2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du vùng Đông Bắc Tổ quốc được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06/11/1996 cùng với một số tỉnh trong cả nước. Ngày 01/01/1997 Bắc Giang hoạt động theo đơn vị hành chính mới, phía bắc và đơng bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội và tỉnh Thái Ngun, phía nam và đơng nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh. Đến nay Bắc Giang có diện tích 3.849.7km2, Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện, 209 đơn vị hành chính cấp xã ( gồm 184 xã 10 phường 15 thị trấn) là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với vị trí địa lý thuận lợi có một số trục giao thơng quan trọng của quốc gia chạy qua như quốc lộ 1A, trục quốc lộ giao thông liên vùng nối Bắc Giang với Lạng Sơn, Quảng
38
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đường sắt Kép – Quảng Ninh, đường thủy theo sông Thương, sông Cầu và Sông Lục Nam… đảm bảo kết nối thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực.
Ngồi ra, Bắc Giang cách khơng xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn cuả “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đơng dân cư, với tốc độ đơ thị hố nhanh và là thị trường tiêu thụ lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển kinh tế - xã hội.
Bắc Giang có những lợi thế sẵn có để phát triển thành một đầu mối kinh tế quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Bắc Giang có 8 dân tộc gồm Kinh, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan. Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang chung sống đồn kết, có tinh thần tương thân, tương ái, yêu nước, lao động cần cù và sáng tạo. Trải qua 844 khoa cử của các triều đại phong kiến (1075 – 1919), Bắc Giang có 66 người đỗ tiến sĩ, trạng nguyên, xếp thứ 8 trong cả nước. Ngày nay Bắc Giang có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ, hàng vạn người có trình độ đại học đã làm rạng rỡ, tô thắm thêm truyền thống văn hiến của quê hương.
Năm 2020 là năm kết thúc các chương trình phát triển KTXH giai đoạn 2016-2020, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng bộ các cấp giai đoạn 2020-2025. Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ và các đồn thể nhân dân các cấp đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã đề ra trong năm. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng đạt 16,2%, đứng thứ 2 toàn quốc; nguồn lực đầu tư từ ngân sách các cấp và nguồn xã hội hoá về giảm nghèo hỗ trợ cho các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, tác động giảm mạnh hộ nghèo
39
ở các vùng này. Tuy có nhiều khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp như hạn hán, thiếu nước sản xuất ở vùng cao, dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề đến đàn lợn của tỉnh....Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đồn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang đạt kết quả tích cực, chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đời sống nơng thơn, miền núi có nhiều đổi mới. Tồn tỉnh hồn thành nhiệm vụ xóa 100% hộ nghèo là người có cơng với cách mạng; khơng để phát sinh hộ nghèo là gia đình người có cơng, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng này trong thời gian tới.
Theo kết quả rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thời điểm tháng 12/2020:
- Tỉnh Bắc Giang cịn 23.137 hộ (trong đó có: 22.862 hộ nghèo về thu nhập; 275 hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản), chiếm tỷ lệ 5,01%; giảm 2,28% (tương ứng với giảm 10.019 hộ) so với năm 2019, vượt mục tiêu giảm nghèo năm 2020; cả 10/10 huyện, thành phố đều hoàn thành và vượt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Địa phương có nhiều hộ thốt nghèo (so với năm 2018) là Lục Nam 2.494 hộ; Lục Ngạn 2.169 hộ, Sơn Động 1.710 hộ, Yên Thế 1.454 hộ; Hiệp Hoà 1.106 hộ.
- Khu vực 40 xã đặc biệt khó khăn có 10.064 hộ nghèo tương ứng 22,88% so với tổng số hộ dân của khu vực (giảm 9,28%, bằng 3.939 hộ so với năm 2018).
- Huyện Sơn Động (Địa bàn thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ): Cịn 5.761 hộ nghèo tương ứng 28,29%; giảm 1.426 hộ tương ứng với giảm 7,32%.
- Hộ nghèo là người DTTS: Còn 8.244 hộ (giảm 3.697 hộ so với năm 2018), chiếm tỷ lệ 35,54% so với tổng số hộ nghèo và chiếm 13,25% so với tổng số hộ DTTS trong tồn tỉnh (trong đó: Khu vực thành thị có 135 hộ, khu vực nơng thơn có 240 hộ).
40
- Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội: Cịn 3.910 hộ (giảm 1.433 hộ so với năm 2018), chiếm tỷ lệ 16,90% so tổng số hộ nghèo tồn tỉnh (trong đó: Khu vực thành thị có 212 hộ, khu vực nơng thơn có 3.698 hộ).
- Tồn tỉnh giảm được 14 xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 40-50% so với năm 2019.
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội với hộ nghèo trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, đối tượng quan tâm nhiều nhất là những hộ nghèo, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, được nhà nước chú trọng và quan tâm.
2.2.2.1. Đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội với hộ nghèo.
Nhận thấy những khó khăn, thách thức trong hoạt động XĐGN trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân đã nỗ lực trong việc áp dụng pháp luật về TGXH đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, điều đó đã nhận thấy qua những kết quả đạt được thông qua một số chỉ tiêu quan trọng như sau:
Một là, đối với hoạt động ban hành chủ trương, đường lối về áp dụng pháp luật trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thực hiện Quyết định số 152/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 11/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tập trung phân tích tìm ngun nhân hạn chế trong thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương; xây dựng và tổ chức hiệu quả các giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững. Theo đó, những nguyên cơ bản đã được “nhận diện”; về khách quan là: cơ sở hạ tầng chưa phát triển; diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ít; thiên tai, hạn hán xảy ra thường xuyên... Nguyên nhân chủ quan là do: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tham mưu hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo chưa kịp thời, đồng bộ; thiếu quan tâm trong chỉ đạo xây dựng nghị
41
quyết, chương trình, kế hoạch giảm nghèo; công tác chỉ đạo và tổ chức điều tra xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm của một số xã còn hạn chế, chưa thực hiện đúng quy trình điều tra, xác định hộ nghèo chưa chính xác, thiếu cơng bằng. Cùng với đó là cơng tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơng trình đối với các dự án giảm nghèo còn nhiều hạn chế: đầu tư phân tán, nguồn vốn phân bổ dàn trải; việc tổ chức thực hiện một số dự án, chính sách giảm nghèo cịn chậm do thiếu đơn đốc, kiểm tra, giám sát. Việc lập thủ tục đầu tư xây dựng cũng như thực hiện chi trả một số chế độ, chính sách giảm nghèo chưa kịp thời... Ngồi ra, Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình giảm nghèo cấp huyện (Hiện nay là Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo trong việc xây dựng Đề án giảm nghèo và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Thực hiện sự phân công của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo tỉnh đã tổ chức Hội nghị cấp huyện phổ biến, quán triệt về mục đích, ý nghĩa, nội dung và yêu cầu của Nghị quyết đến các với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện, xã. Tổ chức triển khai xây dựng Đề án phát triển KTXH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, giai đoạn 2016-2020. Thông qua 02 bước xây dựng, đến ngày 2/12/2009 Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2112/QĐ-Tổng nguồn lực để thực hiện các chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 là: 769.621 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: 731.229 triệu đồng, gồm: Ngân sách Trung ương: 718.291 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển: 506.246 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 212.045 triệu đồng); Ngân sách huyện, xã: 12.938 triệu đồng.
- Vốn nhân dân đóng góp, vốn huy động khác...: 38.392 triệu đồng. Công tác huy động nguồn lực đã được chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo. Bên cạnh nguồn vốn Trung ương, ngân sách tỉnh đã bố trí nguồn vốn đối ứng thực hiện, đồng thời huy động thêm được
42
nguồn lực lớn trong nhân dân tham gia thực hiện chương trình. Tuy nhiên trong năm 2016, 2017 kế hoạch vốn của Trung ương giao còn chậm và giao làm nhiều đợt (năm 2016 giao 03 đợt vào tháng 12/2015, tháng 8/2016 và tháng 12/2016; năm 2017 giao 02 đợt vào tháng 4/2017 và tháng 6/2017) đã làm ảnh hưởng đến công tác tham mưu, phân bổ và tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Đồng thời trình tự, thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công, chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật Đầu tư công; thời gian thẩm định của các cơ quan Trung ương kéo dài, ý kiến thẩm định không rõ về nguồn vốn và tiến độ phân bổ vốn làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng kế hoạch trung hạn của tỉnh.
