1.2. Khái quát lý luận pháp luật về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công
1.2.1. Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty
Chế định về nghĩa vụ của người quản lý và kiểm soát các giao dịch tư lợi của người quản lý trong trong các công ty là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý nội bộ công ty. Hai yếu tố này có mối quan hệ tác động
20 Ví dụ như trờưng hợp giữa công ty và ngờưi quản lý cơng ty có thỏa thuận hoặc điều lệ cơng ty có quy ịđnh
về những nghĩa vụ cụ thể của ngờưi quản lý công ty mà thỏa thuận hoặc điều lệ có hiệu lực pháp lý thì các nghĩa vụ này cũng là các nghĩa vụ pháp lý.
qua lại với nhau, chỉ khi người đại diện và quản lý công ty thực hiện nghĩa vụ một cách mẫn cán, trung thực, cẩn trọng thì mới hạn chế được các giao dịch tư lợi gây thiệt hại cho công ty và chủ sở hữu và ngược lại. Tuy nhiên, để ban hành các quy định về nghĩa vụ của người quản lý và kiểm soát các giao dịch tư lợi của người quản lý trong các cơng ty một cách rõ ràng và có cơ chế thực hiện hiệu quả, hạn chế thấp nhất những hành vi tư lợi cho cá nhân và những người có liên quan của với người quản lý trong các công ty luôn là một vấn đề thách thức đối với các nhà làm luật của mỗi quốc gia.
Pháp luật doanh nghiệp của các nước trên thế giới đều có quy định về nghĩa vụ người quản lý cơng ty nhằm bảo vệ lợi ích của cơng ty, của chủ sở hữu và của các chủ nợ. Đối với các nước theo mơ hình luật cơng ty Anh – Mỹ (common law) thì nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với công ty được coi là một trong những hạt nhân cơ bản. Cả luật thành văn (statutory law) và luật án lệ (case law) đã phát triển nhiều nguyên tắc pháp lý về người quản lý công ty, đặc biệt là việc xác định chính xác vị trí thực hiện chức năng của người quản lý công ty và các nghĩa vụ pháp lý của họ; người quản lý công ty công ty phải hành động dựa trên sự trung thực, lịng trung thành đối với cơng ty và chủ sở hữu; dứt khốt khơng được tìm kiếm lợi ích cá nhân (tư lợi) từ vị trí được ủy thác; không thể tự đặt mình vào vị trí mà có thể dẫn tới sự mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích cá nhân của mình với của cơng ty22
. Các nước theo hệ thống luật này thường quy định áp dụng án lệ trong giải quyết các vấn đề có liên quan, chẳng hạn những nguyên tắc quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty đã được thể hiện trong cả luật công ty thành văn (company legislation) và án lệ (case law). Nhưng có thể nhận thấy, các đạo luật thành văn thường không thể truyền tải hết các ý niệm về nghĩa vụ, bổn phận của người quản lý công ty trong các điều luật, các qui định về nghĩa vụ của người
quản lý công ty. Trong luật thành văn thường vẫn chung chung, thiếu cụ thể, khó áp dụng trên thực tế. Lúc này, án lệ sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích luật thành văn và áp đặt các nghĩa vụ đối với người quản lý công ty. Ở Hoa Kỳ trong một thời gian dài, luật án lệ đã hình thành một quy chế mang tính khoa học trong việc xác định người quản lý cơng ty có thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng hay khơng. Đó là “quy chế phán đoán kinh doanh” (business judgement rule). Theo quy chế này, người quản lý cơng ty, cán bộ cấp cao có thể được thừa nhận là đã thực hiện đúng nghĩa vụ cẩn trọng của mình nếu họ có đầy đủ các điều kiện sau:
(i) Khơng có quan hệ lợi ích cá nhân gì với nghĩa vụ mà họ đã ra quyết định;
(ii) Có lý do hợp lý mà tin tưởng rằng các thông tin mà họ nắm giữ để lấy làm cơ sở phán đoán và ra quyết định là thỏa đáng trong trường hợp đó;
(iii) Có lý do hợp lý mà tin tưởng rằng quyết định của mình là phù hợp với lợi ích tối ưu của cơng ty23
.
