1.3 .Nghiên cứu công nghệ Blockchain
1.3.2.3 .Nhược điểm, hạn chế và thách thức với Blockchain
Là một công nghệ mới mang tính chất "phá vỡ" cấu trúc, đương nhiên việc triển khai và ứng dụng blockchain sẽ đối mặt với nhiều thách thức và blockchain không phải là giải pháp vạn năng cho mọi vấn đề.
- Tính khơng thể thay đổi: Đây là đặc tính và lợi ích cơ bản nhất
của công nghệ Blockchain, nhưng cũng là hạn chế lớn đối với việc áp dụng thực tiễn. Với blockchain, thông tin chỉ được đưa vào mà khơng thể bị xóa hay sửa đổi. Một khi thơng tin đã đưa vào blockchain thì khơng có cách nào để loại bỏ được. Do vậy, đối với các ứng dụng cần phải cập nhật hoặc xóa dữ
liệu một cách thường xun thì blockchain có thể khơng phải là lựa chọn phù hợp nhất (khi đó thay vì sửa dữ liệu đang có trên blockchain sẽ phải đưa dữ
liệu mới sửa lên đó, điều này làm kích thước blockchain tăng nhanh và nhiều “rác”). Cần cân nhắc xem liệu rằng lợi ích trong việc sử dụng blockchain có
lớn hơn việc khơng thể cập nhật và xóa dữ liệu hay khơng và phải tự trả lời câu hỏi liệu rằng tính khơng thể thay đổi được có là một địi hỏi nhất thiết hay khơng.
- Tính minh bạch, bảo mật và phân tán: Các blockchain không cần
cấp phép cung cấp tính minh bạch cao do tất cả mọi người tham gia đều nhìn thấy dữ liệu của tất cả các giao dịch. Nhưng cũng chính vì thế mà tính bảo mật (về nội dung) gần như không hề tồn tại. Trong khi đó tính riêng tư và bảo mật thơng tin, đối với những trường hợp như lưu giữ dữ liệu cá nhân, có vai trị rất quan trọng. Luật pháp đã đặt ra các quy định trong việc bảo vệ những thông tin như thế. Vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân có thể khắc phục được trong các blockchain cấp phép nơi có cung cấp khả năng điều khiển truy nhập. Hầu hết các ứng dụng blockchain cho khu vực công được triển khai trên các blockchain được cấp phép.
- Kho lưu dữ liệu: Các CSDL truyền thống có thể lưu trữ khối
lượng dữ liệu lớn ở nhiều định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, các ứng dụng cùng nhiều loại khác. Blockchain về cơ bản chỉ là một danh sách các giao dịch, và chỉ có một lượng nhỏ dữ liệu dùng để thực hiện các hợp đồng thông minh. Blockchain không được thiết kế cho việc lưu trữ dữ liệu như thơng thường. Tuy vậy, các dữ liệu lớn có thể được lưu trữ off-chain và được link tới các giao dịch. Nếu chỉ tìm một ứng dụng lưu trữ dữ liệu, thì blockchain khơng phải là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên nếu tìm kiếm một cách thức để lưu trữ các bản ghi giao dịch một cách phân tán và tin cậy thì blockchain là một giải pháp khả dụng. Cũng hồn tồn có thể sử dụng cách tiếp cận lai ghép, link dữ liệu giao dịch blockchain với dữ liệu được lưu trữ offchain.
- Chất lượng dữ liệu: Cũng như các hệ thống CNTT truyền thống
khác, thì chất lượng của hệ thống blockchain phụ thuộc vào chất lượng của dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, các hệ thống truyền thống thì có thể sửa đổi trong trường hợp dữ liệu đầu vào bị nhập sai, thì với blockchain chỉ có thể thêm vào giá trị đúng của dữ liệu, nhưng dữ liệu sai thì vẫn tồn tại trên hệ thống.
- Thái độ đối với blockchain: Mặc dù blockchain nhằm đưa lại sự
tin tưởng trong các giao dịch, nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự tin tưởng vào công nghệ. Đây là cơng nghệ phức tạp và khó giải thích để mọi người có thể nắm bắt nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong các cơ quan chính phủ, mức độ thực sự quan tâm tới cơng nghệ vẫn cịn chưa cao.
- Chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu và phát triển giải pháp cịn cao, có
thể tính đến việc sử dụng các giải pháp BaaS có sẵn trên thị trường để thử nghiệm cơng nghệ blockchain dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Tính phức tạp: Blockchain là công nghệ mới với hệ thống các
thuật ngữ, khái niệm, kỹ thuật, mơ hình khai thác mới và cách thức vận hành khơng dễ nắm bắt ngay từ đầu. Bên cạnh đó, cơng nghệ chưa được chuẩn hóa hồn tồn, tồn tại những quan điểm khác nhau, biến thể khác nhau và các kỹ thuật đang liên tục được cập nhật cũng gây khó nắm bắt đối với người dùng.
Công nghệ Blockchain đã ứng dụng với tiền ảo là Bitcoin. Bitcoin là một loại tiền tệ điện tử và được sử dụng để trao đổi tài sản kỹ thuật số trực tuyến. Bitcoin sử dụng bằng chứng mật mã thay vì phụ thuộc vào sự tin tưởng của bên thứ ba đối với hai giao dịch bên để thực hiện các giao dịch qua Internet. Mỗi giao dịch được bảo vệ bởi Chữ ký số.
Hình 1.6: Cơ chế hoạt động của giao dịch trên Blockchain
Blockchain sử dụng Cơ sở dữ liệu phân tán và Mạng các nút
Cơ sở dữ liệu phân tán: Với Blockchain, khơng có Máy chủ trung tâm
hay Hệ thống lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu được phân phối trên hàng triệu máy tính trên khắp thế giới được kết nối với Blockchain. Hệ thống này cho phép Cơng chứng dữ liệu vì nó có mặt trên mọi Nút và được xác minh một cách công khai.
Mạng các nút – mạng ngang hàng: Nút là một máy tính được kết nối
với mạng Blockchain. Nút được kết nối với Blockchain bằng cách sử dụng máy khách. Khách hàng giúp xác thực và lưu thơng các giao dịch trên Blockchain. Khi một máy tính kết nối với Blockchain, một bản sao dữ liệu Blockchain sẽ được tải xuống hệ thống và nó đồng bộ với khối dữ liệu mới nhất trên Blockchain. Nút được kết nối với Blockchain giúp thực hiện Giao dịch để đổi lấy ưu đãi được gọi là Công cụ khai thác.
Hình 1.8: Mạng các nút
Khác với các giao dịch truyền thống, giao dịch tại Blockchain được xây dựng dựa trên niềm tin của toàn mạng lưới kinh doanh gọi là Cơ chế đồng thuận. Đồng thuận là một quá trình đảm bảo rằng tất cả những người dùng khác nhau trong một blockchain đi đến một thỏa thuận liên quan đến tình trạng hiện tại của blockchain. Có một số cơ chế đồng thuận được sử dụng bởi các blockchain khác nhau để đạt được sự đồng thuận. Ví dụ: Bitcoin sử dụng Proof-of-Work trong khi Ethereum đang chuyển từ thuật toán Proof-of-Work sang Proof-of-Stake. Blockchain tạo niềm tin thơng qua năm thuộc tính sau:
Phân phối: Sổ cái phân tán được chia sẻ và cập nhật với mọi giao dịch đến
giữa các nút được kết nối với Blockchain. Tất cả điều này được thực hiện trong thời gian thực vì khơng có máy chủ trung tâm kiểm sốt dữ liệu.
Bảo mật: Khơng thể thực hiện truy cập trái phép vào Blockchain thông
Minh bạch: Vì mọi nút hoặc người tham gia Blockchain đều có bản sao
dữ liệu Blockchain, nên họ có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu giao dịch. Bản thân họ có thể xác minh danh tính mà khơng cần đến trung gian.
Dựa trên sự đồng thuận: Tất cả những người tham gia mạng có liên
quan phải đồng ý rằng giao dịch là hợp lệ. Điều này đạt được thông qua việc sử dụng các thuật toán đồng thuận.
Linh hoạt: Hợp đồng thông minh được thực hiện dựa trên các điều kiện
nhất định có thể được ghi vào nền tảng. Mạng Blockchain có thể phát triển theo tiến độ với các quy trình kinh doanh.