Bảng 2.1. Khảo sát về việc ban hành chủ trương về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
1. Có 226 75,34 %
2. Có nhưng chưa thường xuyên 55 18,33 %
3. Không 18 6 %
4. Ý kiến khác 1 0,33 %
43
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện khảo sát về việc ban hành chủ trương về trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn đề này là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Thông qua hoạt động ban hành chủ trương, đường lối về trợ giúp xã hội trên địa bàn đã tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong tồn Đảng, toàn dân và toàn quân; tăng cường đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, các biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào q trình cơng tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Hai là, đối với những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội trên địa bàn. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đó, từ
2011, UBND tỉnh tập trung củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo giảm nghèo từ cấp huyện tới cơ sở. Nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng đề cao chất lượng từ khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế. Việc đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tôn trọng đề xuất từ cơ sở. Trong 3 năm (2012 - 2014), từ ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh và các huyện,
75,34% 18,33%
6% 0,33%
Có ban hành Có nhưng chưa thường xun
44
xã đã tiến hành đầu tư trên 200 cơng trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng mức đầu tư 512 tỷ đồng. Cơ bản các cơng trình đảm bảo chất lượng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển. Đặc biệt, các dự án phát triển giao thông: Tuyến Lục Nam- Lục Ngạn- Sơn Động; Tân Yên- Yên Thế ,Bắc Giang- Hiệp Hịa... tạo điều kiện giao thương hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh. Hàng loạt các cơng trình thủy lợi lớn: Hồ chứa nước Khuôn Thần và hệ thống kênh dẫn dịng phục vụ sản xuất nơng nghiệp địa bàn huyện Tân Yên, yên Thế; góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất lúa nước, canh tác hoa màu trên địa bàn. Công tác khuyến nông - khuyến ngư luôn được huyện quan tâm, chú trọng: Hỗ trợ về giống, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thông qua các hình thức tập huấn, bồi dưỡng, triển khai các mơ hình trình diễn; cử cán bộ khuyến nơng, khuyến ngư bám cơ sở hỗ trợ nông dân kỹ thuật phát triển mơ hình kinh tế VAC. Các mơ hình trình diễn: ni cá hệ VAC tại huyện Tân n, nuôi cá lồng hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn Lục Ngạn, tạo ra vùng chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa tại một số khu vực có tiềm năng, thế mạnh. Những năm gần đây, UBND tỉnh tập trung phát triển nguồn nhân lực, hàng năm, tỉnh dành hàng trăm tỷ đồng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, cơng chức chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, huyện tập trung vào việc tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; hỗ trợ vốn, nhà ở, y tế, giáo dục, tiền điện; chính sách bảo trợ xã hội, trợ giúp pháp lý cho người nghèo huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền, vận động để thành viên các hộ nghèo nhận thấy mình là chủ thể mang tính quyết định trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững tại địa phương; việc hỗ trợ từ phía Nhà nước chỉ có giới hạn...Hiện nay, người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của tỉnh, huyện và các xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 37% năm 2016 xuống cịn 22,8% năm 2020; bình qn tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,8%/năm. Số người dân được cấp thẻ BHYT đạt trên 98% tổng dân số của tỉnh.
Ba là, mức độ hiệu quả xã hội của chính sách trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
45
Nhằm tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo có đủ các điều kiện cơ bản về mức sống để ổn định sản xuất và đời sống, hạn chế tình trạng di cư tự do, tạo sinh kế để các hộ thoát nghèo nhanh, bền vững, Cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 49-