GVHD: Trần Thị Hường
huy động, khả năng sinh lời của đồng vốn vay vào hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Á Châu. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động được.
Tuy nhiên, chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động quá cao cũng không tốt, mà quá thấp cũng không tốt bởi vì nó đánh giá khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá cao tức là Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động vào cho vay, do đó rủi ro mất khả năng thanh khoản sẽ rất cao. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì ngân hàng sẽ không giữ được vai trò trung gian là cầu nối giữa người thừa vốn và thiếu vốn trong nền kinh tế.
Dư nợ trên vốn huy động tại ACB - Ngân hàng Á Châu qua các năm như sau: Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = (dư nợ/vốn huy động)*100%
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Dư nợ cho vay tiêu dùng 3,86 9,66 15,59 150% 61%
Tổng vốn huy động 190 310 430 63% 39%
GVHD: Trần Thị Hường
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy mặc dù dư nợ có tăng qua các năm nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn huy động. Kết hợp với các yếu tố đã phân tích ở trên cho thấy nguồn vốn huy động là rất dồi dào vì phần lớn số vốn dùng để cấp cho các khoản vay tiêu dùng đã được thu hồi về. Dư nợ còn lại chỉ chiếm từ 2% đến gần 4% nhưng nó là con số rất nhỏ và đều là nợ tiêu chuẩn. Cụ thể dư nợ quá hạn trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 đều là 0 tỷ trong khi dư nợ hiện tại và tổng vốn huy động của năm 2010 lần lượt là 3,86 tỷ và 190 tỷ; năm 2011 tăng 150% và 63% so với năm 2010, đạt mức 9,66 tỷ dư nợ và 310 tỷ vốn huy động; qua năm 2012 là 15,59 tỷ dư nợ và 430 tỷ vốn huy động, tăng 61% và 39% so với năm 2011. Như vậy, dư nợ thấp sẽ giúp ngân hàng có nhiều vốn để tiếp tục cho vay hoặc đầu tư để thu lời cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là rất tốt