Còn đối với các nước theo truyền thống luật dân sự (civil law), như Đức và Pháp – nơi mà hệ thống luật thành văn được coi trọng, lúc này vai trò của Tịa án tuy khơng như ở các nước theo truyền thống luật án lệ nhưng cũng rất quan trọng trong việc giải thích và áp dụng luật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Luật cơng ty ở Đức đã có những thay đổi. Bắt đầu bằng một án lệ từ năm 1997, người Đức du nhập cái gọi là “quy tắc đánh giá kinh doanh” (business judgment rule) của người Mỹ, rồi từ đó, các án lệ ngày càng mở rộng nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành cũng như hành xử như một thương nhân áp dụng cho người quản lý công ty (công ty cổ phần và công ty TNHH).
Pháp luật Trung Quốc đã cấm các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (là những người đại diện chủ sở hữu nguồn vốn nhà nước trong các
23 Theo tài liệu về Luật án lệ Hoa Kỳ.
doanh nghiệp), như không cho phép họ lập xí nghiệp, bn bán kinh doanh; không cho phép tạo điều kiện ưu đãi để phục vụ vợ, chồng, con cái, bạn thân trong kinh doanh buôn bán; không cho phép kiêm chức (kể cả chức vụ danh dự) trong các thực thể kinh tế. “Trường hợp cá biệt nếu được phép kiêm chức thì khơng được nhận bất kỳ thù lao nào… Chính những giải pháp đó đã góp phần hạn chế được nhiều giao dịch tư lợi, đặc biệt là các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước.
Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ, cụ thể về nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp, công ty. Theo quy định của Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp được quy định:
“(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
(a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
(b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
(c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
(2) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Xét trên bình diện chung, bản chất của nghĩa vụ của người quản lý công ty là những xử sự bắt buộc theo những chuẩn mực nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Từ các phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty như sau: “Pháp luật về
nghĩa vụ của người quản lý công ty là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về các nghĩa vụ của người quản lý công ty, các biện pháp chế tài áp dụng khi người quản lý công ty vi phạm các nghĩa vụ này và các cơ chế bảo đảm thực thi các nghĩa vụ của người quản lý công ty”.
Các nguyên tắc chi phối toàn bộ nội dung của pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty bao gồm:
Một là, nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng ty: Đây
là nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Theo nguyên tắc này, người quản lý công ty phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo những chuẩn mực nhất định vì lợi ích tốt nhất của cơng ty. Trong trường hợp người quản lý cơng ty xâm phạm lợi ích hợp pháp của cơng ty, cần có những chế tài phù hợp để bù đắp những tổn thất mà công ty phải gánh chịu cũng như xử lý nghiêm khắc những người vi phạm. Chế tài cũng cần đủ mạnh để có sức răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm có thể tái diễn. Bên cạnh đó, ngun tắc này cũng địi hỏi một cơ chế thực thi nghĩa vụ của người quản lý công ty đầy đủ, linh hoạt và hiệu quả để cơng ty có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hai là, ngun tắc cơng bằng: Theo ngôn ngữ thông thường, công bằng
là “theo đúng lẽ phải, không thiên vị”24
. Mặc dù, khó có thể đưa ra một định nghĩa tồn diện và đầy đủ về cơng bằng, nhưng nguyên tắc công bằng thể hiện trong nội dung của pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty bao gồm: (i) Xung đột lợi ích là yếu tố luôn tồn tại trong các mối quan hệ của cơng ty, vì vậy, cơng bằng trước hết được xem xét dưới giác độ giải quyết xung đột lợi ích. Nguyên tắc cơ bản của hành vi công bằng là bảo đảm rằng, một người khơng đạt lợi ích của mình bằng việc gây ra thiệt hại tương ứng cho người khác25. Tác giả Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương đã đưa ra định
24 Viện Ngôn ngữ học (2003), Sđd, tr. 207.
nghĩa: “Công bằng xã hội là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên xã hội có và được thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội để khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân cho xã hội trong dài hạn”26
. Như vậy, xét ở giác độ xung đột lợi ích, công bằng không đồng nghĩa với cào bằng về lợi ích mà cơng bằng địi hỏi một chủ thể đạt được lợi ích của mình trên cơ sở tơn trọng và khơng xâm hại lợi ích của chủ thể khác và lợi ích chung của xã hội. Nguyên tắc công bằng được thể hiện trong các nội dung pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty phải khẳng định: (a) Việc tối đa hóa lợi ích của cơng ty khơng được xâm phạm lợi ích của chủ thể khác và khơng gây thiệt hại cho xã hội; (b) Lợi ích hợp pháp và chính đáng của người quản lý cơng ty được bảo đảm.
