ sản xuất kinh doanh TTCN, tăng 1,8 ngàn hộ so với năm 2000. Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang có mức tăng trưởng công nghiệp - TTCN cao”. [48, tr.229-230]

Hoạt động trong các làng nghề có phần sôi động hơn, nhất là những làng nghề làm hàng xuất khẩu. Điển hình là việc hình thành các tổ chức doanh nghiệp, HTX, công ty TNHH, DNTN... trong các làng nghề, khẳng định xu hướng phát triển tất yếu từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp đến sản xuất quy mô lớn hơn, làm cầu nối giữa làng nghề với thị trường bên ngoài (làng nghề Đa Mai, làng Dĩnh Kế, Vân Hà, xã Tăng Tiến...)

Một số nghề cũ đã được khôi phục như nghề trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ ở ba xã ven sông Cầu của huyện Hiệp Hòa là Mai Đình, Hợp Thịnh, Xuân Cẩm; nghề thêu ren ở Hồng Thái, huyện Việt Yên, ở làng Thành, thành phố Bắc Giang; nghề tre đan ở xã Tiến Dũng và Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, ở Tân Ninh, Đa Mai, thành phố Bắc Giang; nghề sấy vải, nhãn ở Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng. Một số nghề mới được đưa vào như: trạm đồng, mạ bạc ở Tân Yên; nghề làm chổi tre, chổi đót ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên; nghề tre đan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở Bố Hạ (huyện Yên Thế). Bên cạnh đó còn có các nghề mới như nghề thêu ren xuất khẩu, thêu thủ công xuất khẩu, mộc cao cấp… Sự phát triển ngành nghề mới và khôi phục ngành nghề thủ công đã góp phần đưa số làng nghề của tỉnh tăng lên [31].

Trong những năm tiếp theo, tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục chú trọng để khôi phục ngành nghề và du nhập nghề mới.

Nhờ có sự quan tâm sát sao của các cấp, chính quyền cơ sở, đồng thời được sự hỗ trợ của Nhà nước (từ nguồn vốn khuyến công, kinh phí, sự nghiệp khoa học - công nghệ...) nên đến năm 2004, dần hình thành một số nghề mới thu hút lao động, nguyên liệu tại chỗ như: sản xuất đồ gốm nghệ thuật ở xã Tư Mại (huyện Yên Dũng), sản xuất đồ sứ giả cổ, sứ cao cấp xuất khẩu ở xã Quảng Minh (huyện Việt Yên).

Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch “ năm phát triển CN - TTCN và

ngành nghề nông thôn 2004”, Sở Công nghiệp tiếp tục chủ động làm việc với

UBND các huyện, thị, UBND các xã, chủ đầu tư dự án triển khai, thực hiện hỗ trợ một phần từ nguồn quỹ khuyến công để khôi phục và phát triển ngành nghề cũ, du nhập nghề mới.

Đến năm 2007, số lượng các làng nghề tiếp tục tăng lên. “Theo số liệu điều tra tháng 9 năm 2007 của sở công nghiệp, Bắc Giang hiện có 435 làng có nghề. Nếu theo tiêu chí công nhận truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống quy định tại Thông tư số 116/2006/ TT - BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 33 làng đủ điều kiện để công nhận là làng nghề , trong đó có 24 làng

nghề truyền thống và 9 làng nghề mới”. [35, tr.2]

Đến năm 2010, số làng nghề Bắc Giang có khoảng hơn 6.400 hộ tham gia làm nghề, thu hút khoảng 20.800 nhân khẩu tham gia, trong đó lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong độ tuổi lao động chiếm 68,4%, thu nhập từ làm nghề tại các làng làm nghề chiếm khoảng 60 - 80% tổng thu nhập. Từ năm 2002 đến nay, tỉnh đã dành nhiều ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các làng nghề như: làng nghề ở xã Tăng Tiến, Vân Hà ( Huyện Việt Yên), làng Đông Thượng (Yên Dũng), làng Thủ Dương ( Lục Ngạn), làng Trung Hưng ( Hiệp Hòa). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số rất nhỏ so với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tại các làng nghề của tỉnh.

Phân bố các làng nghề ở Bắc Giang

Bảng 2: Thống kê làng nghề phân theo lĩnh vực và địa bàn . [35, tr.2]

TT Huyện, thành phố Tổng số Ngành nghề sản xuất Chế biến nông sản thực phẩm Tre đan Mộc Nuôi tằm, ươm tơ Sản xuất vật liệu xây dựng Hương thơm Khác Thành phố Bắc Giang 5 4 1

Huyện Việt Yên 8 2 4 1 1

Huyện Yên Dũng 7 6 1

Huyện Tân yên 2 1 1

Huyện Hiệp Hòa 3 2 1

Huyện Yên Thế 5 1 4

Huyện Lạng Giang 2 1 1

Huyện Lục Ngạn 1 1

Tổng số 33 7 13 2 2 5 1 3

Qua bảng biểu thống kê trên chúng ta thấy, làng nghề tỉnh Bắc Giang có sự phân bố không đồng đều theo lĩnh vực và theo địa bàn.

