Huyện TP 2016 (Tỷ lệ có BHYT/dân số) 2017 (Tỷ lệ có BHYT/dân số) 2018 (Tỷ lệ có BHYT/dân số) 2019 (Tỷ lệ có BHYT/dân số) 2020 (Tỷ lệ có BHYT/dân số) Dân số Người có thẻ BHYT Tỷ lệ Dân số Người có thẻ BHYT Tỷ lệ Dân số Người có thẻ BHYT Tỷ lệ Dân số Người có thẻ BHYT Tỷ lệ Dân số Người có thẻ BHYT Tỷ lệ Sơn Động 73.090 68.799 94,13 73.921 71.722 97,03 74.763 74.745 99,98 75.614 75.103 99,32 76.725 76.709 99,98 Yên Thế 99.595 87.055 87,41 101.306 99.002 97,73 101.325 99.445 98,14 102.331 101.591 99,28 103.213 102.882 99,68 Lục Ngạn 217.213 184.538 84,96 219.491 212.533 96,83 221.828 188.510 84,98 226.540 195.005 86,08 228.215 227.530 99,7 Lục Nam 210.801 162.156 76,92 210.801 192.826 91,47 214.091 170.997 79,87 214.091 188.002 87,81 216.534 216.122 99,81 Lạng Giang 209.837 164.302 78,30 211.972 205.910 97,14 215.135 175.553 81,60 216.031 197.046 91,21 218.456 213.650 97,8 Hiệp Hòa 227.553 188.397 82,79 229.828 200.042 87,04 235.174 231.114 98,27 247.460 203.101 82,07 249.738 245.242 98,2 Tân Yên 167.989 146.150 87,00 169.639 164.041 96,70 171.242 169.187 98,80 177.901 176.356 99,13 181.125 180.328 99,56
Việt Yên 172.324 133.680 77,57 181.917 177.443 97,54 182.579 178.792 97,93 182.579 182.105 99,74 184.947 184.614 99,82 Yên Dũng 138.097 110.477 80,00 131.993 121.433 92,00 135.655 133.348 98,30 136.820 136.000 99,40 138.911 138.563 99,75 TP Bắc Giang 182.212 55.72 30,58 184.320 59.731 32,4 186,323 65.326 35,06 201,595 67.143 33,3 204,356 195.637 95,7 (Nguồn: BHXH tỉnh Bắc Giang)
Chính sách BHYT đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe của bản thân. Góp phần củng cố và phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT; góp phần khơi phục và phát triển hệ thống y tế trường học, góp phần ổn định hệ thống an sinh xã hội.
BHXH các huyện, thành phố, với sự chỉ đạo, lãnh đạo của BHXH tỉnh đã phát huy vai trò trong việc tham mưu huyện ủy, thành ủy, thị ủy ban hành các thông tư; UBND huyện, thành phố ban hành các kế hoạch chi tiết để thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ và nâng cao sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành như: Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới phương thức và nội dung tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân, người lao động. Tổ chức các hội nghị phổ biến, triển khai Luật BHXH (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Tăng cường đối thoại tại doanh nghiệp, đơn vị, giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc của người lao động về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Tổ chức cấp, phát hàng chục nghìn tờ rơi tuyên truyền về BHXH bắt buộc và tự nguyện, BHYT tự nguyện, BHYT học sinh, sinh viên đến tận tay đối tượng hàng năm. Tích cực vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT qua nhiều kênh như đại lý Bưu điện, trung tâm y tế...
Bên cạnh đó, sự phối hợp của BHXH tỉnh với các cơ quan có liên quan khác tại địa phương ngày càng chặt chẽ, cụ thể: Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, các cơ quan chức năng rà soát, xây dựng Danh mục thuốc và vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; tăng cường quản lý khám, chữa bệnh BHYT để hạn chế, ngăn chặn tình trạng lạm dụng dịch vụ kỹ thuật cao, dược phẩm đắt tiền và hành vi vi phạm
pháp luật về BHYT, nhất là trục lợi Quỹ BHYT. Phối hợp chặt chẽ với các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơng an, Liên đồn Lao động... trong công tác thu, công tác thanh, kiểm tra về BHXH, BHYT, BHTN.
Sau gần 04 năm triển khai thực hiện, Bắc Giang đã đạt được một số kết quả khả quan. Năm 2016, số người tham gia BHYT toàn tỉnh là 1.380.616 người, chiếm 83% dân số, đến năm 2020 số người tham gia BHYT 1.785.910 người, chiếm 99% dân số, tăng 16% so với năm 2016. Phối hợp tốt với ngành Y tế kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh BHYT, liên tục giữ bình ổn Quỹ khám, chữa bệnh BHYT từ các năm 2016 đến năm 2020. Công tác giải quyết chế độ, chính sách thực hiện theo đúng Luật định, bảo đảm quyền lợi của người lao động. Tích cực triển khai giao dịch điện tử - khâu trọng tâm của cải cách hành chính; duy trì việc niêm yết cơng khai TTHC tại Văn phịng BHXH tỉnh, trụ sở BHXH các huyện, thành, thị; lập hịm thư góp ý, thiết lập đường dây nóng, thơng báo cơng khai trên các phương tiện thơng tin đại chúng và trên Trang tin điện tử của BHXH tỉnh... nhằm góp phần giảm bớt chi phí hành chính, đem lại sự thuận tiện và hài lịng cho người dân.
Bên cạnh những ưu điểm trên, thực tiễn q trình thực hiện Luật vẫn cịn một số tồn tại, bất cập trong quy định pháp luật về BHYT, trong tổ chức thực hiện Luật cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể là: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, một số cán bộ hiểu không đúng tinh thần của Luật và các văn bản hướng dẫn gây vướng mắc trong tổ chức thực hiện, người dân thiếu thông tin về những quy định mới của Luật BHYT nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn; Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành của địa phương chưa chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện chính sách BHYT, dẫn tới tình trạng chậm lập danh sách, cấp phát thẻ BHYT, giải quyết vướng mắc chưa kịp thời; Nhân lực của cả Sở Y tế và BHXH để tổ chức thực hiện và tham mưu chính sách cịn thiếu. Sở Y tế chưa có bộ phận chun trách (Phịng Bảo hiểm y tế) để theo dõi, tham mưu trong quản lý nhà nước về BHYT; số cán bộ theo dõi BHYT tại tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm;Công tác thống kê, quản lý dữ liệu và thu thập thông tin về BHYT phục vụ cho quản lý, xây dựng chính sách, giám sát chưa kịp thời; Số lượng cán bộ làm công tác giám định của BHXH hiện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và sự gia tăng đối tượng tham gia BHYT, nhất là năng lực trong việc theo dõi,
giám sát chất lượng khám chữa bệnh, thanh tốn chi phí khám chữa bệnh.
2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế ở tỉnh Bắc Giang thể hiện qua thực trạng về cơ sở KCB BHYT, cán bộ BHYT, nâng cấp cơ sở hạ tầng, qua thực trạng về cơ sở KCB BHYT, cán bộ BHYT, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị và chất lượng dịch vụ BHYT