Các chế độ trợ giúp xã hội với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo từ thực tiễn tại tỉnh bắc giang (Trang 35 - 40)

2.1. Thực trạng pháp luật liên quan đến trợ giúp xã hội với hộ nghèo

2.1.2. Các chế độ trợ giúp xã hội với hộ nghèo

2.1.2.1. Chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên

Chế độ TGXH thường xuyên đối với hộ nghèo là sự giúp đỡ về mặt vật chất và các điều kiện sinh sống khác của xã hội một cách thường xuyên cho các hộ nghèo khi họ gặp phải những rủi ro, bất hạnh, rơi vào hồn cảnh khó khăn. Chế độ bảo trợ xã hội thường xun có tính ổn định, lâu dài hơn, bao gồm TGXH về vật chất với các khoản tiền trợ cấp, phương tiện sinh sống,... và

28

TGXH về tinh thần bằng các hoạt động tư vấn sức khỏe, tâm lý, giáo dục,... dành cho trẻ em.

Hộ nghèo bao gồm nhiều nhóm đối tượng khác nhau, có hồn cảnh và mơi trường sống khác nhau, do đó địi hỏi sự trợ giúp phải có sự linh hoạt nhằm đạt được mục đích chung của TGXH. Nguyên tắc chung cho việc thực hiện TGXH cho hộ nghèo là ngoài phần đảm bảo của Nhà nước thì cần phải phát huy tối đa sức mạnh của bản thân mỗi người nghèo, của cộng đồng và toàn xã hội. Trong trường hợp hộ nghèo nhưng lại rơi vào hồn cảnh éo le, khó khăn khơng thể tự lo liệu hoặc khơng có người chăm sóc thì được tiếp nhận vào các trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng. Các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại; tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng; tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc; tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, ni dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, khơng tự lo được cuộc sống và khơng có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật...

Mức trợ cấp xã hội thường xuyên cụ thể cho hộ nghèo được xác định và điều chỉnh trong mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tượng chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương. Mức trợ cấp được quy định dựa trên cơ sở của chi phí sinh hoạt tối thiểu để đảm bảo cuộc sống cho hộ nghèo. Tùy thuộc vào hình thức nuôi dưỡng tập trung hay tại cộng đồng mà mức trợ cấp xã hội thường xuyên được xác định ở mức tối thiểu khác nhau.

29

- Trợ cấp xã hội hàng tháng7:

Theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ 1/7/2021 là 360.000 đồng/tháng thay vì 270.000 đồng/tháng như quy định trước đó. quy định chính sách TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội, mức chuẩn của trợ cấp là xã hội là 360.000 đồng. Đây là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, ni dưỡng và các mức trợ cấp xã hội khác. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp ni dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, ni dưỡng và các mức trợ cấp xã hội tại địa phương.

+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ

nghèo khơng cịn khả năng lao động mà khơng có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có cơng hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn TGXH là 360.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 04 tuổi; hệ số 2,0 đối với đối tượng từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi; Hệ số 1,5 đối với đối tượng từ 16 tuổi trở lên.

+ Người thuộc hộ nghèo khơng có chồng hoặc khơng có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thơng, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). Mức trợ cấp hàng tháng Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định nói trên đang nuôi 01 con; Hệ số 2,0 đối với đối tượng đang nuôi từ 02 con trở lên.

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo khơng có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người

7 Xem: Điều 5, Nghị định Nghị định 20/2021/NĐ - CP ngày 01 tháng 07 năm 2021 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

7 Xem: Điều 6 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

30

này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, mức trợ cấp là Hệ số 1,5 đối với đối tượng từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi; Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định từ đủ 80 tuổi trở lên.

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo khơng có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, khơng có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hệ số 3,0.

- Tham gia bảo hiểm y tế8: Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo

hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ nghèo nói trên. Họ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Trợ giúp giáo dục9: Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hưởng chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho trẻ em đang đi học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em có hồn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.Việc miễn, giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cơng lập có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học phí.

- Hỗ trợ chi phí mai táng10: Những đối tượng hộ nghèo nói trên khi chết

thì được hỗ trợ tiền mai táng phí. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. Trường hợp đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

8 Xem: Điều 9 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

9 Xem: Điều 10 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

10 Xem: Điều 11 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

31

2.1.2.2. Chế độ trợ giúp xã hội độ xuất

Là sự giúp đỡ về mặt vật chất và các điều kiện sinh sống khác của xã hội dành cho hộ nghèo khi các em gặp phải những tai nạn, rủi ro bất ngờ làm cho cuộc sống tạm thời bị đe dọa, cần có sự hỗ trợ khẩn cấp (Ví dụ sự kiện thiên tai, hỏa hoạn, lở đất….). Chế độ trợ cấp đột xuất thì có tính nhất thời, được thực hiện một lần với các hình thức đa dạng, linh hoạt, mang ý nghĩa vô cùng cấp thiết với mọi đối tượng trong đó có hộ nghèo. Mức trợ cấp đột xuất tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và trường hợp rủi ro cụ thể, tuy nhiên không được thấp hơn mức tối thiểu do luật định.

+ Hỗ trợ lương thực11: Hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với hộ gia đình thiếu

đói trong dịp Tết Âm lịch; hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác.

+ Hỗ trợ người bị thương nặng12: Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa

hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức bằng10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. Trường hợp người bị thương nặng ngồi nơi cư trú mà khơng có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định. + Hỗ trợ chi phí mai táng13: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên

tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 20 lần mứcchuẩn trợ giúp xã hội. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó thì

11 Xem: Khoản 1,2 Điều 12 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định

chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

12 Xem: Điều 13 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

13 Xem: Điều 14 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

32

được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng khơng q 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

+ Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở14: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia

đình có hồn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trơi, cháy hồn tồn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà khơng cịn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 40.000.000 đồng/hộ. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa khơng quá 30.000.000 đồng/hộ. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà khơng ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

+ Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất15: Hộ gia đình bị mất phương

tiện, tư liệu sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác, mất việc làm được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định. + Khơng thu học phí có thời hạn: Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định khơng thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục trong các trường hợp đột xuất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo từ thực tiễn tại tỉnh bắc giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)