Trong 33 làng nghề đạt tiêu chí thì có 13 làng nghề mây tre đan; 6 làng làm mì, bún, bánh đa; 5 làng sản xuất vôi, gạch ngói; 2 làng sản xuất mộc dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng; 2 làng nuôi tằm, ươm tơ; 1 làng nấu rượu; 1 làng sản xuất hương đen; 1 làng làm chổi tre, chổi chít; 1 làng khâu nón và 1 làng làm nghề vận tải thủy. [35, tr.3]

Như vậy, các làng nghề Bắc Giang chủ yếu là lĩnh vực chế biến nông lâm sản và vật liệu xây dựng.

Làng nghề Bắc Giang tập trung ở các huyện và thành phố thấp như Việt Yên (8 làng); Yên Dũng (7 làng); Yên Thế (5 làng); Tân Yên (2 làng); Hiệp Hòa (3 làng); Lạng Giang (2 làng); Lục Ngạn (1 làng); thành phố Bắc Giang (5 làng). Các huyện miền núi của tỉnh là Sơn Động, Lục Nam chưa có làng nghề nào đạt tiêu chí theo quy định, thu nhập chính vẫn từ sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Lao động, vốn, kĩ thuật công nghệ, tổ chức sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Lao động

Lao động trong các làng nghề là dựa vào đôi bàn tay được rèn luyện khéo léo và dựa vào kinh nghiệm được đúc kết từ lâu đời. Cơ sở của nó là việc tiếp xúc nghề, học nghề và được truyền nghề để đời nọ kế tục đời kia, giữ gìn và phát triển nghề.

Tổng số lao động trong các làng nghề năm 1999 là 11.721 người, trong đó có 9.903 người (chuyên + kiêm), làm nghề chính, có 1.718 người làm nghề khác (ngoài nông nghiệp). [53]

Chỉ tính riêng, “số lao động ở các làng nghề 6 tháng đầu năm 2002 có 15.804 người, tăng hơn năm 2001 là 1.941 người, bằng 114%, so với năm

2000 tăng 3.573 người, bằng 128%” [31, tr.9-10].

Năm 2007, theo số liệu điều tra tại 33 làng nghề đạt tiêu chí, “về cơ cấu lao động trong độ tuổi là 14.243 người chiếm 68,4%, lao động ngoài độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuổi là 6.568 người, chiếm 31,6%; số người trong làng là 19.811 người chiếm 95,2%, lao động thuê ngoài là 1.000 người, chiếm 4,8%, mỗi làng có 61% số hộ với 631 nhân khẩu tham gia làm nghề. Các làng hiện có nhiều hộ và nhân khẩu tham gia làm nghề là : làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên với 550

hộ (chiếm 73% tổng số hộ)” [35, tr.3-4].

Số lao động trong các làng nghề ở Bắc Giang chiếm số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, phần lớn những người làm nghề đều kết hợp với sản xuất nông nghiệp, họ tham gia làm nghề vào những lúc nông nhàn, chỉ có rất ít hộ, người chuyên tham gia làm nghề mà không tham gia sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, những người lao động trong các làng nghề đều được trưởng thành từ truyền nghề trực tiếp theo kiểu cha truyền con nối.

Nếu tính chung về các ngành, nghề TTCN Bắc Giang, số lượng lao động theo điều tra trong năm 1999 chuyên sản xuất TTCN là 14.921 người, số lao động kiêm vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề 59.684 người, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Ngạn, thị xã Bắc Giang. Nếu so với số lao động trong độ tuổi ở nông thôn (818.200 người) thì lao động sản xuất TTCN rất thấp, chỉ chiếm tỉ lệ 1,82%, nếu tính cả số lao động kiêm thì tỉ lệ là 9,12%. Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - thương binh và xã hội thì lực lượng lao động ở nông thôn có chất lượng thấp, không có chuyên môn kĩ thuật chiếm 93,7% (767.210 người), có chuyên môn kĩ thuật chiếm 6,3%. Nếu tính riêng trong lĩnh vực sản xuất TTCN nông thôn thì 86% là lao động phổ thông tay nghề thấp, chủ yếu được đào tạo bằng phương pháp truyền nghề, kèm cặp, tự học nghề là chính. Mặt khác, qua điều tra 54 chủ nhiệm HTX sản xuất TTCN thì số lao động có trình độ trung cấp trở nên chiếm 48%; còn lại là sơ cấp và người có nghề, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, năng lực tiếp thị có hạn. [53, tr.2-3]

Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng người lao động trong lĩnh vực TTCN và làng nghề ở Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể thấy rằng, từ năm 1997 đến năm 2010, số lao động trong các ngành nghề TTCN nói chung và trong một số hình thức sản xuất của TTCN nói riêng đều tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ, ngành TTCN Bắc Giang ngày càng ổn định và phát triển hơn. Tuy nhiên, chất lượng lao động trong lĩnh vực TTCN Bắc Giang vẫn còn thấp, trình độ chưa cao, chủ yếu được đào tạo bằng phương pháp truyền nghề, kèm cặp, tự học là chính. Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và năng suất lao động.

