quả thực hiện nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty ở Việt Nam hiện nay
Người quản lý cơng ty thực hiện vai trị thông qua thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể. Quyền hạn của người quản lý công ty được quy định chung trong pháp luật và được quy định định cụ thể trong điều lệ, quyết định bổ nhiệm, hợp đồng hoặc các văn bản nội bộ khác. Với vai trò là người đại diện của công ty, khi thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao, người quản lý công ty ra hoặc tham gia ra các quyết định có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh hoặc tài chính của cơng ty, thực hiện những hành vi có khả năng tác động đến lợi ích của cơng ty và của người thứ ba, ngồi ra, cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích của những chủ thể khác, bởi vậy, người quản lý cơng ty có thể thực hiện những hành vi sai trái xâm hại đến quyền và lợi ích của công ty và người thứ ba. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về vấn đề này, để ngăn ngừa và kiểm soát hành vi sai trái của người quản lý công ty, pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty cần quan tâm hồn thiện các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần xác định lại khái niệm về người quản lý công ty.
Như đã phân tích trong các phần trên, nghĩa vụ của người quản lý công ty chỉ có thể được hiểu đúng khi điều kiện cần đầu tiên được thỏa mãn là người quản lý công ty được hiểu chính xác. Cơ bản nhất, khái niệm người quản lý cơng ty có thể được sửa đổi và bổ sung để đảm bảo phản ánh đúng những nội hàm cần có của hai khái niệm này. Khái niệm người quản lý cơng ty có thể được sửa đổi như sau: người quản lý công ty là tất cả những người nào được bổ nhiệm, quyết định hoặc chỉ định giữ vai trị quản lý cơng ty hoặc tuy không được bổ nhiệm, quyết định hoặc chỉ định làm người quản lý công ty nhưng thực tế hành động như thể là người quản lý công ty hoặc những người mà mong muốn hoặc chỉ đạo của họ sẽ được những người quản lý của công ty thực hiện. Về cơ bản, nội dung của khái niệm phải phản ánh được ba tầng nấc
người quản lý công ty như đã được xây dựng bởi pháp luật các nước phát triển, đó là de jure director, de facto director và shadow director. Ở phần sau của khái niệm này, có thể thêm vào một phần liệt kê theo kiểu “bao gồm nhưng không giới hạn” một số vị trí de jure director thường thấy như đang được quy định trong khái niệm của Luật Doanh nghiệp hiện hành để cụ thể hóa một số khía cạnh của khái niệm này.
Thứ hai, phải quy định rõ ràng và thể hiện được bản chất của nghĩa vụ
của người quản lý cơng ty.
Việc này có thể được thực hiện thông qua luật hóa khái niệm cơ bản nghĩa vụ của người quản lý công ty. Ý nghĩa của khái niệm này nằm ở chỗ, ghi nhận các đặc điểm quan trọng của nghĩa vụ của người quản lý công ty, đồng thời đặt ra yêu cầu hoàn thiện lý thuyết về nghĩa vụ mẫn cán, trung thực nói chung. Khái niệm này có thể được quy định như sau: Nghĩa vụ của người quản lý công ty là toàn bộ các nghĩa vụ mẫn cán, trung thực có nguồn gốc hoặc phát sinh từ hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, sự kiện pháp lý hoặc quy định của luật mà người quản lý công ty phải thực hiện hoặc không được phép thực hiện với nỗ lực và khả năng cao nhất vì lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
Thứ ba, phải xây dựng hệ thống án lệ liên quan đến nghĩa vụ của người
quản lý công ty.
