Hợp tác xã nông nghiệp ở Ấn Độ

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 (Trang 52 - 53)

5. Quyết định 2557/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai (nhiệm kỳ 2019-2024)

3.1.2.Hợp tác xã nông nghiệp ở Ấn Độ

Nằm ở khu vực Tây Nam Á, Ấn Độ có diện tích tự nhiên gần 33 triệu km2 trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 141,23 triệu ha với dân số trên 1 tỷ người, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Lục địa này có những đồng bằng rộng lớn mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Chỉ riêng đồng bằng Ấn - Hằng, diện tích khoảng 775.000 km2 (gấp 2,3 lần diện tích Việt Nam) với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên vùng kinh tế trù phú. Đây là nơi canh tác các loại cây lương thực, thực phẩm chủ yếu và nuôi sống cả dân tộc Ấn Độ từ ngàn đời nay. Hệ thống sơng ngịi của Ấn Độ cũng khá phong phú, với lưu lượng nước rất lớn, đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và phát triển thủy điện. Ở Ấn Độ, tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước này, trong đó, Liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho tồn bộ HTX ở Ấn Độ. NCUI có 212 thành viên, gồm 17 liên đoàn HTX chuyên ngành cấp quốc gia, 171 liên đoàn HTX thuộc các bang và 24 liên hiệp HTX đa chức năng cấp quốc gia. Mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào HTX ở Ấn Độ, giáo dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển HTX. Nhiệm vụ quan trọng của NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3 cấp: Viện Đào tạo quốc gia có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản lý kinh doanh HTX; Viện Đào tạo cấp bằng đào tạo và bằng trung cấp về quản lý, kinh doanh HTX; Trung tâm đào tạo 10 cấp quận, huyện đào tạo cán bộ HTX cơ sở, đào tạo nghề. Do có các chính sách và phân cấp đào tạo hợp lý nên Ấn Độ đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển và mơ hình HTX trở thành lực lượng vững mạnh, tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước. Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Các HTX thường có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động

trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nơng sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nơng nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước,... Nổi bật hơn cả là Liên hiệp HTX sản xuất sữa Amul, bang Gujaza, được thành lập từ năm 1953. Đây là một liên hiệp sản xuất sữa lớn nhất của Ấn Độ và là một trong những liên hiệp HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau gần 50 năm hoạt động, Liên hiệp này có gần 2 triệu cổ phần. Mỗi ngày, Liên hiệp sản xuất 1 triệu lít sữa. Sản lượng sữa do Liên hiệp sản xuất chiếm 42,6% thị phần trong cả nước. Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nơng thơn cịn lạc hậu. Ngồi ra, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: Xúc tiến xuất khẩu; Sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động hơn; Chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; Thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; Bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 (Trang 52 - 53)