.Công tác quản lý học tập sinh viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng blockchain trong quản lý thông tin học tập và rèn luyện của sinh viên trường đại học mở hà nội (Trang 61 - 65)

2.1 .Giới thiệu về các hoạt động sinh viên

2.1.2 .Công tác quản lý học tập sinh viên

2.1.2.1. Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

Tại các Khoa chuyên ngành đang thực hiện quản lý và đào tạo theo Quy định học chế tín chỉ. Căn cứ quy định 4004/QĐ-ĐHM ban hành ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng - Trường Đại học Mở Hà Nội.

- Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quy định này quy định cụ thể việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức

đào tạo, đánh giá kết quả học tập và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên các khóa đào tạo chính quy trình độ cao đẳng và đại học theo hình thức tích luỹ tín chỉ.

- Đầu mỗi năm học, Trường thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký được thực hiện sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng khơng muộn quá 3 tuần; sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 2 tuần. Ngoài thời hạn quy định trên, học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học học phần này sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm 0 (điểm không).

- Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong q trình học tập. Học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng thống nhất trong toàn trường.

- Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hố hướng chun mơn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

- Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí

nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên, đánh giá kết quả tự học của sinh viên và số giờ tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp, được thể hiện trong đề cương chi tiết của từng học phần.

- Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. - Một tiết học được tính bằng 50 phút.

2.1.2.2. Đánh giá và xét kết quả học tập

Sau khi kết thúc tổ chức thi học phần và chấm thi, toàn bộ kết quả thi sẽ được công bố trên trang web với phần mềm trực tuyến CTMS với 3 Khoa đang sử dụng: Công nghệ Tin học, Kinh tế, Tạo dáng công nghiệp. Phần mềm quản kết quả học tập trực tuyên TMAS thì có 8 Khoa chun ngành đang sử dụng: Du lịch, Luật, Tiếng Anh, Công nghệ sinh học, Kiến trúc, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tài chính ngân hàng. Công tác quản lý hiện nay chưa được thống nhất chung trên một phần mềm. Do đó, việc bảo mật an tồn thơng tin và chính xác các kết quả và học tập thì chưa khẳng định độ tin cậy. Trong khi đó việc đánh giá kết quả rèn luyện thì Phịng Cơng tác sinh viên cũng gặp khó khăn khi xây dựng chương trình thống nhất. Bởi lẽ việc đánh giá kết quả rèn luyện bắt buộc phải căn cứ vào kết quả học tập của SV.

Hình 2.2. - Phần mềm Quản lý học tập (CTMS)

Hình 2.3. - Phần mềm Quản lý học tập (TMAS)

giúp sinh viên thuận tiện hơn trong việc tra cứu kết quả học tập và từ đó giúp sinh viên nắm được toàn bộ kết quả học tập của bản thân. Công tác cập nhật điểm cho sinh viên trên trang web CTMS diễn ra nhanh chóng và kịp thời để sinh viên có thể nắm bắt tình trạng học tập để đăng kí tín chỉ của kỳ sau.

Khi kết thúc môn học, mỗi sinh viên sẽ được đánh giá giảng viên giảng dạy mơn học đó thơng qua web đảm bảo chất lượng. Với việc đánh giá qua web như vậy sẽ giúp ban lãnh đạo cấp Khoa, cấp Trường nắm bắt được chất lượng giảng viên giảng dạy để kịp thời điều chỉnh để có kết quả đào tạo tốt hơn. Hơn nữa sẽ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của sinh viên với từng mơn học để kỳ sau sẽ có phương án đào tạo tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng blockchain trong quản lý thông tin học tập và rèn luyện của sinh viên trường đại học mở hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)