5. Quyết định 2557/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai (nhiệm kỳ 2019-2024)
3.1.1. Hợp tác xã nơng nghiệp ở Cộng hịa Liên bang Đức
Cộng hòa Liên bang Đức nằm ở trung tâm của châu Âu, có biên giới chung với 9 nước láng giềng và là cầu nối giữa các nước Tây Âu với Trung Âu và Đơng Âu. Đất nước này có tổng diện tích 357.000 km2
, bằng khoảng 1,1 lần diện tích Việt Nam. Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam là 870 km, chiều rộng lớn nhất từ Đông sang Tây là 640 km. Dân số Cộng hòa Liên bang Đức Đức gần tương đương với Việt Nam, với 82 triệu dân, đứng thứ hai về dân số ở châu Âu sau Cộng hòa liên bang Nga. Khoảng 18 triệu ha đất, tương đương với 50% diện tích lãnh thổ của Đức, được sử dụng cho mục đích nơng nghiệp. Một nửa cịn lại là đất đơ thị, khu công nghiệp và đất rừng. Kinh tế nông nghiệp của đất nước này theo truyền thống vẫn phần lớn thuộc về cá nhân nông dân, kinh tế hộ và chủ trang trại nhỏ với số lượng khoảng hơn 400.000 đơn vị sản xuất nông nghiệp. Không như ở Mỹ hay các nước Tây Âu khác chủ trang trại thường có diện tích canh tác rất lớn, tại Đức có tới trên 90% số hộ nông dân hay chủ trang trại nhỏ chỉ có từ 1 đến dưới 50 ha đất nông nghiệp. Bên cạnh các mục tiêu cung cấp lương thực và thực phẩm thì ngành nơng nghiệp của Đức hiện nay, cũng như nhiều quốc gia khác đều có thêm các nhiệm vụ, chức năng mới, ngồi nơng nghiệp, như cung cấp các sản phẩm nguyên vật liệu cho công nghiệp, công tác bảo tồn chăm sóc mơi trường, cảnh quan nông nghiệp, phát triển và cung cấp năng lượng mới từ mặt trời và sức gió,... Hiện nay có tới hơn 30% diện tích canh tác nơng nghiệp ở Đức được khai thác, sử dụng theo các phương pháp thân thiện với mơi trường. Trong đó, các phương pháp như canh tác sinh thái, sử dụng phân hữu cơ, giảm thiểu phân hóa học và thuốc trừ sâu độc hại, áp dụng các biện pháp bảo vệ cảnh quan, xây dựng các đồng cỏ, bãi chăn thả súc vật gần gũi với thiên nhiên,... được đặc biệt quan tâm. Do đó, HTXNN nói riêng và lĩnh vực nơng nghiệp nói chung ln nhận được sự quan tâm với những chính sách cụ thể. Nước Đức được coi là một trong những chiếc nơi đầu tiên của mơ hình kinh tế
HTX ở châu Âu. Từ những năm 40 của thế kỷ 19, Friedrich Wilhem và SchlulzeDelitz, đã có ý tưởng về mơ hình kinh tế HTX. Mơ hình này ngay sau đó được thành lập và phổ biến ở một số địa phương. Hiện nay, cả nước Đức có 3.188 HTX (chiếm 60% tổng số HTX của cả nước), thu hút khoảng 2,2 triệu thành viên. Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên ra, các HTXNN tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp. Tổng doanh thu của tất cả các HTXNN và 26 liên hiệp HTXNN năm 2007 là hơn 38,3 tỷ Euro. Các HTXNN của Cộng hòa Liên bang Đức hoạt động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác nhau 7 trong ngành nông nghiệp cũng như ở các ngành nghề khác như dịch vụ quản lý chợ, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ sấy khơ, đóng gói sản phẩm, dịch vụ than, dầu đốt,... Trong số các HTXNN hiện nay vẫn cịn có 214 HTX đang thực hiện đồng thời hoạt động tiết kiệm - tín dụng nội bộ theo giấy phép của cơ quan chức năng ngành ngân hàng. Tỷ lệ về số lượng HTX trong các lĩnh vực nông nghiệp ở Đức như sau: Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp tổng hợp 29,02%, lĩnh vực mua bán nông nghiệp 13,3%, lĩnh vực sữa và sản phẩm sữa 9,44%, lĩnh vực trồng và bảo quản nho 6,96%, lĩnh vực cung cấp nước sạch 4,33%, lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt 3,07%, lĩnh vực chế biến rau, quả 2,26%, lĩnh vực trồng cỏ và chế biến thức ăn gia súc 2,13%, lĩnh vực cung cấp điện 1,63%, lĩnh vực dịch vụ máy nông nghiệp 1,51%, lĩnh vực thủy hải sản 1,13%, lĩnh vực hoa, cây cảnh 0,94%, lĩnh vực bánh mỳ, bánh ngọt 0,72%, lĩnh vực dịch vụ nhà kho, nhà đông lạnh 0,53%, lĩnh vực chế biến rượu nho 0,31%, và các lĩnh vực khác là 23,7%. Các HTXNN của Đức hiện đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng, chẳng hạn như 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho,… Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ cấu kinh tế của Đức đã có những thay đổi mạnh. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã thay thế và áp đảo kinh tế nông nghiệp, nông thơn. Tuy nhiên, kinh tế HTX của Cộng hịa Liên bang Đức vẫn được coi là một bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế dân doanh và thực tế vẫn là một hệ thống kinh tế HTXvững mạnh, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp và nơng thơn, đóng góp quan trọng vào kinh tế nơng nghiệp nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung của Cộng hòa Liên bang Đức với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2007 của Đức đạt khoảng 2.300 tỷ Euro
