Nhận diện người quản lý công ty theo quy định của Luật Doanh

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 43 - 49)

2.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty

2.1.1. Nhận diện người quản lý công ty theo quy định của Luật Doanh

VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

2.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành

2.1.1. Nhận diện người quản lý công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Theo quy định của khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Với quy định trên, có thể hiểu, người quản lý cơng ty là các thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ngồi ra, các cơng ty cũng quy định cụ thể về những người quản lý khác (ví dụ vị trí như trưởng phịng, phó trưởng phịng, giám đốc chi nhánh...) cũng như quyền và nghĩa vụ của những người này tại Điều lệ của công ty. Đây là những người giữ chức vụ chính trong cơng ty, có thể nhân danh cơng ty ký kết các giao dịch của công ty với đối tác trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào từng loại hình cơng ty, pháp luật

quy định những chức danh quản lý khác nhau, theo đó chức danh người quản lý cơng ty của các loại hình cơng ty cụ thể sẽ là:

- Đối với công ty hợp danh, người quản lý bao gồm: Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Đối với công ty TNHH một thành viên, các chức danh quản lý công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, các chức danh quản lý công ty bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Các chức danh này mặc nhiên được coi là người quản lý trong cơng ty.

Ngồi các chức danh trên, tại Điều lệ cơng ty có thể quy định các cá nhân giữ chức danh quản lý khác đóng vai trị là người đại diện theo pháp luật cơng ty. Cơng ty có thể có hai hay nhiều người đại diện theo pháp luật, nhưng cần phải quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của những người đại diện theo pháp luật đó. Như vậy, trường hợp các chức danh cụ thể khác làm người đại diện theo pháp luật thì cũng cần phải đáp ứng điều kiện cơ bản về chức danh và thẩm quyền của người quản lý. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền để thực hiện thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo ủy quyền thực hiện các công việc thay cho người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của công ty theo

quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này có thể trở thành người quản lý nếu đáp ứng được điều kiện về chức danh và thẩm quyền.

- Đối với công ty cổ phần, người quản lý công ty cổ phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Trong công ty cổ phần, cổ đông khơng được coi là người quản lý, mà chỉ có thành viên Hội đồng quản trị mới được coi là người quản lý trong công ty. Sự tồn tại của Hội đồng quản trị với tư cách là cấp quản lý trung gian giữa Đại hội đồng cổ đông và Ban điều hành làm cổ đơng khó trực tiếp tham gia điều hành công ty cổ phần hơn. Do vậy, cổ đông không được coi là người quản lý, trừ khi cổ đông đáp ứng được các điều kiện của người quản lý. Thành viên Ban kiểm soát và kiểm sốt viên khơng được coi là người quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, trừ khi điều lệ có quy định khác. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện hành lại có yêu cầu thành viên Ban kiểm soát và kiểm soát viên tuân thủ các trách nhiệm áp dụng cho người quản lý khác.

Đối với người quản lý khác, không phải người nào tham gia quản lý cũng được coi là người quản lý theo quy định. Các chức danh khác như: Phó Giám đốc, kế tốn trưởng, trưởng phịng khơng được coi là người quản lý trừ khi Điều lệ công ty quy định họ là người có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của công ty. Trách nhiệm của những người quản lý khác này được quy định tại các văn bản khác như Điều lệ, quy chế, hợp đồng lao động...

Ngoài các chức danh được quy định theo Luật Doanh nghiệp, các cá nhân (chức danh khác) được Điều lệ công ty quy định có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty đều coi là người quản lý. Cá nhân giữ các chức danh quản lý đó sẽ chịu các trách nhiệm theo Luật Doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm của người quản lý. Do vậy, việc Điều lệ công ty

quy định cụ thể các chức danh quản lý khác là người quản lý buộc những người quản lý đó hành động một cách cẩn trọng nhất, tốt nhất cho công ty.

Khoản 31 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng”. Như vậy, Luật các Tổ chức tín dụng liệt kê cụ thể những chức danh được coi là người quản lý tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Luật các Tổ chức tín dụng cũng dành cho tổ chức tín dụng được tự do xác định thêm các chức danh khác là người quản lý tổ chức tín dụng trong điều lệ. Đây là một cách tiếp cận hợp lý.