Cần phải nhìn nhận một thực tế đó là Việt Nam là một nước theo hoặc bị ảnh hưởng bởi họ pháp luật civil law, các quy định pháp luật phải được pháp điển hóa mới có giá trị áp dụng, các án lệ được cho là không đáng tin cậy là một nguồn của pháp luật. Cần phải lưu ý rằng ngày nay, nhiều nước civil law đã dần thay đổi quan điểm này, ví dụ như Pháp và Đức đều đã và đang xây dựng để án lệ có thể được sử dụng như một nguồn của pháp luật. Ở Việt Nam, án lệ cũng đã tồn tại dưới hình thức biến dạng, đó là các nghị quyết hướng dẫn xét xử của hội đồng thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao, để các
thẩm phán có cách hiểu tương đồng, thống nhất về một vấn đề. Điểm này đặc biệt quan trọng với chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty, khi mà việc quy định đầy đủ trong luật các nghĩa vụ của người quản lý cơng ty là thiếu khả thi, khi có rất nhiều các loại nghĩa vụ cũng như khả năng hành động vô cùng đa dạng, chưa kể đến những loại hành vi mới phát sinh trong quá trình áp dụng. Như đã đề cập ở điểm số một, việc chỉnh sửa, bổ sung các đạo luật để chứa đựng các quy định này sẽ khó thực hiện và thiếu khả thi hơn là xây dựng hệ thống các án lệ. Đi kèm với bối cảnh xét xử, phán quyết của án lệ sẽ xử lý từng trường hợp cụ thể và đưa ra một kết quả dễ hình dung hơn, hay nói cách khác, mềm dẻo hơn so với văn bản quy phạm. Chính vì thế, trong một chế định đa dạng như nghĩa vụ của người quản lý công ty, việc bồi đắp một cách mềm dẻo là hiệu quả hơn cả. Thực tế các nước có hệ thống pháp luật cơng ty phát triển cũng cho thấy điều này, khi các đạo luật công ty chỉ đưa ra một số loại nghĩa vụ với những tiêu chí cơ bản, nhưng các thẩm phán, luật sư khi xem xét thì có rất nhiều án lệ để đối chiếu và so sánh. Có thể nói, Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã có những bước đi tích cực để bắt kịp với xu hướng vận động của thế giới, tiêu biểu nhất là sự ra đời của Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Là bước đi đầu tiên đáng hoan nghênh, tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nền tảng để có những án lệ có giá trị là phần lập luận giải thích và áp dụng pháp luật trong các bản án một cách xác đáng, chuẩn mực và có tính chất quy phạm phổ qt – phần nội dung còn đang rất thiếu trong các bản án của Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, hoàn thiện nội dung chế định về nghĩa vụ của người quản lý
công ty trong pháp luật Việt Nam.
Các nội dung này có thể bao gồm việc nghiên cứu kỹ lưỡng và tiếp nhận pháp luật một cách đầy đủ và có hệ thống các nội dung về nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật các nước common law. Nhìn từ giác độ
tổng quan hơn, pháp luật công ty (bao gồm Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan) phải được hồn thiện. Tính hồn thiện ở đây, khơng chỉ là về mặt hình thức là có các văn bản pháp luật được ban hành quy định từ cấp đạo luật đến nghị định, thông tư hướng dẫn mà quan trọng nhất là về mặt nội dung phải đầy đủ các quy định cần thiết để dựng khung cho môi trường pháp lý kinh doanh, làm nền tảng cho các quan hệ kinh doanh thương mại phát triển. Sự hoàn thiện cũng thể hiện trong tầm nhìn xây dựng luật và sức sống của các văn bản. Có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật thường hoặc quy định không thật sự đầy đủ, hoặc bị thay thế với tốc độ quá nhanh. Điều này thể hiện hai vấn đề trong xây dựng luật: (i) Thứ nhất, văn bản được xây dựng theo một quy trình rườm rà, phức tạp nhưng vẫn khơng đủ mức độ cẩn trọng cần thiết, dẫn đến văn bản xây dựng ra khơng đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn; (ii) Thứ hai, thiếu tầm nhìn để tạo nền tảng ổn định, với tốc độ thay thế trung bình là 10 năm cho một đạo luật (ví dụ như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư), khi mà các quy định còn chưa kịp “ráo mực” đi vào vận hành trơn tru trên thực tế thì tất cả mọi thứ lại phải thay đổi, chạy theo văn bản mới ban hành; như vậy là thiếu tính kinh tế và tất yếu mơi trường pháp lý ở Việt Nam có thể bị các nhà quan sát quốc tế đánh giá là thiếu tính ổn định và tính dự báo. Đây là vấn đề chung của hệ thống pháp luật chứ không riêng liên quan đến chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty, tuy nhiên, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến chế định này, vốn dĩ là một chế định “tồn tại đã lâu nhưng vẫn mới”, cần tính ổn định để có thể phát triển.
Trong quá trình hồn thiện pháp luật, cần chú ý đến cả các yếu tố về văn hóa và tâm lý kinh doanh đặc thù của xã hội và con người Việt Nam, để các quy phạm khi được xây dựng lên có thể được áp dụng như đạo đức kinh doanh, chuẩn mực nghề nghiệp thay vì thuần túy pháp lý, có thể gây nên sự e dè nhất định.
Thứ năm, về cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định về nghĩa vụ của
người quản lý công ty.
Việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty trước hết xuất phát từ ý thức của người quản lý công ty. Nếu người quản lý công ty nhận thức được một cách sâu sắc ý nghĩa của việc tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của người quản lý cơng ty thì đó là một mơi trường quản trị hoàn hảo. Tuy nhiên, thực tiễn không như vậy. Trên thực tế, cũng có nhiều nhà quản trị có tư cách đạo đức tốt, ý thức pháp luật, ý thức kỷ luật cao. Vì vậy, họ luôn tự ý thức chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ, bổn phận của người quản lý công ty. Tuy vậy, bên cạnh đó, vẫn tồn tại những người quản lý công ty không tôn trọng trật tự chung, luôn tìm cách trục lợi hoặc xâm phạm lợi ích của cơng ty và người thứ ba. Vì vậy, cần phải có cơ chế đa dạng và hiệu quả để bảo đảm người quản lý công ty thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ nghĩa vụ của người quản lý công ty. Để bảo đảm thực thi quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty cần có hai cơ chế chủ yếu đó là cơ chế giám sát và cơ chế khởi kiện.
Cơ chế giám sát trước hết được thực hiện bởi cơ quan nội bộ của công ty. Đối công ty hợp danh, HĐTV là cơ quan giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của các thành viên hợp danh. Đối với cơng ty TNHH nhiều thành viên khơng có Ban kiểm sốt, HĐTV là cơ quan giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người quản lý công ty. Đối với cơng ty TNHH nhiều thành viên có Ban kiểm sốt, thì HĐTV và Ban kiểm soát là cơ quan giám sát người quản lý công ty thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu thì Chủ tịch cơng ty/HĐTV và Kiểm soát viên/Ban kiểm soát (đối với một số DNNN) giám sát người quản lý công ty thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu thì cơ chế giám sát sẽ do chủ sở hữu công ty quy định trong Điều lệ công ty. Đối với các cơng ty cổ phần theo mơ hình một
hội đồng thì vai trị giám sát được thực hiện bởi HĐQT, trong đó vai trị của thành viên HĐQT độc lập là rất quan trọng. Đối với các cơng ty theo mơ hình hai hội đồng, thì vai trị giám sát được thực hiện bởi Hội đồng giám sát hoặc Ban kiểm soát. Để bảo đảm được hiệu quả giám sát của thành viên HĐQT độc lập và thành viên Hội đồng giám sát/Ban kiểm sốt thì các thành viên này phải độc lập và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập.
Về cơ chế khởi kiện, khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người quản lý công ty xâm phạm, công ty sẽ tiến hành khởi kiện người quản lý cơng ty. Có lẽ khó xảy ra trường hợp người quản lý công ty nhân danh cơng ty để kiện chính mình. Vậy cần cơ chế nào để công ty bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, có lẽ phải dành cơ hội khởi kiện nhân danh công ty cho cơ quan nội bộ của công ty, như Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT hay Hội đồng giám sát/Ban kiểm sốt. Nhưng vấn đề sẽ khó khăn khi vì lý do nào đó, Chủ tịch cơng ty/HĐTV/HĐQT và Hội đồng giám sát/Ban kiểm soát từ chối khởi kiệnngười quản lý cơng ty có hành vi xâm phạm lợi ích của cơng ty. Chủ thể có lợi ích gắn bó nhất với cơng ty chính là các thành viên công ty/ cổ đông. Vậy HĐTV69/ĐHĐCĐ khởi kiện hay là cổ đông/thành viên cơng ty đơn lẻ khởi kiện? Việc địi hỏi HĐTV70/ĐHĐCĐ tiến hành khởi kiện người quản lý công ty là không khả thi bởi vì việc triệu tập
HĐTV71
/ĐHĐCĐ khơng những khó khăn mà cịn tốn kém. Vì vậy, giải pháp hợp lý là dành cho thành viên công ty/cổ đông đơn lẻ quyền nhân danh công ty khởi kiện người quản lý công ty (khởi kiện phái sinh). Tuy vậy, cũng không nên cản trở nhóm cổ đơng/thành viên khởi kiện người quản lý công ty. Như vậy, bất kỳ cổ đơng nào cũng có quyền nhân danh công ty khởi kiện người quản lý cơng ty. Ngồi cổ đơng, người thứ ba cũng có quyền khởi kiện người quản lý công ty khi người quản lý công ty vi phạm nghĩa vụ đối với người thứ
69Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
70Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
ba. Cuối cùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có quyền khởi tố, truy tố người quản lý công ty trong trường hợp phát hiện người quản lý cơng ty thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Tiểu kết Chƣơng 3
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty, để bảo đảm cho người quản lý công ty thực hiện đúng chức trách và vai trị của mình, ngăn ngừa và kiểm sốt hành vi sai trái của họ, pháp luật về vấn đề này cần quan tâm hoàn thiện các vấn đề sau đây:
Về mặt định hướng, việc hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cần xuất phát từ yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị của các loại hình doanh nghiệp, cơng ty; xuất phát từ yêu cầu quản trị hiện đại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư một cách minh bạch và hiệu quả.
Về các giải pháp, cần thực hiện đồng bộ hai nhóm giải pháp là hồn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp về nghĩa vụ của người quản lý công ty và nâng cao hiệu quả cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty.
KẾT LUẬN
Từ quá trình nghiên cứu đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý công ty
theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” trong khuôn khổ Luận văn Thạc sĩ luật
học, cho phép tác giả rút ra các kết luận sau đây:
1. Nghĩa vụ của người quản lý công ty là những xử sự bắt buộc của người quản lý công ty theo những chuẩn mực xác định khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người quản lý công ty. Nội dung cấu thành nghĩa