Về thời giờ làm việ c thời giờ nghỉ ngơi

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động nữ từ thực tiễn các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 39 - 42)

1.2.1 .Khái niệm và nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về lao động nữ

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động nữ

2.1.2 Về thời giờ làm việ c thời giờ nghỉ ngơi

Việc quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động. Quy định hợp lý để vừa đảm bảo được hiệu quả, năng suất lao động đồng thời bảo đảm cho người lao động có đủ thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động của mình. Nếu khơng có những quy định hợp lý thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm sức khỏe

32

kéo dài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với đối tượng đặc thù là lao động nữ.

Do chính sách ưu tiên nên lao động nữ nên bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc được nghi nhận từ Điều 104 đến Điều 107 Bộ luật lao động 2012, thì để bảo vệ thai sản khoản 2 Điều 155 quy định “lao động nữ làm

công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương”.

Đối với người sử dụng lao động tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định: “không sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07, hoặc từ tháng 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi để làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa”. Tuy

nhiên, trên thực tế, có rất nhiều lao động nữ đang ni dưới 12 tháng tuổi có mong muốn làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ nhằm tăng thêm thu nhập, hỗ trợ cuộc sống và cuộc sống hiện đại thì cũng đã có nhiều giải pháp, biện pháp hỗ trợ chăm sóc con cái tốt hơn nhưng lại bị hạn chế bởi chính những quy định được đặt ra để bảo vệ quyền lợi của họ

Bởi vậy, BLLĐ năm 2019 đã có một sự bổ sung cần thiết đó là cho phép một trường hợp ngoại lệ, NSDLĐ vẫn có thể được sử dụng NLĐ đang ni con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp được NLĐ đồng ý:

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.”2

Điều này là hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận hiện tại về thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ cơ hội việc làm của NLĐ và Công ước CEDAW, phụ nữ có

33

quyền được tự do lựa chọn làm việc ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa, tuỳ thuộc vào quyết định của họ.

Như vậy, theoBộ luật Lao động 2019, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi tự quyết định có hay khơng làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa (thay thế cho quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 cấm lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi cơng tác xa). Điều đó có nghĩa người sử dụng lao động vẫn có thể sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa nếu người lao động đồng ý. Đây là giải pháp tích cực, khá triệt để, tồn diện trong việc giải quyết vấn đề giới, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực lao động, đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu của một bộ phận lao động nữ không nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian con dưới 12 tháng tuổi.

Cũng theo khoản 2 Điều 135 Bộ luật Lao động năm 2019, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Theo đó, người sử dụng lao động được khuyến khích thỏa thuận thuê mướn người lao động (cả nam và nữ, đặc biệt là lao động nữ trong thời kỳ mang thai hoặc những người lao động có trách nhiệm gia đình) làm việc với khoảng thời gian ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động (khoản 1 Điều 32). Tuy vẫn trả lương cho người lao động theo lao động thực tế song người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội, khơng bị phân biệt đối xử cho người lao động làm việc không trọn thời gian so với người lao động khác tại đơn vị, đồng thời bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho họ (khoản 3 Điều 32). Mặc dù là chính sách được quy định từ năm 2012, song việc mở rộng phạm vi áp dụng từ lao động nữ sang người lao động thuộc cả hai giới đã cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận chuyển từ bình đẳng giới hình thức sang bình đẳng giới thực chất tại Việt Nam.Theo Bộ luật lao động năm 2019 lao động nữ còn được hưởng quy định trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30

34

phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, nếu sinh đơi trở lên thì từ con thứ 02 trở đi mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động nữ từ thực tiễn các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)