2.1. Thực trạng pháp luật liên quan đến trợ giúp xã hội với hộ nghèo
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật xác định hộ nghèo
Vấn đề về xóa nghèo, giảm nghèo hiện nay đã và đang được nhà nước ta quan tâm, chú trọng trong giai đoạn xây dựng và phát triển hiện nay. Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này một cách hồn chỉnh nhất. Có thể kể đến hệ thống văn bản pháp luật của một số quốc gia láng giềng của nước ta như Trung Quốc…. Những quy định về hoạt động quản lý nhà nước đối với pháp luật TGXH với hộ nghèo đã đáp ứng, thậm chí vượt qua nhiều các tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng các đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với vấn đề về xóa nghèo, giảm nghèo đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và tồn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hồn thiện hơn, trong đó có nội dung pháp luật TGXH với hộ nghèo. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung quản lý nhà nước ngân sách nhà nước, đáp ứng với u cầu chính trị, q trình xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới, cụ thể như sau:
- Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia giảm nghèo.
- Quyết định số 13/QĐ-BCĐGN ngày 06/12/2007 quy định về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia giảm nghèo.
21
- Thông tư 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo hàng năm.
- Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
- Quyết định 1053/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 23/7/2007 quy định khung theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
- Quyết định 23/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/10/2007 quy định hệ thống chỉ tiêu, theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
- Quyết định 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 quy định chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn.
- Quyết định 167/2008/ QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và an sinh xã hội.
- Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020.
- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021
- Nghị định 20/2021 /NĐ-CP chính sách trợ giúp xxa hội..
- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016 đã hướng dẫn cụ thể: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí.
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã đặt ra mục tiêu: Thực hiện mục tiêu giảm
22
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (CT 135-II) (Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006).
- Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (CTMTQG-GN) (Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007). Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008)
Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một số phương pháp xác định chuẩn nghèo phục vụ mục đích khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố và chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới
* Cách xác định đường nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới - Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là chi phí cần thiết mua rổ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ lượng Kcalo tiêu dùng bình quân 1 người 1 ngày (2.100 Kcalo). Năm 1998 chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là 1.287 ngàn đồng/người/năm
- Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm cộng với chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm của nhóm dân cư 3 (nhóm có mức sống trung bình). Chuẩn nghèo chung được xác định cho năm 1998 là: 1.790 ngàn đồng/người/năm.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau: Phương pháp này sử dụng rổ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã 20 năm không thể phản ảnh được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt Nam.
Sử dụng một chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thơn chỉ cho phép đánh giá thực trạng nghèo đói của cả nước, khơng thể xác định và lập được danh sách hộ nghèo cụ thể ở các địa phương.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Lúc đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang sử dụng chỉ tiêu thu nhập. Mục đích của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là xác định được đối tượng cụ thể của chương trình trợ cấp thơn,
23
xã, lên danh sách hộ nghèo, chỉ ra các nguyên nhân nghèo đói và đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và XĐGN, điều chỉnh chuẩn nghèo theo mức độ cải thiện của đời sống dân cư và người nghèo.
- Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993, quy định:
Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành hai vùng đói nghèo đó là thành thị và nơng thơn, trong đó: + Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình qn dưới 13kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 8 kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn. + Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 20kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 15kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn.
Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995, quy định:Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành 3 vùng đói nghèo là: thành thị, nơng thơn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng và trung du, trong đó:
+ Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 13kg/người/tháng, tính cho mọi vùng.
+ Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 15kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 20kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du và dưới 25kg/người/tháng đối với khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997 (Công văn số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997), quy định:
Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành ba vùng đói, nghèo là: thành thị, nơng thôn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng và trung du, trong đó:
24
+ Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 13kg/người/tháng, tương đương 45.000 đồng, tính cho mọi vùng.
+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 15kg/người/tháng, tương đương 55.000 đồng, tính cho khu vực nơng thơn miền núi và hải đảo, dưới 20kg/người/tháng, tương đương 70.000đ, tính cho khu vực nơng thơn đồng bằng và dưới 25kg/người/tháng, tương đương với 90.000 đồng, tính cho khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000 (Quyết định số 1143/QĐ- LĐTBXH ngày 01/11/2000), quy định: Bỏ tiêu chí xác định hộ đói, giữ lại tiêu chí xác định hộ nghèo, khơng dựa vào thu nhập lương thực quy gạo mà dựa vào thu nhập tính theo tiền Việt Nam, trong đó:
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình qn dưới 80.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 100.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nơng thơn đồng bằng và dưới 150.000đ/người/tháng, tính cho khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005 (Quyết định số 170/2005/QĐ- TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ), quy định chuẩn nghèo giai đoạn này được nâng lên cho phù hợp với mức sống đã được nâng lên của nhân dân và để gần với chuẩn nghèo đói của quốc tế.
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nơng thơn và dưới 260.000đ/người/tháng, tính cho khu vực thành thị.
Với chuẩn nghèo này, cả nước có 22% hộ nghèo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, biên giới và Tây Nguyên.
Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành ngày 30/01/2011 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng (từ 6.000.000đ/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.80.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến
25
520.000đ/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đến 650.000đ/người/tháng.
Chuẩn nghèo lần 7: Ban hành ngày ngày 19 tháng 11 năm 2015 theo Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
Hộ nghèo:
a) Khu vực nông thơn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo
a) Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn
26
đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin.
* Trình tự, thủ tục xác định hộ nghèo6
a. Đối với cơ quan cấp xã, phường:
- Trưởng thơn, ban cơng tác mặt trận thơn họp tồn dân trong thơn, dự kiến danh sách hộ có thể nghèo, tiến hành khảo sát theo phiếu rà sốt hộ nào có thu nhập bình qn dưới chuẩn nghèo thì đưa vào danh sách hộ nghèo. Danh sách đuợc cơng khai tại Nhà văn hố thôn;
- Trưởng thôn tổng hợp danh sách gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã. - Ban chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã họp xét duyệt, tổng hợp danh sách gửi Phòng Lao động, thương binh và Xã hội.
b. Đối với từng hộ gia đình:
- Bước 1: Chủ hộ nghèo viết đơn xin có chữ ký của Trưởng xóm và UBND xã.
- Bước 2:
+ Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ).
- Bước 3: Cơng chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: + Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn.
+ Nếu hồ sơ khơng hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hồn thiện theo đúng quy định.
- Bước 4: Cơng chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
6 Thông tư số 17/2016/BLĐTBXH, Hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn
27
- Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã, phường.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
Trên cơ sở tuân thủ quy định của sự vận động khách quan của đất nước trong tình hình mới, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề xóa nghèo, giảm nghèo phù hợp với hồn cảnh thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về xóa nghèo, giảm nghèo ở Việt Nam, góp phần khơng nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề xóa nghèo, giảm nghèo. Điều này tạo điều kiện để cơng tác quản lý về xóa nghèo, giảm nghèo đã thể hiện sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta khi khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này khi xây dựng đất nước. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về XĐGN ở Việt Nam thực hiện một cách hồn thiện hơn. Từ đó hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về XĐGN trong tiến trình phát triển đất nước, góp phần khơng nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật cũng như đề cao vai trị của XĐGN trong q trình hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay.