Lợi nhuận cho vay tiêu dùng là khoản tiền thu về từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả.
Bảng 2.8: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
GVHD: Trần Thị Hường
Biều đồ 2.5: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng
Nhìn chung lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có sự gia tăng đáng kể và năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này là phù hợp với quá trình phát triển của ngân hàng cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Năm 2010 lợi nhuận chỉ đạt 140 triệu đồng do ngân hàng mới đi vào hoạt động, sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS chưa thực sự phát triển và được nhiều người quan tâm đến vì nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như lạm phát cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu; qua năm 2011 do vẫn còn chịu ảnh hưởng của lạm phát cao nên lợi nhuận chỉ tăng 60 triệu tương ứng với 43% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì lợi nhuận đã tăng khá nhiều và đạt 450 triệu đồng tăng 125% so với năm 2011, chiếm 6,25% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Doanh số cho vay năm 2012 tăng 414% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 125% do các khoản vay tiêu dùng đa phần là đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn trong khoảng thời gian ngắn từ 1 tuần đến 3 tháng nên lợi nhuận mới không có sự gia tăng mạnh. Nhưng không vì thế mà hạn chế cho vay tiêu dùng để mở rộng cho vay các sản phẩm khác vì lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng trong ngắn hạn là rất đông, khi giải ngân tiền vay cho khách hàng thường là chuyển khoản nên ngân hàng còn có thể phát hành thêm nhiều loại thẻ ATM để thu phí dịch vụ đi kèm (nếu có), góp phần tạo thêm một khoản thu nhập đáng kể cho ngân hàng hoạt động cũng như có thêm nguồn vốn cho để tái đầu tư bằng số dư trong tài khoản thẻ của khách hàng với lãi suất thấp.
GVHD: Trần Thị Hường