(ii) Nguyên tắc cơng bằng cũng địi hỏi gánh nặng nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công ty không được cào bằng, mà phải được xác định hợp lý trên cơ sở thẩm quyền của người quản lý công ty. Khi áp dụng trên thực tiễn, nội dung nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý cơng ty cần được giải thích và áp dụng phù hợp theo hồn cảnh của mỗi cơng ty.
Ba là, nguyên tắc thiện chí, trung thực: Thiện chí, trung thực là yếu tố
không thể thiếu trong nội dung các nghĩa vụ của người quản lý công ty.
Bốn là, nguyên tắc tự do thỏa thuận: Quan hệ giữa công ty với người
quản lý công ty là quan hệ dân sự, vì vậy, nguyên tắc tự do thỏa thuận là nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ giữa công ty và người quản lý công ty. Theo nguyên tắc này, pháp luật thừa nhận các thỏa thuận hợp pháp giữa các bên. Ngoài ra, pháp luật cũng thừa nhận công ty được quyền tự do xác định các nội dung về khái niệm người quản lý công ty, các nghĩa vụ của người quản lý công ty, trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong điều lệ và các quy chế quản lý nội bộ. Như vậy giữa công ty với người quản lý cơng ty có
26 Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phờưng (2009), Tăng trờưng kinh tế và cơng bằng xã hội, Tạp chí Khoa học
thể xác lập thỏa thuận về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của người quản lý công ty. Các thỏa thuận này có thể nằm trong các hợp đồng lao động, hợp đồng quản lý, quyết định bổ nhiệm hoặc các văn bản khác. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh sự lạm dụng tự do ý chí để xâm phạm quyền của bên khác, pháp luật cũng cần đưa ra các trường hợp loại trừ hiệu lực pháp lý của các thỏa thuận của các bên và các quy định do cơng ty ban hành, đó là trường hợp nội dung của điều lệ, quy chế quản lý nội bộ của công ty trái luật, được ban hành hoặc ký kết không đúng thẩm quyền.
Năm là, nguyên tắc không cản trở người quản lý công ty sáng tạo trong
hoạt động quản lý kinh doanh: Pháp luật quy định về nghĩa vụ của người quản
lý cơng ty nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi sai trái của người quản lý công ty nhưng khơng có mục đích ngăn cản sự sáng tạo của người quản lý công ty trong quản lý kinh doanh. Vì vậy, trong nội dung của pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty cần có những nội dung nhằm bảo đảm cho người quản lý công ty được tự do sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật. Trước hết, quan hệ giữa công ty với người quản lý công ty chủ yếu do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Vì vậy, nghĩa vụ của người quản lý cơng ty đối với công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh Luật Doanh nghiệp, một số luật chuyên ngành khác cũng có quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty như các đạo luật về tổ chức tín dụng, về chứng khoán,... Như vậy, Luật Doanh nghiệp giữ vai trò là luật chung và các đạo luật khác đóng vai trị là đạo luật chuyên ngành. Trong mối quan hệ này, luật chung đóng vai trị là nền tảng để các luật chuyên ngành xây dựng các nội dung về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty nhằm bảo đảm tính thống nhất. Về ngun tắc, đối với các nghĩa vụ chung đã được luật chung quy định thì luật chun ngành khơng quy định để tránh mâu thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, luật chung chỉ nên đưa ra các nguyên tắc mang tính khái quát, định hướng. Các nội dung cụ thể để luật
chuyên ngành quy định hoặc để văn bản dưới luật hướng dẫn hoặc án lệ giải thích. Luật chuyên ngành quy định về những nghĩa vụ mà luật chung không đề cập hoặc cụ thể hóa những nguyên tắc đã được luật chung đưa ra. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự cũng chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty. Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty được quy định trong Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các luật chuyên ngành có liên quan.