2.1. Thực trạng pháp luật liên quan đến trợ giúp xã hội với hộ nghèo
2.1.4. Quy định về tài chính và trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc thực
việc thực hiện bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo
Cùng với q trình đổi mới và hồn thiện hệ thống chính sách bảo trợ xã hội, cơ chế tài chính trong bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo cũng từng bước được hoàn thiện và đổi mới. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn tài chính
35
của bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cịn bao gồm sự hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước thơng qua các khoản vay ưu đãi, khoản viện trợ khơng hồn lại, các dự án hỗ trợ phát triển…
- Nguồn kinh phí thực hiện đối với chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên đối với hộ nghèo:
Theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách TGXH đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, nguồn kinh phí bảo trợ xã hội thường xuyên được bảo đảm thực hiện theo cơ chế: Ngân sách nhà nước bảo đảm chi trả toàn bộ chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2017 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở TGXH, đối với kinh phí hoạt động của cơ sở TGXH cơng lập, nguồn kinh phí bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự nguyện; Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở TGXH; nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn khác theo quy định của pháp luật. Đối với cơ sở TGXH ngồi cơng lập, nguồn kinh phí bao gồm: Nguồn tự có của chủ cơ sở TGXH; Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi; Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ TGXH.
-Nguồn kinh phí thực hiện đối với chế độ bảo trợ xã hội đột xuất đối với hộ nghèo:
Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện bảo trợ xã hội đột xuất đã được quy định rõ ràng, trong đó, có ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và
36
ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí nêu trên khơng đủ để thực hiện trợ giúp đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, hướng tới mục tiêu trợ giúp đời sống của hộ nghèo và nhân dân khi bị rủi ro do thiên tai gây ra và những lý do bất khả kháng khác nhằm ổn định đời sống, bảo đảm các yếu tố: kịp thời, nhanh, chính xác; khơng bỏ sót, nhầm lẫn hoặc tràn lan; bảo đảm yếu tố công bằng giữa các đối tượng và các vùng, miền, khu vực.
Về quản lý tài chính, tài sản, cơ sở thực hiện quản lý tài chính, tài sản là theo các quy định của pháp luật. Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí phải thực hiện công khai, minh bạch và theo Quy chế hoạt động, Quy chế chi tiêu của cơ sở. Cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật.
Đối với quy định tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo hiện hành có một số đặc điểm chính như sau:
Chính phủ chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động trợ giúp xã hội thống nhất trên phạm vi cả nước; phân công, phân quyền, giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo. Cụ thể:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì: Hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đối tượng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo.
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo.
37
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo; kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền.
+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia trợ giúp xã hội cho đối tượng có hồn cảnh khó khăn.
Pháp luật về TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung hộ nghèo nói riêng đã quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo trợ xã hội trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chưa làm rõ vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu vực tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia các hoạt động bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo. Do vậy, hiệu quả huy động nguồn lực, huy động sự tham gia các hoạt động TGXH cho hộ nghèo còn thấp.