Tình hình giao kết hợp đồng lao động từ năm 2017-2019

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động nữ từ thực tiễn các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 53 - 61)

Năm Tổng số lao động Số lao động có giao kết HĐLĐ Tỉ lệ lao động có giao kết HĐLĐ Số lao động nữ có giao kết HĐLĐ 2017 1.053.806 895.000 88,9 451.120 2018 1.080.131 894.612 82,8% 447.612 2019 1.087.559 888.690 81,7 470.321

(Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

Nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đưa ra nhiều chính sách nhằm giúp đỡ và thu hút lao động nữ. Bên cạnh sự cố gắng của các doanh nghiệp, tỉnh cũng ban hành kế hoạch thực hiện các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân các Khu chế xuât - Khu công nghiệp. Tỉnh ủy đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, triển khai các chính sách về nhà ở, nhất là các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân; đang xây dựng Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020. Tỉnh Bắc Giang hiện đang thực hiện các chính sách thu hút các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; Khuyến khích các doanh nghiệp triển

46

khai các dự án nhà ở cơng nhân, đến nay đã có 04 dự án nhà ở do doanh nghiệp triển khai với 380.045,0m2 đáp dứng nhu cầu ở cho trên 28.600 cơng nhân; xây dựng các cơng trình phụ trợ như: nhà ăn, nhà trẻ, nhà đa năng trong các khu, cụm công nghiệp từng bước cải thiện nâng cao đời sống của công nhân, lao động. Năm 2009, Liên đoàn Lao động tỉnh đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt dự án xây dựng Nhà Văn hoá Lao động tỉnh Bắc Giang. Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tạo điều kiện cấp 7.970 m2 đất để xây dựng Nhà Văn hoá Lao động. Hiện nay, cơng trình đã được đưa vào sử dụng nhằm thu hút, tập hợp công nhân, lao động và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, thơng tin, tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, đời sống tinh thần cho cơng nhân, lao động trong tỉnh.

Việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong tuyển dụng về bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, cùng với những quy định ưu đãi cho lao động nữ đã giúp cho số lượng nữ giới tìm được cơng ăn việc làm ngày càng nhiều, họ có được cơ hội thực hiện vai trị của mình.

2.2.2.2. Về Tiền lương, thu nhập

Tiền lương và thu nhập là một vấn đề khá nhạy cảm trong quan hệ lao động, bởi nó chính là thước đo thể hiện giá trị sức lao động, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động. Tại Bắc Giang, việc trả lương được thực hiện không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. theo báo cáo của 138 doanh nghiệp sử dụng 83.758 lao động trên địa bàn tỉnh , tiền lương bình quân chung năm 2019 là 6,24 triệu đồng/tháng; mức tiền lương cao nhất của lao động là 107,736 triệu đồng/người/tháng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trong đó có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động nữ như Công ty TNHH Ctystal Martin, Công ty bánh kẹo thực phẩm Tích Sỹ Giai, Cơng ty chế biến nước quả Sunshine Canada-VN, Tập đoàn KOREA- VIETNAM... Trong số 138 doanh nghiệp báo cáo, có 81 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng tết dương lịch năm 2020 với mức bình quân chung 0,47 triệu đồng/người, mức thưởng cao nhất là 26,5 triệu đồng/người thuộc về khối doanh nghiệp dân

47

doanh. Có 132 doanh nghiệp đã có kế hoạch thưởng tết nguyên đán Canh Tý 2020 với mức bình quân chung 7,3 triệu đồng/người; mức thưởng cao nhất là 130 triệu đồng/người thuộc về doanh nghiệp dân doanh.

Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện cơng tác Lao động- Tiền lương – BHXH giai đoạn 2016-2020 của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các huyện, thành phố các doanh nghiệp trong tỉnh đều thực hiện nghiêm túc quy định về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Các doanh nghiệp đã chủ động liên hệ với phòng LĐ-TB&XH các huyện thành phố để được hướng dẫn, xây dựng lại thang lương, bảng lương phù hợp với mức lương tối thiểu vùng, đảm bảo nguyên tắc lao động đã qua đào tạo cao hơn 7%, lao động làm trong mơi trường độc hại được tính thêm 5%. Đến 9/2019, có 1.309 doanh nghiệp gửi thang bảng lương tới phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố, đạt 75,27% số doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Hướng dẫn, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao tiền thưởng năm 2018 cho người quản lý của 03 công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 01 Quỹ đầu tư phát triển; 02 công ty TNHH hai thành viên nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và 05 công ty cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Thẩm định và trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng doanh nghiệp công ty TNHH MTV khai thác cơng trình thủy lợi Nam Sơng Thương và Bắc Sơng Thương.

2.2.2.3. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Nhìn chung, các quy định về thời giờ làm việc được NSDLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thực hiện tương đối nghiêm túc. Các chính sách được nhiều doanh nghiệp thực hiện, như: Đảm bảo quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ, không sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa; được nghỉ mỗi ngày 60 phút để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng, có chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản,... Đặc biệt, chế độ thai sản đã được áp dụng cho tất cả lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Thời giờ làm việc chủ yếu được tính theo

48

ngày (8 tiếng/ngày). NLĐ phải làm thêm giờ, làm đêm đa số đều được giải quyết quyền lợi theo luật định.

Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc tại một số doanh nghiệp, một phần là do những quy định của pháp luật gây khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn, một phần là do sự hiểu biết của người lao động nữ đối với quyền và lợi ích của bản thân mình vẫn cịn hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, theo số liệu báo cáo, số lượng doanh nghiệp đăng ký làm thêm 200 đến 300 giờ rất ít. Vấn đề bảo đảm thời gian nghỉ hành kinh và nghỉ cho con bú cho lao động nữ chưa có những chuyển biến rõ rệt.

2.2.2.4. Về An tồn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động là vấn đề có vai trị vơ cùng quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe người lao động nữ và chất lượng sức lao động mà họ tạo ra. Các quy định về an tồn lao động, vệ sinh lao động ln được tỉnh áp dụng nhiều biện pháp để kêu gọi người sử dụng lao động thực hiện. Nhằm đẩy mạnh quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chính quyền tỉnh căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 về Phê duyệt Chương trình quốc gia về an tồn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 hằng năm đều triển khai các kế hoạch hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn, cụ thể như tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định tại doanh nghiệp, tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người lao động, người sử dụng lao động trong việc ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp như hội thi, truyền thanh, truyền hình…nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã tự giác thực hiện quy định của pháp luật lao động về trang bị buồng tắm cho lao động nữ. Một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như Công ty TNHH Ctystal Martin. Công ty TNHH Ctystal Martin có gần 9.200 lao động, trong đó 65% là lao động nữ Việt Nam (KCN Quang Châu, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang) đã ý thức được tầm quan

49

trọng của phòng trữ sữa trong q trình ni con bằng sữa mẹ nên đã triển khai lắp đặt phòng trữ sữa cho lao động nữ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của an tồn lao động. Từ năm 2008 đến nay đã tiến hành thanh tra, kiểm việc chấp hành pháp luật lao động, luật bảo hiểm xã hội đối với trên 1.000 doanh nghiệp, ban hành 216 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lao động, bảo hiểm xã hội với tổng số tiền là 2.081,4 đồng.

2.2.2.5. Về Kỷ luật lao động

Khi lao động nữ có hành vi vi phạm kỷ luật, người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật đối với họ. Song trong quá trình xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động không được xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người lao động nói chung và lao lao động nữ nói riêng. Lao động nữ có hành vi vi phạm kỷ luật, họ phải chịu chế tài xử lý phù hợp và không vượt quá giới hạn luật cho phép; Người sử dụng lao động khơng được phép có những hành vi khơng đúng mực như xúc phạm, nhục mạ hoặc xâm phạm đến thân thể người lao động. Mặt khác,người sử dụng lao động không được sa thải lao động nữ vì những lý do liên quan đến thiên chức làm vợ, làm mẹ của họ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được lấy lý do người lao động nữ kết hơn, có thai, ni con dưới 12 tháng tuổi để sa thải họ. Việc lao động lấy chồng, có thai, nuôi con nhỏ là quy luật tự nhiên là thiên chức làm vợ, làm mẹ của họ chứ không phải là hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Bởi thế ngay cả trong trường hợp nội quy lao động của doanh nghiệp có quy định lao động nữ bị sa thải trong những trường hợp này thì việc sa thải đó cũng bị coi là trái pháp luật. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ thiên chức của người lao động nữ đồng thời tránh tình trạng vì thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình mà họ bị mất việc làm. Trên thực tế nếu doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng thì họ sẽ lấy lý do ở khoản 1 Điều 38 để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang mang thai, đang ni con dưới 12 tháng tuổi. Đó là thực tế

