Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 63)

2.2. Thực tiễn thực hiện quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý

2.2.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công

biết”47

. Mở rộng ra, trong trường hợp phát hiện có những sai phạm, khiếm khuyết, bất thường hoặc những rủi ro tiềm ẩn cho công ty, người quản lý công ty phải ngay lập tức báo cáo với Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT; (iii) Người quản lý công ty phải cung cấp thông tin liên quan đến công ty thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của người quản lý công ty cho Chủ tịch công ty, thành viên HĐTV, thành viên HĐQT khi được yêu cầu; (iv) Các thông tin được báo cáo hoặc cung cấp phải trung thực.

2.2. Thực tiễn thực hiện quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam công ty theo Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam

2.2.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty ty

Qua nghiên cứu cho thấy, Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành đã có một số quy định cụ thể hóa một số nội dung của nghĩa vụ cẩn trọng bằng việc quy định những nghĩa vụ cụ thể cho người quản lý công ty như:

Một là, khoản 3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp buộc thành viên HĐTV,

thành viên HĐQT phải xác định giá tài sản góp vốn phù hợp với giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn. Thành viên HĐTV, thành viên HĐQT phải thực hiện nghĩa vụ này nhằm tránh thiệt hại cho công ty.

Hai là, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐTV,

HĐQT theo đúng quy định. (Điều 58 Luật Doanh nghiệp).

Ba là, Thành viên HĐQT, người đại diện theo pháp luật có nghĩa vụ

giám sát, đơn đốc thanh tốn đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua; và đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh tốn đủ và thay đổi cổ đơng sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ

47 A. Gilchrist Sparks, III and Lawrence A. Hamermesh (1992), Common Law Duties of Non -Director

ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. (Điều 112 Luật Doanh nghiệp).

Bốn là, Chủ tịch HĐQTvà Giám đốc/Tổng giám đốc phải tiêu hủy cổ

phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ nhằm tránh những rủi ro, thiệt hại cho công ty. (Khoản 3 Điều 131 Luật Doanh nghiệp).

Năm là, khoản 4 Điều 136 Luật Doanh nghiệp cũng đòi hỏi các thành

viên HĐQT phải biểu quyết để thông qua quyết định triệu tập họp ĐHĐCĐ trong những trường hợp: (i) Số thành viên HĐQT ít hơn số thành viên do pháp luật quy định; (ii) Theo yêu cầu của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thơng trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Theo yêu cầu của Ban kiểm sốt. Vì các cuộc họp ĐHĐCĐ trong những trường hợp nêu tại khoản 4 Điều 136 có thể là trường hợp quan trọng, cấp bách cần được tổ chức, việc khơng tổ chức họp có thể gây ra những rủi ro nhất định cho công ty. Tuy nhiên, các quy định này chưa thể bao quát hết nội dung của nghĩa vụ cẩn trọng. Thực ra, các văn bản quy phạm pháp luật đã làm đầy đủ chức năng của mình khi quy định về nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty. Vấn đề ở đây là hiện nay chúng ta đang thiếu các văn bản hướng dẫn hoặc án lệ giải thích cụ thể về nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty.

Xin nêu một ví dụ cụ thể được phản ánh trên Báo Công lý: “Ngày 19/4, TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh mở phiên xét xử phúc thẩm Hồ Văn S sinh năm 1962, ở Đắk Lắk, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN và Nguyễn Tiến L sinh 1964, Đắk Lắk, nguyên Kế toán trưởng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”48

. Mặc dù, Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN kinh doanh cà phê, nhưng nhận thấy giá xăng dầu thường

xuyên biến động, nên Hồ Văn S và Nguyễn Tiến L quyết định mua xăng, dầu và ký gửi với Doanh nghiệp tư nhân HHT để chờ tăng giá bán kiếm lời. Tuy nhiên, trong q trình kí gửi, Hồ Văn S và Nguyễn Tiến L không theo dõi, kiểm tra chặt chẽ nên bà H, chủ Doanh nghiệp tư nhân HHT đã tự ý bán hết số xăng. Bà H chỉ trả cho Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN số tiền 1,137 tỷ đồng và cịn nợ lại Cơng ty số tiền là 3,863 tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN đã khởi kiện bà H ra TAND quận Ơ Mơn, TP. Cần Thơ. TAND quận Ơ Mơn đã thực hiện xét xử sơ thẩm và tuyên buộc bà H phải trả cho Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN số tiền cả gốc lẫn lãi là 5,334 tỷ đồng. Quá trình thi hành án đã thu hồi về cho Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN số tiền 1,009 tỷ đồng. Như vậy, sau khi thu hồi được 1,009 tỷ nói trên và 1,137 tỷ đồng bà H đã trả, Công ty TNHH MTV Cà phê ĐN còn bị thiệt hại 2,853 tỷ đồng”49

.

