0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Giới thiệu Ngân hàng Á Châu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH THANH HÓA (Trang 27 -31 )

Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank, gọi tắt là “ACB”) là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam và được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp ngày 24 tháng 04 năm 1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 05 năm 1993. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngày 04 tháng 06 năm 1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Ngân hàng Á Châu. chính của Ngân hàng đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng (tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 9.377 tỷ đồng), đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng nội tại Việt Nam. Do kết thúc năm 2011, ACB không hoàn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng dẫn đến việc bị lùi 2 bậc xếp hạng nhưng vẫn nằm trong tốp 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, dự kiến ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn do kế hoạch tăng vốn năm 2011 chưa hoàn thành. Việc tăng vốn sẽ làm tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ACB cũng như nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh trong ngành ngân hàng.

Bảng2.1. Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng Việt Nam

STT Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỷ đồng)

2010 2011 01 BIDV 14.600 28.251 02 Agribank 20.709 21.103 03 Vietinbank 15.173 20.230 04 Vietcombank 13.233 19.698 05 Eximbank 10.560 12.355 06 Sacombank 9.179 10.740 07 SCB 9.185 10.583

GVHD: Trần Thị Hường

08 ACB 9.377 9.377

09 Techcombank 6.932 8.788

10 MB 7.300 7.300

(Nguồn: Website các ngân hàng)

Về mạng lưới kênh phân phối, ACB hiện có 325 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động và 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB - Western Union.

Về nhân sự, tính đến ngày ngày 31 tháng 12 năm 2011 tổng số nhân viên của riêng ACB là 8.228 người (năm 2010 là 6.869 người). Trong đó, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, mặc dù vậy ACB vẫn thường xuyên tổ chức nhiều chương trình đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Ngoài ra, Ngân hàng còn có các Ngân hàng Á Châu con sau:

Bảng 2.2. Danh sách các Ngân hàng Á Châu con của ACB

Ngân hàng Á Châu con Giấy phép

hoạt động Tỷ lệ góp vốn

Ngân hàng Á Châu chứng khoán ACB (ACBS) 06/GP/HĐKD 100% Ngân hàng Á Châu quản lý nợ và khai thác tài

sản (ACBA) 4104000099 100%

Ngân hàng Á Châu cho thuê tài chính ACB

(ACBL) 4104001359 100%

Ngân hàng Á Châu quản lý quỹ ACB (ACBC) 41/UBCK-GP 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011)

Về định hướng chiến lược phát triển, năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa ACB trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam vào năm 2015 và gia nhập tốp ba ngân hàng lớn nhất vào năm 2020. Năm 2012 ACB sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, đồng thời thực hiện kế hoạch chuyển đổi hệ thống điều hành ACB sang mô hình hội đồng điều hành và chế độ thủ trưởng ở các cấp trong hệ thống điều hành. Với sự tham gia tích cực của các nhân sự

GVHD: Trần Thị Hường

biệt phái từ Ngân hàng Standard Chartered (cổ đông chiến lược của ACB), bắt đầu từ năm 2011 và trong các năm tiếp theo. Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động của ACB qua các năm như sau:

Tăng trưởng theo chiều sâu bằng cách tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng thương mại khác về chiến lược kinh doanh cũng như sự đa dạng và tính linh hoạt của các sản phẩm dựa trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu khách hàng;

ACB đang xây dựng mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành trong các lĩnh vực đặc biệt quan trọng là quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng được đồng bộ và bền vững;

Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn góp của cổ đông để xây dựng ACB trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh nhất, có khả năng vượt qua mọi thách thức khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cùng với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như một môi trường kinh doanh chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;

Có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống được liên tục, thông suốt và hiệu quả;

Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành một yếu tố tinh thần, gắn kết toàn bộ hệ thống thành một khối đại đoàn kết để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

Ngày 27/04/1996. ACB là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard.

Ngày 15/10/1997. ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.

Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm. Thông qua chương trình đào tạo này, ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều

GVHD: Trần Thị Hường

kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.

Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.

Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ. ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt Nam.

Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng (TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.

Năm 2000 – Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000, ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban. Hoạt động kinh doanh được chuyển giao cho Sở Giao dịch. Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo Ban Chiến lược, Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Ban Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.

Ngày 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời của Ngân hàng Á Châu chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.

Ngày 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS. Ngày 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001.2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.

Ngày 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.

GVHD: Trần Thị Hường

banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS.

Ngày 10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.

Ngày 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: Ngân hàng Standard Chartered (SCB) và ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh của mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Kể từ khi thành lập đến nay, Á Châu đã lớn mạnh, tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng mỗi khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ vô cùng đa dạng với công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, chiều lòng cả những khách hàng khó tính nhất , đúng với slogan “ Ngân Hàng của mọi nhà”

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH THANH HÓA (Trang 27 -31 )

×