Hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế

Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ln là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Quan điểm về chăm sóc ý tế nói chung và BHYT nói riêng được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Quan điểm và cũng là mục tiêu chính phải hướng tới là thực hiện công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện BHYT cho toàn dân. Quan điểm này vừa mang tính chất định hướng vừa là mục tiêu phải hướng tới trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do đó, việc hồn thiện pháp luật BHYT Việt Nam phải đảm bảo các quan điểm về phát triển y tế nói chung và BHYT nói riêng. Nhất quán quan điểm này, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020. Trong đó chỉ rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH, BHYT, cụ thể:

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, BHYT.

Bảo hiểm xã hội, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội, doanh

nghiệp và của mỗi người dân.

Trong Nghị quyết cũng nêu cụ thể mục tiêu của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác BHXH, BHYT là nhằm "thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế tồn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế".

Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu, Nghị quyết 21-NQ/TW đã đưa ra các giải pháp và nhiệm vụ để tăng cường công tác BHXH, BHYT như sau: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Để các quan điểm, định hướng của Đảng về phát triển BHYT được thực hiện hiệu quả cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật BHYT ở Việt Nam, bên cạnh đó, việc hồn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo định hướng phát triển

y tế và an sinh xã hội của Đảng và nhà nước, lấy con người là trung tâm vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển;

hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe;

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo thiết lập được hệ thống

pháp luật BHYT tiến bộ, khắc phục hạn chế của pháp luật hiện hành, kế thừa thành tựu lập pháp và đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp, tương thích giữa pháp luật BHYT, pháp luật về an sinh xã hội và hệ thống pháp luật chung của quốc gia;

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo yêu cầu về tài chính; Thứ năm, hoàn thiện pháp luật BHYT phải đảm bảo yêu cầu tăng cường

vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội.

3.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế

3.1.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 và các văn bản liên quan

Đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHYT để thể chế hóa các chủ trương, cải cách chính sách BHXH và chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân theo tinh thần các Nghị quyết của Trung ương. Thời gian vừa qua, các văn bản hướng dẫn về đối tượng, trình tự thủ tục cấp thẻ BHYT cho một số đối tượng thay đổi liên tục trong thời gian ngắn, hướng dẫn chưa rõ ràng: Như đối tượng người dân tộc ở vùng khó khăn, trẻ em... (Thơng tư số 41/2014/TTLT-BYT- BTC ngày 24/11/2014, Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 và Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 đều hướng dẫn về cấp thẻ BHYT) gây lúng túng cho các cấp thực hiện chính sách, do vậy đề nghị mỗi khi Luật BHYT sửa đổi, các Bộ ngành cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn nữa.

Đề nghị các cơ quan tham mưu chính sách: Bộ Y tế, Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHYT, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHYT; đồng thời, các doanh nghiệp và người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện cơ quan thực hiện BHYT nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách.

Đề nghị xây dựng Thơng tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện BHYT đối với học sinh, sinh viên thực hiện một cách nghiêm túc và đúng luật BHYT bắt buộc trong nhà trường hiện nay. Bên cạnh đó cần có chế độ chính sách khuyến khích tham gia BHYT bắt buộc đối với đối

tượng này trong nhà trường.

Xây dựng Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Tài chính - LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện BHYT đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác, nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội như Nghị quyết của Chính phủ đề ra trong nhiệm kỳ này và những năm tiếp theo.

Xây dựng Thông tư ban hành danh mục một số bệnh khám sàng lọc, chẩn đoán sớm được quỹ BHYT thanh toán, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thực hiện quyền lợi thiết thực nhất trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Cần ban hành, bổ sung thêm những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Thành lập Phòng BHYT thuộc Sở Y tế để tham mưu quản lý nhà nước BHYT tại cấp tỉnh; quy định cụ thể chức năng tham mưu quản lý nhà nước về BHYT của Phòng Y tế huyện để thực hiện tốt những nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra.

3.1.2. 2. Sửa đổi, bổ sung mức đóng và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng BHYT hiện nay cịn thấp (4,5%), cần được xác định sao cho có thể đáp ứng được chi phí của nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản. Ít nhất, mức đóng BHYT bình qn phải bảo đảm bù đắp chi phí điều trị, có như vậy mới tạo ra sự hài hịa lợi ích của nhà nước, của người dân tham gia BHYT cũng như là đơn vị KCB của tỉnh.

Đối với khu vực BHYT cho người nghèo, cần tính tới khả năng hầu hết người bệnh nặng, chi phí lớn kéo dài ở cả nước sẽ trở thành người nghèo (bẫy nghèo trong y tế) và được hưởng lợi từ quỹ BHYT cho người nghèo. Như vậy, cần dự báo khả năng mức đóng BHYT người nghèo ngày càng cao (dần dần có thể cao hơn mức phí của đối tượng lao động hưởng lương).

Mức đóng BHYT khu vực của người làm cơng ăn lương cần căn cứ theo thu nhập thực tế và đưa chi phí đóng BHYT cho thân nhân của họ vào cơ cấu tiền lương.

Để bảo đảm công bằng và bền vững, Nhà nước cần có trách nhiệm sử dụng ngân sách để hỗ trợ đóng BHYT cho người tham gia BHYT khu vực lao động tự do, nông dân, xã viên Hợp tác xã, thân nhân người lao động; giảm dần

việc bao cấp của NSNN cho các bệnh viện...

3.1.2.3. Quy định rõ hơn phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế

Hiện nay rất nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang muốn được hưởng BHYT trong một số dịch vụ kỹ thuật cao nhưng chưa có quy định được quyền đóng mức cao và hưởng BHYT ở mức cao. Cần quy định rõ ràng hơn về gói quyền lợi BHYT trong văn bản luật hoặc dưới luật. Gói quyền lợi BHYT cần bao trùm các nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực phịng bệnh và chữa bệnh và phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của người tham gia BHYT và của NSNN.

Quy định pháp lý về việc cập nhật danh mục thuốc, danh mục các kỹ thuật, dịch vụ y tế bảo đảm người có BHYT được sử dụng một cách hợp lý các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị dựa trên bằng chứng khoa học, tính chi phí hiệu quả.

Hoàn thiện các quy định pháp lý bảo đảm cơ chế cho người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở (đặc biệt là tại khu vực nông thơn, miền núi).

Hồn thiện các văn bản pháp lý để có thể thanh tốn chi phí một số dịch vụ kỹ thuật cao phù hợp với khả năng tài chính của quỹ BHYT.

Tiếp tục xem xét vấn đề cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT ở mức độ cùng chi trả và phương pháp nộp tiền cùng chi trả hợp lý, thay vì cùng chi trả khơng có giới hạn, nên có giới hạn mức tối đa phải cùng chi trả.

Khảo sát về sự hài lòng đối với nhà cung cấp được thực hiện thường xuyên, và đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ tham gia của họ trong các quyết định liên quan đến BHYT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)