Qua vụ việc trên cho thấy, với tư cách là người quản lý công ty, Hồ Văn S đã thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra, quản lý số xăng ký gửi dẫn đến thiệt hại tài sản của cơng ty. Đây chính là một hành vi vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng.

Trong vụ vụ án hình sự Hồng Đình D phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước", quyết định của Tòa án mặc dù không liên quan đến nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty, nhưng thể hiện quan điểm của Tòa án về hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Tòa án nhận định: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thốt tồn bộ lơ hàng trên là do Sở Giao dịch 1 không thanh toán L/C. Tại cuộc họp ngày 16/l0/2000 (có sự tham gia của ơng Hồng Đình D, Vũ Thị Tr và Đỗ Thị M), lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kết luận là khơng có căn cứ pháp lý để từ chối thanh toán L/C và ngày 17/10/2000, Ngân hàng

49An Dương, Giám đốc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại hơn 2,8 tỷ đồng, http://congly.vn/phap-dinh/sau-vanh-

mong-ngua/giam-doc-thieu-trach-nhiem-gay-thiet-hai-hon-2-8-ty-dong-148238.html, tải xuống lúc 10:41 AM

Nhà nước Việt Nam đã có Cơng văn số 2553/NHNo-08 chỉ đạo Sở Giao dịch 1 thanh toán ngay L/C trên và yêu cầu chủ hàng đến nhận nợ, nhưng Sở Giao dịch 1 lại không thực hiện, dẫn đến việc tàu DEWAN1 chở toàn bộ số hàng trên rời khỏi Việt Nam. Mặt khác, do việc Sở Giao dịch 1 khơng thanh tốn L/C dẫn đến việc Ngân hàng BHF phạt khoản tiền lãi trả chậm là 1 1.922,05 EUR, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước.

Trách nhiệm về các vấn đề nêu trên thuộc về Sở Giao dịch 1, mà trước hết là ơng Hồng Đình D với cương vị là Giám đốc Sở Giao dịch 1, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Sở Giao dịch 1; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là người phải chịu trách nhiệm chính. Vũ Thị Tr là Phó Giám đốc Sở Giao dịch 1 phụ trách Phòng kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và Đỗ Thị M là Phó phịng kế hoạch kinh doanh, phụ trách lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, phải chịu trách nhiệm liên đới. Ngoài ra, khi Hồng Đình D khơng chấp nhận kết quả đàm phán của Đồn cơng tác tại Pakistan, ơng D đã chỉ đạo Đồn cơng tác về nước, bỏ mặc số hàng trên, trong khi Sở Giao dịch 1 vẫn giữ bộ chứng từ gốc, là không làm hết trách nhiệm của mình”50.

Qua vụ việc trên, có thể thấy, trong thực tiễn xét xử đã có những lý giải về “hành vi thiếu trách nhiệm”. Hành vi thiếu trách nhiệm có nhiều điểm khá tương đồng với “hành vi vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng”. Tuy nhiên, “hành vi thiếu trách nhiệm” được Tịa án mơ tả là các hành vi không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao của người những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nhà nước hoặc trong các các cơng ty mà nhà nước có cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối, chứ khơng phải là của những người quản lý công ty trong các công ty khác. Hơn nữa, “hành vi không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao” có nội dung rất rộng, cần phải có những lý

50

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định giám đốc thẩm số 02/2011/HS-GĐT ngày 17/03/2011 về vụ án hình sự Hồng Đình D phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước"

giải vừa có tính bao qt, vừa cụ thể. Nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ cụ thể được quy định hoặc xác định bởi pháp luật, văn bản quản lý nội bộ, hay nhiệm vụ được giao cần được hiểu rộng là những việc mà một người ở một vị trí nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể phải làm vì lợi ích tốt nhất của công ty51

. Như vậy, hành vi thiếu trách nhiệm và hành vi vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty sẽ đồng nhất nếu được áp dụng cho tất cả người quản lý công ty với “nhiệm vụ được giao” hiểu theo nghĩa rộng.

Hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong những yêu cầu trên được coi là vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng. Trên thực tiễn, cũng đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến hành vi sai sót, thiếu trách nhiệm của người quản lý công ty gây thiệt hại cho công ty. Trong lĩnh vực ngân hàng, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy, có một số hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ ngân hàng như: “Nhân nhượng hoặc làm ngơ trước những sai sót của khách hàng; chính sách với khách hàng VIP còn nhiều sơ hở; cho vay tín chấp khơng đủ điều kiện; nhận hồ sơ thế chấp khơng phải là bản chính; thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra và nắm chắc tình trạng tài sản trước và sau khi nhận thế chấp; thẩm định hồ sơ thế chấp không đúng, không kỹ càng, đầy đủ; thẩm định hồ sơ khơng đúng quy trình do nể nang cấp trên cho vay trước hoàn thiện hồ sơ sau; quản lý kho hàng thế chấp, cầm cố không chặt chẽ; không kiểm tra được việc sử dụng vốn vay và nắm bắt được thực trạng tài chính sau khi cho vay…”52

.