(tương đương 3.500 tỷ USD, gấp hơn 50 lần GDP của Việt Nam năm 2007). Về nguyên tắc các HTXNN ở Đức được đối xử hồn tồn bình đẳng về mọi quyền lợi cũng như mọi nghĩa vụ theo luật định với các loại hình doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nơng nghiệp. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho nơng nghiệp đều được áp dụng chung cho tất cả đối tượng tham gia lĩnh vực này, trong đó có HTX và xã viên của nó. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nhà nước chú trọng đầu tư. Trước kia tất cả các chủ thể kinh doanh nơng nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nơng thơn hay HTXNN đều được nhà nước Đức hỗ trợ khi họ bị ảnh hưởng hoặc thiệt thịi vì các điều kiện hạ tầng khó khăn, khơng đảm bảo cạnh tranh. Hiện nay, các hỗ trợ trực tiếp đó đối với kinh tế nơng nghiệp khơng cịn phù hợp với chính sách chung của Ủy ban châu Âu nên bị bãi bỏ. Do vậy, hiện nay nước này sử dụng các chính sách hỗ trợ gián tiếp như thơng qua các chương trình bảo vệ mơi trường nơng nghiệp, ưu đãi về thuế khi đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió,... Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân, giúp họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Do đa số người nông dân tham gia và là thành viên của một HTXNN nào đó nên rất nhiều chương trình đào tạo hay hỗ trợ gián tiếp cho người nông dân đều được chủ động thực hiện thông qua tổ chức HTX hoặc do HTX kết hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác. HTXNN của Cộng hịa Liên bang Đức khơng thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại hay kinh tế tư nhân của người nông dân mà chủ yếu thực hiện việc cung cấp các dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình. Đa phần các dịch vụ này là các dịch vụ mà tự thân những người nơng dân, các hộ gia đình, trang trại không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện với chí phí cao hơn dịch vụ của HTX, hiệu quả thấp hơn so với sử dụng dịch vụ của HTX. Các dịch vụ của HTX đối với xã viên, thành viên là các hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp, cũng như lâu dài cho xã viên. Đây chính là nguyên nhân cơ bản để các xã viên tự nguyện tham gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX và cũng chính là nguyên nhân quan trọng để HTX được thành lập, được duy trì để tồn tại và phát triển. HTX ln coi xã viên và các thành viên là những khách hàng quan trọng nhất của mình, vì vậy bất cứ nhu cầu nào của thành viên thì HTX đều có thể thiết kế sản phẩm nhằm đáp ứng phục
vụ dựa trên nguyên tắc kinh doanh “Lợi thế nhờ qui mô, mua bán sỉ tốt hơn mua bán lẻ”. Trước hết, theo truyền thống, các HTXNN của Đức cung cấp các dịch vụ đầu vào như cung cấp dịch vụ thủy nông, điện, cung cấp nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp như hạt giống, cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc... Bên cạnh đó là các dịch phục khác như dịch vụ làm đất, cung cấp máy nông nghiệp, dụng cụ lao động, vật tư chuồng trại, xăng dầu, chất đốt,... Cũng thuộc nhóm dịch vụ đầu vào mà các HTXNN cung cấp cho xã viên của mình cịn có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới (cây, con giống mới, kỹ thuật chăm bón, ni dưỡng, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại,...), dịch vụ nhà kho, dịch vụ bảo quản đông lạnh, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tài chính (vốn vay, bảo hiểm),... Thứ hai là các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh hàng hóa ngày càng gay gắt. Các sản phẩm nông nghiệp của nông dân cũng không là ngoại lệ. Cũng như những người sản xuất khác, những người nông dân, chủ trang trại rất cần đến các dịch vụ hỗ trợ đầu ra vì tiêu thụ sản phẩm chính là khó khăn lớn nhất, thách thức lớn nhất của