Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 (Trang 53 - 63)

5. Quyết định 2557/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai (nhiệm kỳ 2019-2024)

3.1.3.Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Nhật Bản có nền cơng nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng họ vẫn chú trọng vào phát triển nông nghiệp, phần lớn người nông dân Nhật Bản đều tham gia HTXNN. Hiện nay, nông nghiệp Nhật Bản chiểm khoảng 1% GDP của cả nước, tổng số hộ làm nông nghiệp khoảng 3 triệu, chiếm 6,4% trên tổng số gần 50 triệu hộ gia đình của Nhật Bản. Dân số trong sản xuất nông nghiệp là gần 10 triệu người, chiếm khoảng 7,8% dân số của cả nước. HTX ở Nhật Bản được hình thành từ năm 1843 nhằm phục vụ các hoạt động tín dụng của những người nơng dân, khi đó chưa có tổ chức hình mẫu về HTXNN. Luật HTX Nhật Bản đầu tiên ra đời vào 1900 nhằm quy định cho 5 loại hình HTX hoạt động là HTX tín dụng, tiếp thị, mua bán, sản xuất và tiêu dùng.

Đến năm 1947 Luật HTXNN ra đời. Về mặt tổ chức HTXNN Nhật Bản chia làm 3 cấp. Ở cấp trung ương là Liên hiệp HTXNN Nhật Bản (JA) bao gồm: Liên hiệp HTXNN quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH), Liên đoàn bảo hiểm HTXNN quốc gia (Zenkyoren), Tổng cơng ty du lịch Nokyo (N Tour), ngồi ra cịn có Liên đồn xuất bản và thông tin HTXNN quốc gia, hiệp hội IE- NOHIKARI về các hoạt động xuất bản, giáo dục và văn hóa. Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có Liên hiệp HTXNN và Liên đoàn HTX địa phương (Prefecture level) hoặc văn phòng của các Liên đồn Quốc gia. Ở cấp thành phố, làng thì có HTXNN đa chức năng cơ sở và HTX chuyên ngành cơ sở (hiện cả nước Nhật Bản có khoảng gần 800 HTX với gần 9,0 triệu xã 14 viện bao gồm cả xã viên thường xuyên và xã viên kết hợp). Ngồi ra, trong HTXNN cịn có Hội phụ nữ (nâng cao đời sống) và Hội thanh niên (khuyến khích thanh niên tham gia vào HTXNN). Trong mỗi HTX của Nhật bản đều có hai loại hình xã viên. Đó là xã viên thường xuyên và xã viên liên kết. Xã viên thường xuyên là những hộ nơng dân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp trong khu vực mà hoạt động của họ gắn chặt với các hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Xã viên liên kết là những người, hộ gia đình hoặc tổ chức, doanh nghiệp khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nhưng có những hoạt động liên quan đến lĩnh vực hoạt động nông nghiệp của HTX, tán thành điều lệ của HTX và có đơn xin vào HTX. Các xã viên liên kết có mọi quyền lợi như xã viên thường xuyên, trừ quyền bầu cử và ứng cử vào Ban chủ nhiệm và Ban quản trị. Trước đây, xã viên liên kết thường là những cư dân trong khu vực của HTX, nhưng ngày nay thì khoảng cách địa lý khơng cịn có ý nghĩa nữa. Một người, hộ gia đình, doanh nghiệp có thể là thành viên liên kết của một hoặc nhiều HTXNN khác nhau. Chính điều này tạo nên sức mạnh của HTXNN Nhật Bản hiện nay. Bởi lẽ mỗi thành viên liên kết đồng thời cũng là một khách hàng của HTX nên họ đóng vai trị quan trọng cả trong các dịch vụ đầu vào lẫn dịch vụ đầu ra của các HTX. Tỷ lệ giữa xã viên thường xuyên và xã viên liên kết dao động tùy theo từng địa phương, theo từng thời điểm, nhưng tính chung cho cả nước tỷ lệ này dao động trong khoảng 55,0% và 45,0%. Khi mới bắt đầu hình thành, HTXNN ở Nhật Bản đa phần là loại hình HTX chuyên ngành, mỗi HTX thực hiện một loại sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, theo thời gian, số lượng các HTXNN chuyên ngành