Điển hình như trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần KTVN, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị L, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần CC và các cơng ty có liên quan đã dùng hàng hóa là

51

Ví dụ, tuy pháp luật cũng như điều lệ công ty không bắt buộc phải tiến hành đấu thầu hoặc khảo giá khi mua sắm một loại thiết bị nhất định, nhưng chuẩn mực quản trị chung đòi hỏi Giám đốc p hải yêu cầu nhân viên dưới quyền tham khảo giá cả, chất lượng, uy tín của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Vì vậy, hành vi khơng tham khảo thông tin của nhiều nhà cung cấp trước khi quyết định mua sắm có được coi là “hành vi không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao” không? Nhưng chắc chắn đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng.

52 Thái Hưng, Thực trạng và nguyên nhân các vi phạm tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng,

cà phê cầm cố cho ngân hàng để vay số tiền khoảng 550 tỷ đồng, nhưng trong quá trình cầm cố, cán bộ ngân hàng quản lý tài sản cẩm cố không chặt chẽ, nên bà L đã lợi dụng việc đó bán tồn bộ số cà phê này để chiếm đoạt mà không trả nợ cho ngân hàng53

.

Trong lĩnh vực khác, cũng xảy ra nhiều vụ việc, người quản lý cơng ty có những sai sót trong quản lý dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho công ty. Liên quan đến vụ Hồng Đình T ngun Phó Giám đốc thường trực khối tài chính Cơng ty cổ phần Văn phòng phẩm HH phạm tội lừa đảo chiếm đoạt 76 tỷ đồng của công ty, ông Tổng giám đốc Công ty Bùi Ký P đã thừa nhận “có sai sót, nguyên nhân do khơng kiểm sốt hết được số lượng hồ sơ thanh tốn hàng ngày, để Hồng Đình T lợi dụng kẹp lẫn các chứng từ khống khi trình ký...”54

. Có thể nói, qua thực tiễn thực hiện cho thấy, nội dung pháp lý về nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty vẫn chưa được quy định và giải thích đầy đủ, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam.

2.2.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ trung thành của người quản lý cơng ty

Nghĩa vụ trung thành là một nhóm các nghĩa vụ đề cập đến thái độ ứng xử của người quản lý công ty trong trường hợp có xung đột lợi ích với công ty. Yêu cầu cốt lõi của nghĩa vụ trung thành là người quản lý công ty phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của cơng ty khi có xung đột lợi ích. Điều 67, điểm b khoản 1 Điều 71, khoản 3 Điều 38, Điều 86, điểm c khoản 1 Điều 160, Điều 162, khoản 1 Điều 175, khoản 2 Điều 175, điểm c khoản 2 Điều 176 và điểm d khoản 2 Điều 176 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định về các nội dung

53

Nguyễn San Miên Nhuận, Nguyễn Xuân Trường (2013), Phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 104

54

Nhân viên chiếm đoạt gần 76 tỷ đồng, sếp đem tài sản riêng khắc phục, theo Công an Nhân dân, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/187026/nhan-vien-chiem-doat-gan-76-ty-dong--sep-dem-tai-san-rieng-khac- phuc.html.

của nghĩa vụ trung thành. Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng cũng quy định về nội dung nghĩa vụ trung thành. Điều 35 Điều lệ mẫu đề cập đến trách nhiệm trung thực và tránh xung đột về quyền lợi. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng có quy định về nghĩa vụ trung thành của người quản lý ngân hàng. Nhìn chung, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, nội dung nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty bao gồm: (i) Xử sự bắt buộc của người quản lý công ty trong các giao dịch có khả năng tư lợi; (ii) không sử dụng tài sản của cơng ty vì lợi riêng; (iii) Không tiết lộ thông tin mật của công ty; (iv) Không chiếm đoạt cơ hội của công ty.

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 67 Luật Doanh nghiệp hiện hành, giao dịch có khả năng tư lợi giữa cơng ty TNHH từ hai thành viên trở lên với người quản lý công ty bao gồm: (i) Giao dịch giữa công ty với Giám đốc (Tổng giám đốc), người đại diện theo pháp luật của công ty; giao dịch giữa cơng ty với người có liên quan của thành viên (người đại diện theo uỷ quyền của thành viên), Giám đốc/Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo điểm b, c khoản 1 Điều 86 Luật Doanh nghiệp hiện hành, giao dịch có khả năng tư lợi giữa công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu bao gồm: (i) Giao dịch giữa công ty với thành viên HĐTV và Giám đốc (Tổng giám đốc); (ii) Giao dịch giữa công ty với người có liên quan của thành viên HĐTV và Giám đốc (Tổng giám đốc). Theo điểm b, khoản 1 Điều 162 Luật

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)