người nông dân trong nền kinh tế thị trường. Các HTXNN của Đức đã đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Các dịch vụ đầu ra chính của HTX là hỗ trợ về gia công, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của thành viên với giá tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên. Nhiều HTXNN đã xây dựng được các xưởng sản xuất, nhà máy hiện đại để chế biến sản phẩm của nông dân thành các thành phẩm có giá trị thương mại cao. Để có thể hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các HTXNN của Đức còn rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm thành phẩm mới, theo dõi và cung cấp, tư vấn cho thành viên về các thông tin thị trường, giúp cho các sản phẩm của thành viên luôn được đổi mới, định hướng theo nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, các HTXNN của Đức còn đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu mạnh cũng như quảng bá thương hiệu vì đó cũng là lợi ích của thành viên. Thứ ba là các HTXNN ở Cộng hòa Liên bang Đức đã rất chú trọng định hướng, tư vấn và hỗ trợ thành viên của mình trong việc trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến theo đúng các tiêu chuẩn, qui định cần thiết. Bởi lẽ theo xu thế chung của thị trường, các loại nông sản sinh thái, các sản phẩm lương thực, thực phẩm “sạch” ngày càng được ưa chuộng và có giá trị thương mại cao. Do đó các sản phẩm thịt “sạch”, sữa “sạch”, rau quả “sạch”,… mang
thương hiệu HTX đang là những sản phẩm rất có lợi thế trên thị trường tiêu dùng ở Đức, giúp người nông dân tiêu thụ sản phầm làm ra tốt hơn, hiệu quả hơn, mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Thu nhập chủ yếu của HTX là từ thu phí dịch vụ đầu ra hoặc đầu vào khi cung cấp dịch vụ cho thành viên. Nếu chênh lệch thu chi lớn thì các HTXNN có thể hồn trả lại một phần phí đã tạm thu trước từ các thành viên. Do vậy các thành viên có thể được hưởng lợi khá nhiều từ các dịch vụ của HTX, đồng thời thu nhập chịu thuế thật sự của HTX cũng không quá cao. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động của mơ hình HTX và mơ hình doanh nghiệp ở đất nước rất phát triển với mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thường ở mức rất cao (45%). Đa số các HTXNN ở Đức có số lượng thành viên tương đối lớn, trung bình khoảng 150 đến 400 thành viên mỗi HTX. Ví dụ: HTX chăn ni, chế biến thịt trung bình có từ 70 đến 150 thành viên; HTX chế biến sữa có từ 350 đến 400 thành viên; HTX mua bán nông nghiệp có từ 250 đến 500 thành viên; HTX trồng nho có từ 200 đến 300 thành viên,.... Nhờ số lượng thành viên lớn, một mặt các HTXNN ln có sẵn các khách hàng truyền thống và chính yếu cho mình, mặt khác mơ hình này có thể huy động được vốn điều lệ cao từ số đông thành viên. Ở các HTXNN ở Đức, khơng có những thành viên góp vốn lớn, có thể chi phối, gây sức ép về mặt vốn đối với HTX. Phần lớn các HTX qui định tỉ lệ góp vốn tối thiểu (thường từ khoảng 100 -500 Euro) và tối đa (thường được gấp 5- 10 mức tối thiểu). Như vậy mỗi thành viên HTX thường chỉ góp 0,1% - 0,5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉ khoảng 1% - 3%). Để có được số vốn cần thiết cho hoạt động, các HTX có thể dễ dàng vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Khi vay vốn từ các ngân hàng này, họ khơng nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp mà chỉ cần có dự án vay vốn khả thi và HTX có uy tín, hoạt động quản trị, điều hành minh bạch, hiệu quả. Theo qui định của Luật HTX Đức, hàng năm các HTX đều được kiểm toán định kỳ do Hiệp hội HTX thực hiện. Đây là một trong những căn cứ chính để ngân hàng thương mại cho các HTX vay vốn thực hiện các hoạt động của mình. Các thành viên HTX do góp vốn ít nên khơng q quan tâm đến việc được chia cổ tức nhiều hay ít mà họ quan tâm chủ yếu đến các dịch vụ mà HTX cung cấp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của mình. Với chính sách thành viên và chính sách góp vốn như vậy, các HTXNN không bị áp lực
chạy theo lợi nhuận tối đa để chia cổ tức càng cao càng tốt. Do đó các HTX có điều kiện thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên của mình. Vì vậy, số lượng thành viên các HTX ở Đức hiện nay đã lên tới 20 triệu người, bằng khoảng một phần tư dân số nước này.