ngày càng giảm dần, nhường chỗ cho các HTXNN đa chức năng. Hiện nay phần lớn các HTXNN ở Nhật Bản đều thực hiện các dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp (kể cả các dịch vụ tín dụng), đồng thời cũng đảm nhiệm luôn nhiều dịch vụ và hoạt động khác ở khu vực nông thôn. Các hoạt động của Liên hiệp HTXNN Nhật Bản được quy định bởi Luật HTXNN và nhiều Luật chuyên ngành. Luật quy định các hoạt động về Đại hội xã viên, viên chức, lao động, nguyên tắc của JA, hướng dẫn và giám sát của chính phủ. Chức năng của Liên hiệp HTXNN Nhật Bản là cung cấp các chương trình đào tạo để gia tăng việc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp, hợp tác nhằm nâng cao mức sống và mở rộng các hoạt động văn hóa; phát triển và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chú trọng công tác thủy lợi và hướng dẫn thành lập trang trại, vận động các thành viên liên kết đất đai làm trang trại; nghiên cứu thị trường, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp; cung cấp vật tư cho sản xuất nơng nghiệp và các hàng hóa thiết yếu phục vụ nơng dân; thành lập và quản lý quỹ phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; sản xuất phân bón; chế biến các sản phẩm nơng nghiệp; cung cấp phúc lợi công cộng; thành lập bệnh viện phục vụ cho nông dân; các hoạt động nhằm nâng cao quyền công dân. Dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp đối với dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất nơng nghiệp, thì hệ thống HTXNN Nhật Bản đứng đầu là Liên hiệp HTXNN quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH), đã đảm đương 55% thị phần của 15 loại phân bón chính của cả nước. Đối với các loại hóa chất nơng nghiệp, ZEN-NOH chiếm 37% thị phần. Ngoài ra, đối với thức ăn tổng hợp ZEN-NOH cũng chiếm 30% thị phần phân phối. Việc phân phối, cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xã viên được thực hiện theo hệ thống xuyên suốt từ ZEN-NOH đến Liên đoàn kinh tế và HTXNN đa chức năng cơ sở. Ngồi ra, HTXNN Nhật Bản cịn cung cấp các nhu yếu phẩm cho xã viên với giá cả hợp lý và chất lượng cao. Hệ thống HTX có các trung tâm mua sắm, siêu thị nhỏ, cây xăng, cửa hàng kinh doanh… Dịch vụ tiếp thị và tiêu thụ nông sản Hệ thống HTXNN của Nhật Bản được xem là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng nhằm mục tiêu đưa nông sản từ người sản xuất đến người tiêu dùng với chất lượng, giá cả, và thời gian nhanh nhất. Thông qua hệ thống này, HTXNN cịn có thể điều chỉnh giá cả theo mùa, tránh trung gian ép giá, nâng cao sức cạnh tranh của

các sản phẩm, cân đối được cung sản xuất và cầu tiêu dùng. Khâu tiếp thị và phân phối hàng nông sản thông qua HTXNN Nhật Bản được thực hiện qua các khâu (i) phối hợp cùng vận chuyển, (ii) phối hợp lựa chọn sản phẩm, (iii) phối hợp tiêu thụ và (iv) phối hợp điều chỉnh cung cầu để ổn định giá cả. Hiện nay, hệ thống HTXNN Nhật Bản đã xây dựng các kho lạnh nhằm bảo quản sản phẩm tại các trung tâm chợ đầu mối, các trung tâm đóng gói phân loại sản phẩm, hệ thống phân phối bán buôn (chợ đầu mối bán đấu giá hàng nông sản) và bán lẻ (siêu thị bán lẻ HTX)… Hình thức thanh tốn trong q trình giao dịch được HTX áp dụng cho nông dân theo (i) Ủy thác vô điều kiện để người nơng dân có thể gửi các sản phẩm để bán mà khơng có u cầu về giá, thời gian bán và nơi bán sản phẩm. (ii) Phí dịch vụ trên thực tế giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm nhưng họ phải trả cho tiền phí dịch vụ để chi trả các chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển các sản phẩm và (iii) Thanh toán chung giúp người nơng dân chun chở và bán sản phẩm để có được giá cả ổn định. Với cách làm này, lợi thế kinh tế của qui mô từ việc phân bổ và tiếp thị với số lượng lớn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân. Thị phần bao tiêu sản phẩm nông sản của xã viên thông qua hệ thống như gạo chiếm 90%, rau quả chiếm 48%, ngồi ra HTX cịn bao tiêu các sản phẩm từ chăn nuôi. Nhằm trợ giúp cho việc tiêu thụ nông sản cho xã viên của các HTXNN tại các chợ bán bn trong cả nước, chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật Bán buôn. Theo luật này các chợ đầu mối bán bn trên phạm vi cả nước đều được hình thành và hoạt động bởi các công ty tư nhân. Các chợ này sẽ trả một khoản hoa hồng (commission) nhất định cho người bán bn các loại hàng hóa dễ bị thối hỏng (rau củ, trái cây, hoa, nông sản, thủy sản,…) khi họ tham gia lưu thông các loại hàng hóa này đến người tiêu dùng nhằm ổn định giá cả. Tỷ lệ hoa hồng (tính theo % tiền lãi bán hàng) của một số mặt hàng được quy định như sau: Rau các loại: 8,5%, quả các loại: 7,0%, thủy sản: 5,5%, thịt: 3,5%, hoa tươi các loại: 9,5%,… Chính vì vậy, thị phần bán bn của các loại nơng sản hàng hóa của HTXNN tại Nhật Bản là khá cao (rau các loại: 80,3%, quả các loại: 57,2%, thủy sản 68,6%, thịt bò: 22,5%, thịt lợn: 12,8%, hoa các loại: 83,7%,…). Hoạt động chế biến nông sản Hoạt động chế biến và tiêu thụ nông sản của HTXNN nhằm tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp và để giá trị đó lại khu vực nơng thôn; phát triển thực phẩm mới để tăng nhu cầu