50

mà dù biết nguyên nhân thực chất, thì người lao động nữ và đại diện cơng đồn cũng khó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.

2.2.2.6. Về bảo hiểm xã hội

Giai đoạn 2016-2019, các cấp Đảng, chính quyền địa phương Bắc Giang đã có sự tập trung trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHXH trong doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến việc làm; ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Luật, các văn bản hướng dẫn và thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực; một số văn bản địa phương đã triển khai thực hiện như: Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 14/4/2017 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2017; Kế hoạch số 56/KH- UBND ngày 04/5/2018 của UBND tỉnh về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu số doanh nghiệp tham gia BHXH cho UBND các huyện, thành phố năm 2019; Kế hoạch 121/KH-UBND ngày 06/6/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, Sở Lao động - TB&XH, BHXH tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai hướng dẫn thực hiện các quy định về Luật BHXH. Đồng thời công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp đa dạng hơn.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác quản lý và phát triển đối tượng do vậy số người tham gia BHXH đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, số lao động trong các đơn vị doanh nghiệp, số doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh cơ bản đã tham gia đầy đủ, cụ thể:

+ Năm 2016, tổng số người tham gia BHXH là 201.960, tăng 26.495 (=15%) so với năm 2015; tổng số lao động nữ tham gia BHXH là 101.860

51

+ Năm 2017, tổng số người tham gia BHXH là 213.461, tăng 11.501 (=5.6%) so với năm 2016; tổng số lao động nữ tham gia BHXH là 105.930

+ Năm 2018, tổng số người tham gia BHXH là 237.954, tăng 24.493 (=11.5%) so với năm 2017; tổng số lao động nữ tham gia BHXH là 131.467

+ 9 tháng đầu năm 2019, tổng số người tham gia BHXH là 264.735 người, tăng so với năm 2018 là 26.781 người;

2.2.2.7. Giải quyết và chi trả các chế độ BHXH

Giai đoạn 2016-2019, việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động đã được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đã tham gia được thụ hưởng quyền lợi về BHXH theo đúng quy định của pháp luật, hằng năm số người được thu hưởng đều tăng, cụ thể:

- Năm 2016, giải quyết chế độ hàng tháng cho 1.982 người, chế độ một lần cho 12.996 người, chế độ ốm đau cho 34.895 người, chế độ thai sản cho 27.645 người, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 10.376 người với tổng số tiền đã chi là trên 1.713 tỷ đồng.

- Năm 2017, giải quyết chế độ hàng tháng cho 3.166 người, chế độ một lần cho 13.104 người, chế độ ốm đau cho 43.428 người, chế độ thai sản cho 38.586 người, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 10.181 người với tổng số tiền đã chi là 2.001 tỷ đồng.

- Năm 2018, giải quyết chế độ hàng tháng cho 2.551 người, chế độ một lần cho 13.706 người, chế độ ốm đau cho 50.157 người, chế độ thai sản cho 39.294 người, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 12.471 người với tổng số tiền đã chi là 2.336 tỷ đồng.

2.2.3. Những điểm còn tồn tại, hạn chế trong thực thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động nữ tại tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân.

2.2.3.1. Những điểm còn tồn tại, hạn chế

* Trong lĩnh vực việc làm, tuyển dụng

Mặc dù pháp luật có quy định rất cụ thể về nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động nữ từ thực tiễn các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)