Về mặt thực tiễn, phần lớn các điều lệ của các công ty chỉ quy định về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc). Các bản điều lệ này có liệt kê một số chức danh khác là người quản lý công ty, nhưng không quy định rõ về thẩm quyền ký kết giao dịch của họ. Điều 38 Điều lệ của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định số 80/QĐ-BTTTT ngày 19/01/2015 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thơng có quy định như sau:

“1. MobiFone có các Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng. Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng do Hội đồng thành viên MobiFone bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc MobiFone. Số lượng Phó Tổng giám đốc khơng q 5 (năm) người.

2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành MobiFone theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc; thực hiện nhiệm vụ do Tổng giám đốc giao phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên MobiFone và trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

3. Kế toán trưởng thực hiện các quyền và chịu trách nhiệm theo quy định của Luật Kế tốn; có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế tốn, thống kê, thực hiện các quy định của pháp luật về kế tốn, tài chính tại MobiFone; tổ chức điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính của MobiFone theo quy định của pháp luật; giúp Hội đồng thành viên và MobiFone giám sát tài chính của MobiFone; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng thành viên MobiFone và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Phó Tổng giám đốc, Kế tốn trưởng được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.”

Theo điểm v khoản 1 Điều 1 của Điều lệ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) quy định: “Người quản lý gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng…” Tuy nhiên, trong toàn bộ Điều lệ khơng có quy định nào đề cập đến thẩm quyền của Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Khoản 18 Điều 1 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng quy định: “Người quản lý của VietinBank bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế tốn trưởng, Trưởng văn phịng đại diện, Giám đốc chi nhánh. Thẩm quyền của những người có chức danh quản lý này do quy chế của công ty, nghị quyết của Hội đồng quản trị quy định”. Như vậy, nếu máy móc áp dụng khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như cách hiểu trên sẽ dẫn đến loại trừ tư cách người quản lý cơng ty của Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.

Trong thực tiễn, các cơng ty đại chúng đều thừa nhận Kế tốn trưởng là người quản lý công ty. Hoạt động kế toán là hoạt động rất quan trọng trong công ty nhằm bảo đảm kiểm soát hiệu quả nguồn thu và khoản chi của cơng

ty, kiểm sốt việc hình thành và sử dụng tài sản trong công ty. Sự yếu kém trong hoạt động kế toán sẽ dẫn đến thất thốt tài sản của cơng ty. Theo khoản 1 Điều 55 Luật Kế toán, kế tốn trưởng có trách nhiệm: “a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế tốn, tài chính trong đơn vị kế tốn; b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này; c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế tốn”.

Như vậy, trong q trình tổ chức, điều hành hoạt động kế tốn, Kế tốn trưởng có thẩm quyền ra các quyết định quan trọng và những quyết định của Kế tốn trưởng có ảnh hưởng lớn đến tình trạng tài chính của cơng ty, ví dụ quyết định phản ánh thơng tin kế tốn trong các báo cáo kế toán, chỉ đạo kế toán tiến hành kiểm kê tài sản của cơng ty, trích lập khấu hao tài sản cố định,… Với vai trò rất quan trọng như vậy, điểm d khoản 1 Điều 1 của Điều lệ mẫu đã quy định Kế toán trưởng là người quản lý công ty. Tuy nhiên, với chức năng của Kế toán trưởng, nếu Điều lệ cơng ty khơng quy định khác, khó có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, Kế tốn trưởng có thẩm quyền đại diện cho công ty xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt giao dịch. Thông thường, các công ty sẽ không quy định cho Kế tốn trưởng có thẩm quyền này để bảo đảm Kế tốn trưởng vơ tư, khách quan và độc lập khi phản ánh và kiểm soát các giao dịch thông qua nghiệp vụ kế tốn. Vì lẽ đó, nếu tiếp tục áp dụng khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì Kế tốn trưởng khơng phải là người quản lý cơng ty dù được Điều lệ công ty quy định là người quản lý công ty.

Như vậy, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, chỉ có thể nhận diện, trong công ty, người quản lý là những người trực tiếp tham gia quản lý công ty. Một cá nhân được coi là người quản lý công ty khi đáp ứng hai điều kiện đó là: (i) Giữ chức danh quản lý trong công ty và (ii) Có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết hợp đồng hoặc giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)