sử dụng sản phẩm chế biến; duy trì sự cân đối cung cầu thơng qua việc phân chia thị trường và tích trữ và phần quan trọng là tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn. 16 Hoạt động chế biến nông sản được thực hiện ở HTX Nhật Bản với hai mục đích là chế biến các sản phẩm để bán và tiêu dùng của gia đình. Hiện nay, các HTXNN thực hiện chế biến theo ba loại: (i) chế biến và tiêu thụ nông sản, (ii) kết hợp sử dụng tập thể các phương tiện chế biến, và (iii) mua hàng và chế biến. Trong hệ thống HTXNN Nhật Bản đã hình thành các cơ sở chế biến hàng nơng sản theo kỹ thuật chế biến sản phẩm cổ truyền. Mơ hình “mỗi làng một sản phẩm” đã được hình thành và phát triển từ cách suy nghĩ này. Bên cạnh việc duy trì và phát triển các mặt hàng truyền thống, một cách làm khác đã mang lại thành công cho nhiều HTX chế biến ở Nhật Bản là phát triển mặt hàng mới, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao. Hoạt động tín dụng Nguyên tắc hoạt động của HTX tín dụng nơng nghiệp là hoạt động tương hỗ. HTXNN huy động vốn từ xã viên có tiền nhàn rỗi cho xã viên có nhu cầu vay để sản xuất. Hiện nay, nguồn huy động vốn đã tăng quá nhu cầu cho vay và số vốn dôi dư này được chuyển cho Ngân hàng nông, lâm, ngư nghiệp trung ương để phục vụ cho các ngành khác. Bên cạnh đó, HTX cịn là nơi tiếp nhận vốn cho vay và hỗ trợ lãi suất từ chính phủ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp cho xã viên sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tín dụng HTXNN cịn tiến hành nhiều hoạt động như chiết khấu hóa đơn, giao dịch trao đổi trong nước, bảo lãnh pháp lý, giao dịch ngoại hối. Dịch vụ hướng dẫn nhà nông, hỗ trợ đào tạo (Chuyển giao các tiến bộ KHKT trong HTX cho hộ xã viên nông dân) Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của HTXNN Nhật Bản được tiến hành bởi hệ thống hướng dẫn nhà nông (farm guidance), với đội ngũ cố vấn nhà nông (farm advior), là người hướng dẫn trực tiếp người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy trình chăm bón, giảm chí phí sản xuất bằng việc khuyến khích người dân tham gia sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, vật tư đầu vào và thị trường đầu ra. Đây cũng là kênh kết nối giữa hệ thống khuyến nông quốc gia với nông dân. Mối quan hệ được thực hiện 2 chiều, thông tin đề xuất, kiến nghị từ người dân đến cơ quan khuyến nơng, HTXNN, chính phủ và ngược lại là chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ... cho người dân. Hiện nay toàn hệ thống

