Năm 2016 2017 2018 2019 2020 I. Số lượng hộ nghèo (Hộ) 51.794 42.734 33.156 23.137 14.679 Sơn Động 8.999 8.135 7.187 5.761 4.292 Yên Thế 5.281 4.375 3.371 2.152 1.192 Lục Ngạn 9.319 7.667 5.779 3.789 3.148 Lục Nam 10.121 8.039 5.964 3.732 2.149 Lạng Giang 4.131 3.386 2.533 1.804 1.168 Hiệp Hòa 4.287 3.447 2.588 1.728 1.164 Tân Yên 3.160 2.639 2.006 1.473 886 Việt Yên 3.042 2.495 1.918 1.370 795 Yên Dũng 3.016 2.195 1.510 1.069 684 TP Bắc Giang 438 356 300 259 201 II. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 11,72 9,53 7,29 5,01 3,14 Sơn Động 46,22 41,22 35,61 28,29 20,94 Yên Thế 17,5 14,28 10,98 6,96 3,85 Lục Ngạn 17,6 14,3 10,55 6,81 3,82 Lục Nam 17,77 13,87 10,11 6,27 3,56 Lạng Giang 7,47 6,01 4,45 3,12 2.0 Hiệp Hòa 7,67 6,11 4,53 3,02 2,0 Tân Yên 6,52 5,41 4,07 2,96 1,75 Việt Yên 6,73 5,46 4,13 2,88 1,65 Yên Dũng 8,17 5,81 3,93 2,73 1,72 TP Bắc Giang 1,08 0.85 0,71 0,6 0,45
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát, thống kê hộ nghèo hàng năm của Sở Lao động - TB&XH tỉnh Bắc Giang)
Tình hình điều kiện tự nhiên - xã hội như vậy cũng gây nhiều khó khăn trong cơng tác an sinh xã hội nói chung và việc thực hiện cơng tác BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng. Trong những năm qua (từ năm 2016 đến năm 2020) tỷ lệ người dân nói chung và người cận nghèo nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia BHYT tăng dần qua các năm nhưng trên thực tế còn nhiều người nghèo, trình độ nhận thức thấp vẫn chưa biết và tiếp cận được BHYT. Cơ
Sở Y tế, khám chữa bệnh tăng dần qua các năm, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn. Song, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số bệnh viện tuyến huyện cịn bất cập; trình độ quản lý, chuyên môn của một bộ phận cán bộ y tế chưa đáp ứng yêu cầu; hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phịng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân còn hạn chế; chất lượng dân số tuy có cải thiện, nhưng vẫn cịn ở mức độ thấp, cơng tác tuyên truyền, thực hiện Pháp lệnh dân số chưa sâu rộng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mất cân bằng giới tính khi sinh, sinh con thứ 3 có chiều hướng gia tăng.
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế tại tỉnh Bắc Giang
Nền tảng pháp lý cho việc thực hiện chính sách BHYT là hệ thống văn bản, quy định từ Trung ương đến địa phương ngày càng đầy đủ, đồng bộ. Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực, Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản sau với mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh:
- Kế hoạch số 42- KH/TU ngày 30/01/2013 của Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020.
- Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 1-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;
- Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 30/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW;
- Kế hoạch số 1563/KH-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân giai đoạn 2012-2014;
- Kế hoạch số 2583/KH-UBND ngày 30/9/2013 về việc thực hiện Đề án lộ trình Bảo hiểm y tế (BHYT) tồn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Những văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là mắt xích quan trọng dần dần huy động sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đối với việc thực hiện chính sách BHYT.
2.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế ở tỉnh Bắc Giang thể hiện qua số người tham gia bảo hiểm y tế qua số người tham gia bảo hiểm y tế