Bên cạnh đó, một trong những chính sách phát triển ngành nghề nông thôn được chính phủ rất quan tâm là vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng người lao động. Tại Điều 11 Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn của chính phủ năm 2006 đã quy định về đào tạo nhân lực:

1. Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng, đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định để đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí mở lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề.

3. Các nghệ nhân ngành nghề nông thôn tổ chức truyền nghề được thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận; được thù lao theo quy định của cơ sở đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; hưởng các ưu đãi về thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định hiện hành.

4. Lao động nông thôn khi tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; được vay vốn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm.

Xuất phát từ thực tiễn đó, trong những năm vừa qua, song song với việc phát triển TTCN, thu hút lao động, Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã quan tâm và chú trọng đến công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động TTCN. Chính vì vậy từ năm 1997 đến năm 2010, đã có rất nhiều lớp dạy nghề và đào tạo nghề cho nhân dân liên tục được mở ra như năm 2001, mở lớp dạy nghề mây tre đan nâng cao...

Đặc biệt, trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Giang luôn luôn đề cập và đánh giá cao công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ quản lý, quản trị kinh doanh cho cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động kết hợp với nâng cao dân trí cho toàn dân.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập quỹ khuyến công tích cực đầu tư cho phát triển TTCN trên các khía cạnh: cơ sở vật chất, đặc biệt là dành phần lớn cho công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động TTCN.

Ngay từ những năm mới tái lập tỉnh, công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được các cấp, các địa phương và các cơ sở quan tâm thực hiện, trình độ lao động trong các làng nghề được nâng lên một bước. Ngoài công tác đào tạo nghề tại các trường của trung ương trên địa bàn, Sở Lao động – thương binh và xã hội đã chủ động phối hợp với các trung tâm, trường đào tạo công nhân kĩ thuật của tỉnh tổ chức đào tạo và đào tạo lại lao động nên giải quyết được phần nào nhu cầu học nghề trong những năm 1997 - 2001. Đến năm 2001 đã đào tạo được 2.233 người. Với con số này, ngay từ năm 2001, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 16%, trong đó lao động được đào tạo nghề 7%, tăng 1% so với năm trước. [54]

Năm 2003, Sở Công nghiệp đã triển khai và thực hiện hỗ trợ cho 16 dự án khuyến công. Trong đó: truyền nghề thêu ren: 6 dự án; truyền nghề mây tre đan: 4 dự án; truyền nghề mộc mỹ nghệ: 1 dự án; truyền nghề tre chắp sơn mài: 1 dự án; dạy nghề cơ khí: 1 dự án; đổi mới thiết bị, công nghệ; 3 dự án.

Không những thế, hoạt động khuyến công năm 2003 đã góp phần đào tạo nghề mới cho 995 lao động. Trong đó: nghề thêu ren; 550 lao động; nghề mây tre đan: 310 lao động; nghề cơ khí: 50 lao động; nghề mộc mỹ nghệ: 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động; nghề tre chắp sơn mài: 60 lao động.

Năm 2004, được UBND tỉnh quan tâm giành một phần kinh phí cho hoạt động khuyến công; Sở Công nghiệp đã triển khai và thực hiện hỗ trợ cho nhiều dự án khuyến công. Trong đó có các dự án: truyền nghề gốm mỹ nghệ truyền thống, truyền nghề thêu ren, truyền nghề mây tre đan, đào tạo nghề may công nghiệp, đổi mới thiết bị, công nghệ, tập huấn nghiệp vụ.

Các dự án, các chương trình khuyến công của tỉnh đã có những giá trị thiết thực, góp phần đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho người lao động. Chỉ tính riêng năm 2004 con số đó là 2.666 lao động. Trong đó: nghề gốm mỹ nghệ truyền thống: 40 lao động; nghề trồng dâu nuôi tằm: 120 lao động; nghề trồng nấm: 180 lao động; nghề thêu ren: 200 lao động; nghề mây tre đan: 1.716 lao động; nghề may công nghiệp: 410 lao động2

Trong những năm tiếp theo, quán triệt tinh thần chỉ đạo của tỉnh và thực hiện chương trình, dự án đào tạo nghề phục vụ cho phát triển sản xuất CN - TTCN và ngành nghề nông thôn, các Sở phối hợp với các ban ngành tiếp tục quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực TTCN và đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Năm 2006, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương), Liên minh các HTX tỉnh đã tập trung vào một số chương trình, dự án đào tạo lao động phục vụ sản xuất công nghiệp và ngành

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010) (Trang 60 - 78)