HTXNN Nhật Bản có 14.380 cố vấn nhà nơng làm việc trên khắp cả nước, họ hợp tác chặt chẽ với tác tổ chức hành chính, cán bộ khuyến nơng, các trạm nghiên cứu, trạm vệ sinh dịch tễ, bác sĩ thú y và các tổ chức khác. Dịch vụ bảo hiểm và an sinh xã hội HTXNN ngoài các hoạt động liên quan đến sản xuất nơng nghiệp cịn tham gia vào rất nhiều những dịch vụ bảo hiểm và an sinh xã hội trong cộng đồng cư dân nơng thơn địa phương. Đó là những loại dịch vụ bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm cuộc sống, bảo hiểm lương hưu hay bảo hiểm rủi ro trong cuộc sống như bị cháy, gặp bão, lụt, động đất,... Ngồi ra, HTXNN cịn tham gia vào dịch vụ khác như dịch vụ phúc lợi cho người già, dịch vụ cưới, tang,... Do tham gia rất sâu rộng vào các dịch vụ này nên HTXNN ở nhiều nơi cịn là trung tâm văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng của cư dân địa phương.

Một số bài học kinh nghiệm từ mơ hình HTXNN trên thế giới

Cơ cấu tổ chức HTXNN ở mỗi nước, mỗi thời điểm khác nhau có những sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, hầu như tất cả (trừ mơ hình HTXNN của Israel và Cộng hòa Liên bang Đức) đều có một điểm chung là phải có được một tổ chức HTX ở quy mơ tồn quốc, chí ít cũng là một tổ chức HTX ở quy mơ vùng. Nói cách khác mỗi nước đều cần hình thành mạng lưới HTXNN ở 2-3 cấp. Tổ chức HTXNN cấp quốc gia hoặc cấp vùng không phải là cấp trên của các HTX ở làng, xã mà là tổ chức tạo ra sự hợp tác giữa các HTX cơ sở với nhau, cũng như tạo ra sự hợp tác giữa các HTX cơ sở với các tổ chức, doanh nghiệp liên quan. Sự hợp tác này một mặt cung cấp các thông tin thị trường cho người nơng dân để họ có thể sản xuất đúng cái mà thị trường cần, nhưng mặt khác sẽ góp phần tạo ra thị trường rộng lớn hơn cho HTX. Nhờ đó mà nguyên tắc “Lợi thế nhờ qui mô, mua bán sỉ tốt hơn mua bán lẻ” được thực thi một cách có hiệu quả. Nhờ đó các xã viên HTXNN được hưởng lợi cả trong việc mua vật tư đầu vào cho sản xuất lẫn trong việc tiêu thụ nông sản làm ra. Từ việc hưởng lợi này mà số người tự nguyện tham gia vào các HTX ngày càng đông và HTXNN ngày càng phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, các HTXNN quốc gia hay cấp vùng cịn đóng một vai trị quan trọng trong quá trình phát triển mạng lưới HTXNN trong nước thơng qua quá trình định hướng phát triển, qua dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực,… và thông qua việc đại diện cho mạng lưới HTX cả nước tiếp nhận và phản biện chính

sách về nơng nghiệp và về HTX từ các cơ quan quản lý nhà nước. Các tổ chức HTXNN cấp quốc gia hay cấp vùng còn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng khi thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kế tốn, tài chính, đồng thời kiểm tốn định kỳ cho các HTXNN cơ sở. Chính điều này tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các HTXNN cơ sở và là một trong những điều kiện để các HTX cơ sở có thể dễ dàng vay được vốn phục vụ cho các hoạt động của mình từ các ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm phát triển HTXNN thành công ở các nước cho thấy đây là một trong những nguyên nhân thành cơng cơ bản của các mơ hình này. Trừ những trường hợp đặc biệt như ở Cộng hòa Liên bang Đức và Israel thì khơng một đất nước nào có phong trào HTXNN thành cơng chỉ với việc hình thành duy nhất các HTXNN cơ sở ở cấp thôn, xã hay thị trấn. Cơ cấu tổ chức của mỗi HTXNN cơ sở về cơ bản ở các nước đều giống nhau. Tất cả các HTXNN thành công đều thực hiện nguyên tắc dân chủ, tránh sự áp đặt của một cá nhân, nhóm xã viên hay một tổ chức nào trong HTX, đồng thời thực hiện phân phối đều lợi ích thu được. Các HTXNN được thành lập theo ngun tắc góp cổ phần (như ở Cộng hịa Liên bang Đức chẳng hạn) thì tỷ lệ cổ phần của các thành viên ln được duy trì ở mức dưới 3% vốn điều lệ nhằm tránh gây sức ép về vốn trong quá trình hoạt động. Các HTXNN hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện (như HTXNN ở Nhật Bản) thì duy trì hình thức chỉ bầu ban quản trị, ban chủ nhiệm và các

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 (Trang 53 - 63)